Luật Bảo vệ Môi trường cần chú trọng phổ biến pháp luật đến người dân

Sáng ngày 02/7, VUSTA tổ chức hội thảo góp ý thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 01/2022/TT-BTNMT của Bộ TN&MT quy định chi tiết thi hành Luật Bảo vệ môi trường về ứng phó biến đổi khí hậu.

Đề dẫn hội thảo, Phó Chủ tịch VUSTA Phạm Quang Thao nhấn mạnh: Triển khai quy định Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, ngày 07/01/2022 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 06/2022/NĐ-CP quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn. Đến nay, nội dung Nghị định vẫn còn nguyên giá trị và vẫn đang được thực hiện. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, tình hình phát triển thị trường các-bon và nhu cầu trao đổi tín chỉ các-bon trên thế giới diễn ra rất nhanh chóng, trong khi Việt Nam còn thiếu cơ sở pháp lý để sớm đưa thị trường trao đổi hạn ngạch phát thải và tín chỉ các-bon đi vào vận hành.
Luat Bao ve Moi truong can chu trong pho bien phap luat den nguoi dan
Phó Chủ tịch VUSTA Phạm Quang Thao và Phó Tổng Thư ký kiêm Trưởng Ban KHCNMT VUSTA Lê Công Lương đồng chủ trì hội thảo. 
Luat Bao ve Moi truong can chu trong pho bien phap luat den nguoi dan-Hinh-2
 Phó Chủ tịch VUSTA Phạm Quang Thao phát biểu khai mạc hội thảo.
Trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện Nghị định số 06/2022/NĐ-CP, bối cảnh quốc tế và trong nước đã đặt ra những yêu cầu phải sửa đổi, bổ sung một số điều để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao chủ trì, xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 06/2022/NĐ-CP. Việc sửa đổi này cũng đặt ra yêu cầu phải sửa đổi, bổ sung Thông tư 01/2022/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành Luật Bảo vệ môi trường về ứng phó với biến đổi khí hậu. Vì vậy mong các vị đại biểu tham dự hội thảo bằng tâm huyết, trách nhiệm,đóng góp ý kiến xác đáng với tinh thần cởi mở, thẳng thắn nhằm giúp cơ quan soạn thảo hoàn thiện các nội dung dự thảo Nghị định và Thông tư - Phó Chủ tịch VUSTA Phạm Quang Thao nói.
Luat Bao ve Moi truong can chu trong pho bien phap luat den nguoi dan-Hinh-3
 Ông Nguyễn Bá Tú (Cục Biến đổi khí hậu thuộc bộ TN&MT) trình bày dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 01/2022 của Bộ TNMT.
Theo ông Nguyễn Bá Tú (Cục Biến đổi khí hậu thuộc bộ TN&MT) cho biết, dự thảo Nghị định và dự thảo Thông tư đã được xây dựng, điều chỉnh một số quy định hiện hành và bổ sung một số quy định mới nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện các chính sách về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, phát triển thị trường các-bon, bảo vệ tầng ô-dôn.
Dự thảo Nghị định tập trung vào 5 nhóm vấn đề: Quy định về tăng cường công tác kiểm kê khí nhà kính, phục vụ phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính để chuẩn bị cho thị trường các-bon; Quy định phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính; Quy định chi tiết về tổ chức thị trường các-bon, quản lý tín chỉ các-bon trong nước, trao đổi hạn ngạch và tín chỉ các-bon trên sàn giao dịch các-bon trong nước; Quy định về trao đổi tín chỉ các-bon quốc tế theo quy định của Thỏa thuận Paris; cuối cùng là một số quy định về bảo vệ tầng ô-dôn.
Bộ TN&MT đã đăng tải toàn văn dự thảo Nghị định trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ và của Bộ để lấy ý kiến đóng góp rộng rãi. Bộ cũng đã gửi công văn lấy ý kiến các cơ quan, ban, ngành - ông Nguyễn Bá Tú cho biết.
Luat Bao ve Moi truong can chu trong pho bien phap luat den nguoi dan-Hinh-4
 Nguyên Phó Chủ tịch VUSTA Phạm Văn Tân phát biểu.
Tại hội thảo, nguyên Phó Chủ tịch VUSTA Phạm Văn Tân nêu ý kiến cho rằng Nghị định 06 đã được Chính phủ điều chỉnh, đem lại một số vấn đề cần xem xét, do đó việc sử̉a đổi Thông tư số 01/2022/TT-BTNMT là hết sức cần thiết.
Ông Phạm Văn Tân đề xuất thay cụm từ “giảm nhẹ phát thải khí nhà kính” bằng “giảm phát thải” để rõ ràng hơn về mục tiêu quốc tế mà Việt Nam đã ký kết. Ông Tân cũng bày tỏ ủng hộ Nghị định này. Các quy định mới sẽ giúp đẩy nhanh quá trình xây dựng thị trường các-bon, giảm phát thái, bổ sung nguồn lực chuyển đổi công nghệ theo hướng xanh, giảm phát thải.
Luat Bao ve Moi truong can chu trong pho bien phap luat den nguoi dan-Hinh-5
Viện Trưởng Viện Nghiên cứu Quy hoạch và Phát triển Đặng Huy Đông phát biểu. 
Theo Viện Trưởng Viện Nghiên cứu Quy hoạch và Phát triển Đặng Huy Đông, cần bổ sung tính khả thi về tài chính và nhân lực, đồng thời bổ sung việc chế biến chất thải rắn và đưa ngành "quy hoạch và xây dựng đô thị" vào Nghị định...
Đa số các đại biểu tham dự hội thảo đều tán đồng với quan điểm để Luật bảo vệ Môi trường năm 2020 thực sự đi vào cuộc sống cần phải tăng cường thông tin, giáo dục phổ biến pháp luật đến người dân.

ĐBQH: Lý do cán bộ lo giữ sự an toàn trước tiên, không dám làm

Đại biểu Quốc hội cho rằng, khi hệ thống pháp luật còn mâu thuẫn, chồng chéo thì hiển nhiên cán bộ phải giữ sự an toàn cho mình trước tiên, không dám quyết, dám làm

Sáng 23/5, Quốc hội thảo luận tại tổ, cho ý kiến về các báo cáo liên quan đến kinh tế- xã hội. Tại phiên thảo luận, nhiều đại biểu Quốc hội nêu ý kiến về tình trạng sợ sai, né tránh trách nhiệm trong đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay.
Có cán bộ không dám quyết, dám làm do sợ rủi ro

Đề nghị Quốc hội giám sát tối cao vấn đề bảo vệ môi trường

Đánh giá ô nhiễm môi trường đang là vấn đề “nóng”, đại biểu đề nghị Quốc hội giám sát tối cao về việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường.

Ngày 30/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2025. Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội 2 chuyên đề để xem xét, lựa chọn 1 chuyên đề giám sát tối cao, liên quan đến bảo vệ môi trường và phát triển, sử dụng nguồn nhân lực.

Phát ngôn ấn tượng trong phiên chất vấn Bộ trưởng TN&MT Đặng Quốc Khánh

"Làm sao hồi sinh các dòng sông chết?”; “Ngập lụt ở các đô thị có nguyên nhân bê tông hóa”… những phát ngôn ấn tượng của "tư lệnh" ngành TN&MT sáng 4/6.

Phat ngon an tuong trong phien chat van Bo truong TN&MT Dang Quoc Khanh

“Nguyên nhân gây ngập úng ở đô thị hiện nay là do quá trình phát triển đô thị, xây dựng nhiều dãy phố, dãy nhà cũng như do hệ thống thoát nước khi mưa lớn chưa đảm bảo ở nhiều đô thị. Tôi mong muốn thời gian tới có nhiều ao hồ vừa là cảnh quan vừa là nơi tích trữ nước, giữ nước khi mưa lớn, chống tràn, ngập úng ở các đô thị”, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh trả lời đại biểu Nguyễn Hữu Thông (Bình Thuận).

Phat ngon an tuong trong phien chat van Bo truong TN&MT Dang Quoc Khanh-Hinh-2

“Cần làm rõ thời điểm có thể quy định cấm hoặc hạn chế, đánh thuế phí cao đối với việc sử dụng rác thải nhựa, đặc biệt là trong các sinh hoạt, tiêu dùng”, Đại biểu Lê Quân (Hà Nội) nêu ý kiến khi chất vấn. 

Đọc nhiều nhất

“Gia sản” vũ khí của Thiếu tướng, Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa

“Gia sản” vũ khí của Thiếu tướng, Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa

Sự ra đời của những loại vũ khí mang dấu ấn Thiếu tướng, Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa đã đưa trí tuệ Việt Nam vươn tới đỉnh cao của nền khoa học - kỹ thuật thế giới lúc bấy giờ và là tiền đề quan trọng để nhà khoa học quân sự tiếp tục có nhiều đóng góp vĩ đại cho Đất nước.
Phát lộ bãi cọc cổ trận Bạch Đằng lịch sử: Một số câu hỏi cần đáp án?

Phát lộ bãi cọc cổ trận Bạch Đằng lịch sử: Một số câu hỏi cần đáp án?

(Kiến Thức) - Việc phát hiện ra bãi cọc cổ trận Bạch Đằng đặt ra nhiều vấn đề cần làm rõ như cùng là cọc phục vụ trong trận chiến Bạch Đằng 1288 nhưng cọc Cao Quỳ to hơn so với cọc được phát hiện tại Quảng Yên? Bãi cọc Cao Quỳ thuộc trận chiến Bạch Đằng lần 2 hay lần 3? Phương pháp chôn cọc thế nào?...

Tin mới