Mặt bị 'tàn phá' vì dùng kháng sinh trị mụn sai cách

Theo các bác sĩ, việc sử dụng kháng sinh trị mụn trứng cá quá sớm hoặc các loại kháng sinh mạnh có thể dẫn tới nguy cơ kháng thuốc kháng sinh.

Bác sĩ Trần Bích Ngân, Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn cho biết, mụn trứng cá là tình trạng bệnh lý của nang lông, thể hiện qua bốn cơ chế chính là sự bít tắc nang lông, rối loạn sừng hóa nang lông, vi khuẩn gây mụn và tình trạng viêm. Y học phân loại và điều trị theo các mức độ nhẹ, trung bình và nặng.
Mức độ nhẹ là khi trên da xuất hiện mụn cồi trắng còn gọi là mụn đầu đóng, mụn dưới da, mụn cồi đen còn gọi là mụn cám, mụn cồi mở. Điều trị bao gồm hướng dẫn chăm sóc da đúng cách và thuốc thoa hàng ngày trong giai đoạn mụn và duy trì về sau.
Mat bi 'tan pha' vi dung khang sinh tri mun sai cach
Sử dụng thuốc kháng sinh quá sớm và trong thời gian dài sẽ gây nên tình trạng kháng thuốc. Ảnh minh họa 
Theo bác sĩ Ngân, đối với mức độ trung bình, trường hợp mụn sưng viêm mới chỉ định sử dụng kháng sinh. Bệnh viện áp dụng phác đồ điều trị mụn kết hợp liệu pháp ánh sáng giúp giảm thời gian sử dụng kháng sinh, từ đó hạn chế nguy cơ đề kháng thuốc kháng sinh. Việc sử dụng kháng sinh quá sớm hoặc các loại kháng sinh mạnh có thể dẫn tới nguy cơ kháng thuốc kháng sinh, trong đó có nhiều loại kháng sinh được giữ gìn để điều trị viêm phổi, nhiễm trùng tiêu hóa…
Ví dụ điển hình, hiện nay, thuốc isotretinoin điều trị mụn có thể dễ dàng tìm thấy ở nhà thuốc, khá nhiều trường hợp đã sử dụng thuốc này chưa đúng chỉ định do tâm lý mọi người thường muốn mụn hết nhanh, hết liền…
Khi tình trạng mụn mức độ nặng với nhiều nốt, nang mụn và có nguy cơ để sẹo, thuốc isotretinoin mới được xem xét chỉ định. Loại thuốc này có tác dụng rất tốt đối với mụn trứng cá, nhưng tác dụng phụ cũng nhiều nên chỉ được xem xét với các trường hợp mụn thật sự nặng.
Liên quan tới việc lạm dụng thuốc trị trứng cá, nhà nghiên cứu da liễu - TS. Alison Layton Bệnh viện London (Anh) nhấn mạnh. “Lạm dụng kháng sinh có thể gây ra sự xuất hiện của các vi khuẩn Propionibacterium acnes kháng kháng sinh. Các vi khuẩn liên quan đến mụn trứng cá này kháng thuốc làm cho mụn trứng cá khó điều trị hơn trong một số trường hợp."
Bởi theo nghiên cứu gây đây của Harrogate và District NHS Foundation Trust, 4/5 số người bị mụn trứng cá ở Anh có thể kháng với những kháng sinh được kê đơn thông dụng, như erythromycin, clindamycin và tetracycline.
“Rõ ràng là việc kê đơn kháng sinh quá mức trong thời gian dài cho phép vi khuẩn hình thành tính kháng thuốc trong một số trường hợp”, GS Nick Lowe, bác sĩ da liễu của bệnh viện Cranley ở London phát biểu.
Do đó, theo các chuyên gia, chỉ nên dùng kháng sinh cho những trường hợp mụn trứng cà vừa và nặng, và sử dụng không quá 90 ngày. Một số bệnh nhân có thể dùng trong thời gian dài hơn nhưng rất hiếm.
Lưu ý khi sử dụng các loại thuốc điều trị mụn
- Ngưng sử dụng các loại thuốc tự mua, không có trong toa thuốc
Dùng những loại thuốc không theo toa có thể gây kích ứng da, dẫn đến mụn nặng hơn. Để có kết quả tốt nhất chỉ nên sử dụng thuốc điều trị mụn theo như chỉ định của bác sĩ.
- Trao đổi với bác sĩ
Hãy hỏi bác sĩ những điều liên quan đến mụn trứng cá mà bạn không rõ. Hiểu biết về mụn cũng như những vấn đề của bạn giúp cho việc điều trị có hiệu quả hơn.
- Tránh nặn, hút mụn
Những động tác này làm cho các loại mụn đầu trắng, đầu đen hay mụn nang nặng hơn, trở nên khó trị hoặc gây biến chứng sẹo, có thể là sẹo vĩnh viễn. Trong trường hợp cần lấy nhân mụn ra thì tốt nhất phải có nhân viên y tế kinh nghiệm thực hiện kèm với những nguyên tắc vô khuẩn.
- Tránh sử dụng xà phòng có tính tẩy rửa mạnh, cọ mặt, các chất làm se da và đắp mặt nạ
Những thứ này có thể kích ứng da, làm mụn phát triển. Ngoài ra, da bị kích ứng sẽ khó dung nạp với các thuốc điều trị. Dùng một loại sản phẩm dịu nhẹ 2 lần/ngày để rửa sạch da giúp kiểm soát mụn hiệu quả và ngăn ngừa xuất hiện mụn mới.
- Khi rửa mặt không nên chà xát lên da
Động tác này có thể giúp loại bỏ chất dầu và bụi bẩn nhưng lại gây kích ứng da, làm mụn phát triển. Nên rửa bằng nước ấm (không phải là nước nóng) với một sản phẩm dịu nhẹ, dùng các đầu ngón tay xoa nhẹ nhàng lên vùng da cần làm sạch.
- Chờ khoảng 5-15 phút trước khi bôi thuốc
Bôi thuốc ngay sau khi tắm hay rửa mặt có thể gây kích ứng da. Da hơi ẩm hấp thụ thuốc tốt nhất.
- Chỉ dùng những sản phẩm chăm sóc da, tóc không có chất dầu
Phấn trang điểm, gel vuốt tóc và các mỹ phẩm khác không nên chứa dầu. Chất dầu gây tắc lỗ nang lông, làm mụn phát triển. Hãy sử dụng những sản phẩm được dán nhãn "không chứa chất dầu" (oil-free), "không gây mụn trứng cá" (non-acnegenic), "không sinh nhân mụn" (noncomedogennic), "không làm tắc lỗ nang lông" (won't clogpores).
- Bôi thuốc điều trị mụn trước khi trang điểm
Điều này giúp cho việc trang điểm không ảnh hưởng đến mụn và cũng không làm mất tác dụng của thuốc.
- Tiếp tục sử dụng thuốc khi da đã sạch mụn
Để duy trì kết quả và ngăn ngừa mụn trở lại, hầu hết các trường hợp cần dùng ít nhất một loại thuốc trị mụn. Nếu bạn đang sử dụng thuốc không kê toa, có thể giảm tần suất bôi khoảng vài lần mỗi tuần.
- Nhẹ nhàng rửa sạch da sau khi ra mồ hôi
Ra mồ hôi nhất là khi đội nón hay đội mũ bảo hiểm có thể làm mụn nặng hơn hoặc xuất hiện mụn mới, vì vậy nên nhẹ nhàng rửa sạch da ngay sau khi tiết mồ hôi.
- Kiên trì chờ tác dụng của thuốc
Thường cần khoảng 6-8 tuần mới bắt đầu thấy hiệu quả và tổng thời gian điều trị có thể kéo dài 6 tháng để sạch mụn.

Sự hình thành mụn và cách chữa mụn khoa học nhất

(Kiến Thức) - Biết được nguồn gốc hình thành mụn sau đây sẽ giúp bạn có những phương pháp chữa trị mụn hiệu quả nhất.

Video: Sự hình thành mụn và cách chữa mụn khoa học nhất:

Những trường hợp nguy kịch vì nặn mụn

(Kiến Thức) - Nặn mụn không đúng cách, không đúng chỗ có thể dẫn đến những hậu họa khôn lường với sức khỏe.

Mới đây, trường hợp 1 bệnh nhân nhập viện tại Bệnh viện Tai Mũi Họng TP HCM do nhiễm trùng vì thói quen nặn mụn đang gây xôn xao dư luận. Điều đáng nói là, trước đó từng có nhiều trường hợp nguy kịch vì nặn mụn.
Nhiễm trùng, nguy kịch vì nặn mụn

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.