Loại hoa được ví như vương dược giải độc và cách sử dụng đúng

Kim ngân hoa còn có tên khác là nhẫn đông đằng, tên khoa học là Lonicera japonica Thunb. Bộ phận cây của cây kim ngân hoa có thể dùng làm thuốc bao gồm hoa mới chớm nở, lá và dây.

Trong Đông y, có một loại dược liệu được ví là "vương dược giải độc" hay là "cành vàng lá ngọc", đó chính là kim ngân hoa. 

Loai hoa duoc vi nhu vuong duoc giai doc va cach su dung dung

Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, kim ngân hoa rất giàu flavonoid, có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm và chống ung thư. Nó cũng chứa vitamin C, có thể thúc đẩy khả năng miễn dịch và tăng cường tính đàn hồi của mạch máu. Bên cạnh đó, nó còn chứa nhiều loại khoáng chất như kẽm, đồng, canxi, magie… có lợi đối với sự phát triển của xương và hệ thần kinh của con người.

Theo lương y đa khoa quốc gia Bùi Đắc Sáng (Hội Đông y Hà Nội): Kim ngân hoa tính vị cam, hàn. Quy kinh vào các kinh phế, vị, tâm... Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tán phong nhiệt. Đồng thời kháng khuẩn, chống dị ứng.

Trong tất cả những bài thuốc có kim ngân hoa đều được dùng với liều mỗi ngày 12 - 20g (dùng hoa) hoặc 12 - 16g (dùng dây). Ngoài ra, dược liệu kim ngân hoa còn có thể được dùng để trị đau nhức cơ và gân.

Loai hoa duoc vi nhu vuong duoc giai doc va cach su dung dung-Hinh-2

Những bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh từ kim ngân hoa do lương y Bùi Đắc Sáng chia sẻ

1. Trà kim ngân hoa uống hỗ trợ sức khỏe, làm đẹp da

Cách dùng: Lấy kim ngân hoa lượng đủ dùng mang hãm trà uống.

Trà hoa kim ngân cũng rất tốt trong việc cải thiện làn da. Chất rutin trong nó có thể giảm viêm da, cải thiện độ đàn hồi của da, đồng thời thu nhỏ lỗ chân lông.

2. Chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, một số trường hợp dị ứng

Cách dùng: Lấy 8-12g cây kim ngân (hoa, lá, cành), mang sắc cùng 100ml nước. Uống hàng ngày.

Hoặc: Chuẩn bị 20g kim ngân hoa, 12g liên kiều, 16g bồ công anh, 12g hoàng cầm, 12g gai bồ kết, 8g thổ bối mẫu, 8g trần bì, 4g cam thảo. Mang các nguyên liệu sắc thành thuốc uống mỗi ngày 1 thang.

Loai hoa duoc vi nhu vuong duoc giai doc va cach su dung dung-Hinh-3

3. Hỗ trợ điều trị viêm gan mạn tính

Cách dùng: Lấy 16g kim ngân hoa, 12g hoàng cầm, 20g nhân trần, 12g hoạt thạch, 12g đại phúc bì, 12g mộc thông, 12g phổ thục linh, 8g nhục đậu khấu, 8g trư linh, 4g cam thảo... Mang tất cả nguyên liệu sắc thành thuốc, uống 1 thang/ngày.

4. Chữa sốt xuất huyết bằng cây kim ngân hoa

Cách dùng: 20g kim ngân hoa, 12g liên kiều, 16g cỏ nhọ nồi, 12g hoàng cầm, rễ cây cỏ tranh 20g, 8g sơn chi tử, 16g hoa hòe... sắc uống 1 thang/ngày.

5. Chữa viêm phổi trẻ em

Cách dùng: 16g kim ngân hoa, 20g sinh thạc cao, 6g liên kiều, 6g tri mẫu, 6g hoàng liên, 4g cam thảo, 6g hoàng cầm, 8g tang bạch bì. Mang nguyên liệu đi sắc uống 1 thang/ngày.

6. Chữa viêm phần phụ cấp tính bằng cây kim ngân hoa

Cách dùng: 20g kim ngân hoa, 12g nga truật, 16g liên kiều, 8g tam lăng, 12g hoàng bá, 8g uất kim, 12g hoàng liên, 16g tỳ giải, 12g bông mã đề, 16g ý dĩ nhân, 4g đại hoàng chế. Mang các nguyên liệu đi sắc uống 01 thang/ngày.

7. Chữa tiêu chảy

Cách dùng: Chuẩn bị kim ngân hoa 6g; nước sạch 100ml; kim ngân lá, cành 12g. Sắc uống 01 thang/ngày.

Lưu ý khi dùng kim ngân hoa làm thuốc

Loai hoa duoc vi nhu vuong duoc giai doc va cach su dung dung-Hinh-4

Lương y Sáng khuyến cáo không được dùng kim ngân hoa cho người đang cho con bú và thai phụ.

Khi dùng kim ngân hoa sắc thuốc, nên sắc bỏ lần nước đầu tiên, sắc thật kỹ rồi lấy nước thứ hai để uống. Hành động này có thể giúp loại bỏ chất saponin có trong kim ngân hoa. 

Đặc biệt, nếu như bạn đang dùng một loại thuốc điều trị nào và muốn dùng kim ngân hoa thì nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Loại quả Việt được người Nhật ưa chuộng vì đẹp da

Quả vải có hương vị thơm ngon, rất hấp dẫn. Khi xuất khẩu sang Nhật, quả vải được bán với mức giá khá cao nhưng chưa bao giờ hết sốt.

Tại Nhật, quả vải chưa bao giờ hết sốt. Thời điểm mới xuất khẩu sang Nhật vào năm 2020, chỉ trong 1 ngày 2 tạ vải thiều đã bán hết sạch. Đến nay, vải thiều vẫn là loại quả Việt vô cùng được săn đón tại Nhật Bản. Nhiều người tiêu dùng Nhật Bản cho biết bản thân chưa từng được ăn quả vải tươi ngon và có hương thơm dịu nhẹ như thế này.

Vào thời xa xưa, quả vải được Dương Quý Phi – một trong tứ đại mỹ nhân Trung Quốc vô cùng yêu thích. Thời đó quả vải được coi là quý báu, chỉ được dùng cho tầng lớp quý tộc.

6 nhóm người thèm đến mấy cũng không nên ăn mít

Mít có hương vị thơm ngon, tính ấm, chứa nhiều đường. Vì vậy, có một số nhóm người nên thận trọng khi ăn.

Mít là loại trái cây ngon ngọt, có hương vị đặc trưng có thể sử dụng trực tiếp như một món ăn vặt, dùng để nấu chè, nấu xôi.

Mít cũng có nhiều công dụng trị bệnh. Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội), mít có vị ngọt, tính ấm, tác dụng chỉ khát, trợ phế khí, trừ chứng âm nhiệt. Mít và các bộ phận khác của mít có thể được tận dụng để làm thuốc giải rượu, trị mụn nhọt, tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị tăng huyết áp...

Đọc nhiều nhất

Luộc thịt, hầm xương có nên vớt bỏ bọt?

Luộc thịt, hầm xương có nên vớt bỏ bọt?

Khi luộc thịt, dưới tác động của nhiệt, protein trong thịt sẽ đông tụ và tạo thành các mảng nhỏ nổi lên bề mặt nước. Những mảng này thường kết hợp với váng mỡ, bụi bẩn, cát, sợi lông, hoặc xương vụn còn sót lại trong quá trình sơ chế.

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.