Lý do nhiều người có kết quả xét nghiệm nCoV âm tính giả

Sống cùng với người nhiễm COVID-19, có các triệu chứng bệnh nhưng bà Kramer vẫn nhiều lần có kết quả xét nghiệm âm tính.

Jackie Kramer nghĩ rằng bà đã mắc COVID-19 vào cuối tháng trước.

Mọi người trong gia đình của bà đều có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2. Bà có các triệu chứng nghẹt mũi, đau đầu và mệt mỏi.

Tuy nhiên, người phụ nữ sống ở bang Georgia (Mỹ) có kết quả xét nghiệm âm tính hết lần này đến lần khác. Bà đã thực hiện cả xét nghiệm PCR và test nhanh mỗi ngày trong suốt một tuần.

Lý do nhiều người có kết quả xét nghiệm nCoV âm tính giả ảnh 1

Ảnh minh họa: AAP

Kramer, 56 tuổi, nói: “Tôi không hiểu tại sao tôi lại có kết quả âm tính trong một tuần khi có tất cả các triệu chứng”. Bà đã cách ly với chồng, con gái 21 tuổi và con trai 18 tuổi cả tuần, để tránh nhiễm COVID-19, đề phòng các xét nghiệm trên cho kết quả đúng.

Cuối cùng, sau một tuần liên tục có kết quả xét âm tính, bà Kramer đã dương tính với SARS-CoV-2, xác nhận điều bà từng nghi ngờ. Bà tâm sự, trải nghiệm này gây cảm giác rất mệt mỏi.

Giống như bà Kramer, nhiều người trong đợt dịch COVID-19 hiện nay đã nhận được kết quả âm tính khi xét nghiệm tại nhà nhưng sau đó, biết rằng họ thực sự đã nhiễm COVID-19.

Các chuyên gia đánh giá xét nghiệm nhanh vẫn chính xác với biến thể Omicron. Hiện tượng âm tính giả có thể do nhiều yếu tố. Đó là không có xét nghiệm nào chính xác 100%, cách thực hiện không chính xác hoặc xét nghiệm quá sớm.

Tiến sĩ Emily Landon, nhà dịch tễ học tại Trung tâm Y tế Đại học Chicago, cho biết, có thể cần thời gian để lượng virus trong cơ thể đạt đến mức đủ cao để xét nghiệm phát hiện ra. Người đã tiêm vắc xin có khả năng bộc lộ các triệu chứng trước khi xét nghiệm cho kết quả dương tính, bởi cơ thể đã chuẩn bị sẵn sàng để chống lại sự lây nhiễm.

Giống như bà Kramer, những người cảm thấy ốm và nhận được kết quả âm tính trong lần đầu tiên, nên thực hiện thêm các xét nghiệm khác và cả PCR.

Các xét nghiệm PCR có thể phát hiện COVID-19 trong một khoảng thời gian dài hơn so với các xét nghiệm nhanh.

Lisa Guo đã tự xét nghiệm tại nhà khoảng hai ngày sau khi phơi nhiễm và nhận kết quả âm tính. Sáng hôm sau, người phụ nữ 33 tuổi tỉnh dậy với cơn đau đầu, ho khan và sốt nhẹ. Xét nghiệm lần 2 vẫn cho kết quả âm tính.

Cô bắt đầu cảm thấy thất vọng, không biết chính xác mình bị bệnh gì và sẽ phải nghỉ làm ở nhà trong bao lâu.

Hôm sau, cô vẫn cảm thấy buồn nôn nên tự lấy mẫu tại nhà. Cuối cùng, kết quả xét nghiệm cho kết quả dương tính - và cô cảm thấy nhẹ nhõm khi biết mình mắc bệnh gì và hướng xử lý.

Các chuyên gia giải thích, không phải ai cũng hiểu rằng họ phải thực hiện nhiều xét nghiệm tại nhà nếu cảm thấy mệt và nhận được kết quả âm tính. Các hướng dẫn đi kèm yêu cầu mọi người thực hiện xét nghiệm thứ 2 và thông tin, việc kiểm tra thường xuyên giúp phát hiện COVID-19 nhanh hơn, nhưng không phải ai cũng đọc hết các chỉ dẫn. 

Các xét nghiệm cũng có thể tạo ra kết quả dương tính giả. Không có bài kiểm tra nào là hoàn hảo. Các xét nghiệm COVID-19 tại nhà thường có độ chính xác từ 70% đến 90% so với xét nghiệm PCR, mất nhiều thời gian hơn để nhận kết quả.

Tiến sĩ Landon cho biết xét nghiệm nhanh cũng không hiệu quả cao ở các trường hợp không có triệu chứng, chẳng hạn như ngay sau khi phơi nhiễm. Những người đó nên làm xét nghiệm PCR hoặc xét nghiệm nhanh cách ngày, bắt đầu từ 3 ngày sau khi phơi nhiễm cho đến 9 ngày sau.

Dù có những hạn chế, xét nghiệm nhanh vẫn có giá trị.

Tiến sĩ Robert Murphy, Giám đốc điều hành của Viện Y tế toàn cầu Havey cho biết: “Những xét nghiệm này phát hiện ra những người có nguy cơ cao”. Họ có nhiều virus trong cơ thể đến mức có khả năng lây nhiễm mạnh hơn những người đã nhiễm COVID-19 nhưng vẫn có kết quả âm tính.

Vị chuyên gia trên khuyến cáo mọi người thực hiện test nhanh trước khi tụ tập với những người không sống cùng nhà.

Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam giải thích mua máy xét nghiệm SARS-Cov2 hơn 7 tỷ

(Kiến Thức) - Việc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam mua máy xét nghiệm Realtime PCR (loại máy giúp xét nghiệm sinh học phân tử, phát hiện COVID-19) với giá 7,2 tỷ đồng, đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Theo ông Nguyễn Văn Hai, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam xác nhận việc mua hệ thống xét nghiệm Realtime PCR tự động theo hình thức chỉ định thầu với giá 7,2 tỷ. Trước khi quyết định mua máy, Sở Y tế tỉnh đã có tờ trình với UBND tỉnh và được chấp thuận.

Sáng 2/2, Việt Nam có 1 ca mắc mới COVID-19 trong cộng đồng

Tính đến 6 giờ ngày 2/2, Việt Nam ghi nhận thêm 1 ca mắc mới COVID-19 từ cộng đồng trong 12 giờ qua.

Sang 2/2, Viet Nam co 1 ca mac moi COVID-19 trong cong dong
Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân. Ảnh: Trung Nguyên.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.