Loại rau nhìn qua tưởng cây dại nhưng được xem là thần dược

Ngoài việc có nhiều vitamin và khoáng chất, rau chân vịt còn cung cấp chất chống oxy hóa có liên quan đến chống viêm và bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật.

Lợi ích ăn rau chân vịt thường xuyên

Giàu các chất vitamin

Rau chân vịt hay còn gọi là cải bó xôi, bina có chứa các vitamin và chất chống oxy hóa giúp bảo vệ khỏi các bệnh mạn tính và tăng cường sức khỏe của não, tim mạch và mắt.

Báo Sức khỏe & Đời sống dẫn nguồn, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, ba chén rau bina sống cung cấp khoảng 20 calo, ít hơn một gam chất béo, hai gam protein, ba gam carbohydrate và hai gam chất xơ.

Mặc dù có ít calo nhưng rau chân vịt lại chứa nhiều chất dinh dưỡng. 1/3 cốc cung cấp hơn 300% giá trị trung bình hàng ngày cho vitamin K. Loại rau lá xanh cũng cung cấp hơn 160% và 40% giá trị trung bình hàng ngày cho vitamin A và C, tương ứng. Theo Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ, vitamin K và A hỗ trợ xương chắc khỏe và vitamin C giúp chữa lành vết thương.

Loại rau này cũng chứa 45% giá trị trung bình hàng ngày đối với folate, một loại vitamin B giúp hình thành các tế bào hồng cầu và DNA. Nó cũng cung cấp sắt, magie, kali, canxi và một lượng nhỏ vitamin B.

Tốt cho não bộ

Rau chân vịt là một lựa chọn tuyệt vời cho những người bị suy giảm thần kinh hoặc nhận thức. Rau chân vịt có chứa rất nhiều kali. Đây là một loại dưỡng chất thiết yếu cho sức khỏe não bộ, giúp tăng lưu lượng máu lên não, tăng khả năng tập trung và hoạt động thần kinh.

Giúp cơ thể chống lại bệnh tật

Trong một nghiên cứu được công bố vào năm 2016, các nhà nghiên cứu đã tóm tắt tác dụng bảo vệ của rau bina. Họ tuyên bố rằng các hợp chất được tìm thấy trong rau bina có thể làm giảm stress oxy hóa. Chúng cũng ảnh hưởng tích cực đến sự biểu hiện gene hoặc việc "bật" một số gene nhất định trong quá trình trao đổi chất và viêm nhiễm. Đặc biệt những hợp chất đó kích hoạt giải phóng hormone no khiến bạn cảm thấy no và hài lòng sau khi ăn rau bina. Các nhà nghiên cứu kết luận, ăn nhiều rau bina có thể giúp ích cho việc phòng chống các bệnh mạn tính bao gồm bệnh tim, ung thư, đái tháo đường type 2 và béo phì.

Có thể ngăn ngừa lão hóa

Các chất axit alpha-lipoic có trong rau chân vịt là một chất chống oxy hóa giúp làm giảm lượng đường trong máu và tăng độ nhạy insulin; từ đó làm giảm nhẹ nhiều biến chứng nguy hiểm ở bệnh nhân đái tháo đường.

Ăn rau chân vịt thường xuyên có thể ngăn ngừa ung thư

Rau chân vịt có nhiều chất dinh dưỡng như folate, tocopherol và chlorophyllin. Đây là những chất dinh dưỡng có trong việc điều trị và bảo vệ bệnh nhân ung thư, bao gồm: ung thư bàng quang, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư gan và phổi.

Giúp xương khớp chắc khỏe hơn

Rau chân vịt cung cấp một nguồn cung cấp vitamin K dồi dào, có lợi cho quá trình tổng hợp canxi của cơ thể và giúp hình thành hệ xương chắc khỏe.

Ăn rau chân vịt giúp cải thiện thị lực

Beta-carotene trong rau chân vịt có thể giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt vitamin A, ngứa mắt, loét giác mạc và khô mắt. Ngoài ra, lutein và zeaxanthin có trong có trong loại rau này cũng là những chất chống oxy hóa mạnh, giúp đôi mắt ngăn ngừa được những tác động có hại của tia UV lên mắt.

Loại rau nhìn qua tưởng cây dại nhưng được xem là thần dược  ảnh 1

Các nhà khoa học cũng khuyên không nên nấu loại rau chân vịt trong một thời gian dài ở nhiệt độ cao. Ảnh minh họa.

Những lưu ý "vàng" khi ăn rau chân vịt

Rau bina có vị ngọt, tính mát, có tác dụng bổ máu. Nghiên cứu y học hiện đại cho thấy, rau bina là loại rau có hàm lượng protein cao, ngoài chứa nhiều caroten và sắt, nó còn là nguồn cung cấp vitamin B6, axit folic và kali tuyệt...

Nên chần nước sôi trước khi ăn

Thông tin trên báo Lao Động, rau bina là một trong những loại rau theo mùa trên bàn ăn của mọi người. Trước khi xào rau bina, hãy trụng qua nước sôi, có thể loại bỏ axit oxalic có trong rau bina. Chỉ bằng cách loại bỏ axit oxalic, cơ thể mới có thể hấp thụ canxi trong rau bina. Nếu không, nó không chỉ ảnh hưởng đến hương vị mà còn làm giảm dinh dưỡng.

Biết cách ăn cả rễ rau chân vịt để tốt cho sức khỏe

Khi người ta chọn rau bina, họ có thói quen vứt bỏ gốc rau. Trên thực tế, rễ rau bina rất giàu chất dinh dưỡng, chứa cellulose, vitamin và khoáng chất. Ăn rau bina với gừng có tác dụng phòng bệnh tiểu đường

Tuy nhiên, khả năng giảm lượng đường trong máu bằng rau bina là hạn chế và nó thường được sử dụng trong quá trình phòng ngừa tăng đường huyết.

Loại rau tốt cho người trên 50 tuổi

Rau chân vịt, cải xoăn, bông cải xoăn... tốt cho người trên 50 tuổi bạn nên chú ý bổ sung vào chế độ ăn uống.

Rau chân vịt

Tăng cường rau bina sẽ giúp cơ thể chốnglại quá trình thoái hóa của mắt. Nguồn ảnh: Internet

Thoái hóa điểm vàng do tuổi tác (AMD) là một bệnh về mắt làm suy giảm phần trung tâm của võng mạc, hoặc điểm vàng, và dẫn đến suy giảm thị lực. Rau bina chứa vitamin A và các sắc tố carotenoid lutein và zeaxanthin, có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ mắt chống lại tác hại của ánh nắng mặt trời và lão hóa mắt. Tăng cường rau chân vịt sẽ giúp cơ thể chốnglại quá trình thoái hóa của mắt.

Cải xoăn

Sau tuổi 50, mật độ khoáng của xương bắt đầu giảm đáng kể do quá trình phân hủy xương diễn ra nhanh hơn quá trình hình thành xương, do đó chúng ta dễ mắc các bệnh về xương như nhuyễn xương hoặc loãng xương.

Cải xoăn là một loại rau giàu canxi, ít oxalat. Oxalate là một hợp chất ức chế sự hấp thụ canxi, vì vậy việc tìm kiếm một loại rau chứa canxi, đồng thời giữ oxalat ở mức tối thiểu, là chìa khóa sức khỏe xương mà cải xoăn đang nắm giữ.

Bông cải xanh

Bông cải xanh là loại rau giàu dinh dưỡng, và dinh dưỡng được phát huy tốt nhất khi luộc, hấp.

Bông cải xanh cung cấp vitamin K, C, folate, magie, kali cần thiết cho cơ thể. Trong bông cải xanh còn chứa suforaphane – hợp chất có thể ngăn ngừa ung thư phát triển, giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh mãn tính khác.

Trong bông cải xanh còn chứa chất carotenoid lutein – có tác dụng ngăn ngừa sự dày lên của các động mạch ở tim, từ đó giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và chứng đột quỵ ở người lớn tuổi.

Cà rốt

Tương tự như bông cải xanh, dinh dưỡng từ cà rốt được hấp thu tốt nhất khi luộc sơ. Bạn chỉ cần gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng vừa ăn, thả vào nồi nước đang sôi (ở nhiệt độ 100 độ C) một chút rồi vớt ra là được.

Trong cà rốt chứa lượng vitamin A lớn, cung cấp tới 428% nhu cầu vitamin A cần thiết cho cơ thể. Cà rốt còn chứa Beta-carotene – chất chống oxy hóa làm vỏ cà rốt có màu cam và có tác dụng ngăn ngừa ung thư hiệu quả.

Bắp cải "tí hon" Brussels

Giống như bông cải xanh, cải Brussels là một thành viên của họ rau cải và có chứa các hợp chất thực vật tăng cường sức khỏe tương tự. Cải Brussels cũng chứa kaempferol, một chất chống oxy hóa có thể đặc biệt hiệu quả trong việc ngăn ngừa tổn thương tế bào.

Ăn cải Brussels cũng có thể giúp tăng cường giải độc. Một nghiên cứu cho thấy rằng ăn cải Brussels làm tăng 15-30% một số enzym cụ thể kiểm soát quá trình giải độc, có thể làm giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng.

Ngoài ra, cải Brussels rất giàu chất dinh dưỡng. Mỗi khẩu phần cung cấp một lượng lớn nhiều loại vitamin và khoáng chất, bao gồm vitamin K, vitamin A, vitamin C, folate, mangan và kali.

Ăn 8 loại rau này hàng ngày, mỡ bụng sẽ giảm nhanh hiệu quả

Ngày nay với lối sống ít vận động, khiến vòng bụng bị tích mỡ. Béo bụng không chỉ gây mất tự tin mà còn gây hại cho sức khoẻ và dẫn tới các bệnh như tiểu đường, huyết áp cao, tim mạch …

Theo NDTV, dưới đây là 8 loại rau giúp đốt cháy mỡ bụng, giảm cân hiệu quả, sống khỏe mỗi ngày

Rau chân vịt

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.