Loại gỗ đắt nhất thế giới chỉ duy nhất 1 nơi có

Cây Ipe được mệnh danh là loại gỗ đắt nhất trên thế giới và chỉ xuất hiện tại lưu vực sông Amazon, Brazil. Theo đó, 1 mét khối gỗ Ipe tại thời điểm năm 2022 có giá 3.775USD (hơn 90 triệu đồng tiền Việt).

Loai go dat nhat the gioi chi duy nhat 1 noi co
Vì 96% gỗ Ipe sử dụng trên thế giới đến đến từ Brazil nên các băng nhóm phá rừng ở Brazil đã ráo riết săn lùng loại gỗ này khiến chúng càng ngày càng cạnh kiện.
Với đặc tính thường mọc đơn độc và xen lẫn với những loại cây khác, cây Ipe phải mất đến từ 80 đến 100 năm mới có đường kính từ 1m trở lên.
Loại gỗ này có khả năng chịu mối mọt, nấm mốc và độ ẩm cao, đặc biệt còn rất khó cháy nên được thị trường các nước Âu, Mỹ, Canada vô cùng ưa chuộng.
Gỗ của cây Ipe được dùng làm ván sàn, ốp tường, cầu thang, bàn ghế, thậm chí là trang trí cho du thuyền sang trọng cho đến nội thất bên trong của một máy bay phản lực của các đại gia Trung Đông.
Loai go dat nhat the gioi chi duy nhat 1 noi co-Hinh-2
Gỗ Ipe.
Chính vì vậy mà gỗ Ipe đã trở thành một món mồi ngon của các băng nhóm phá rừng ở Brazil.
Ở Brazil, có 7 loại cây Ipe với giá giao động từ 1.752USD đến 3.775USD/mét khối. Từ năm 2017 đến 2021, có ít nhất 525 triệu mét khối gỗ Ipe được xuất khẩu ra nước ngoài.
Vào tháng 7/2022, một thông báo đã cho thấy tình trạng loại cây này đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
“Nếu tính bình quân thì 1 héc ta rừng ở Brazil chỉ có 0,5 mét khối gỗ Ipe. Điều này có nghĩa là lâm tặc phải phá rừng để mở đường cho xe cẩu, thậm chí có những đoạn dài hơn 10km chỉ để cưa hạ 1 cây Ipe” - giám đốc cơ quan bảo vệ môi trường Brazil từng cho hay.
Thậm chí, ở Brazil đã xuất hiện “Ipe mafias” để nói về những băng nhóm lâm tặc hoạt động trong lưu vực sông Amazon. Những nhóm mafia này trang bị những thiết bị rất hiện đại như: máy định vị GPS, điện thoại vệ tinh, thức ăn, lều chống thấm nước… với những chuyến đi kéo dài hơn cả tuần. Khi tìm được 1 cây Ipe, họ sẽ đánh dấu định vị cho đến khi tìm được 10 hoặc 15 cây với đường kính đủ để xẻ được vài chục mét khối thì mới quay về.
Việc khai thác gỗ Ipe như trên vẫn đang diễn ra lặng lẽ và ước tính có tới 16 triệu héc ta gỗ Ipe đã bị chặt hạ (trong khi số cho phép là 2,5 triệu héc ta).
Việt Nam có một loại cây gỗ quý hiếm đến mức cần được bảo tồn và phải liệt vào sách đỏ. Loại cây này cũng chỉ xuất hiện ở 3 nước là Trung Quốc, Lào và Việt Nam.

Ngắm loài cây 9.000 tỷ: Lá rụng không dám đốt còn mang về thờ!

Loài cây quý hiếm này có tên là "cổ thụ nam mộc" (kim tơ nam mộc) được xem là "ngàn năm không mục, vạn năm không chết".

Ngam loai cay 9.000 ty: La rung khong dam dot con mang ve tho!
Đây là loài cây quý đứng đầu trong tứ đại danh thụ từ thời cổ đại và có sự tôn trọng đặc biệt từ phía người dân Trung Quốc.  

Loài cây vừa lạ vừa hiếm, đại gia Việt ráo riết săn lùng

Số lượng loài cây kỳ lạ này rất hiếm, ngay cả những nhà nghiên cứu về thực vật cũng khó gặp được.

Loai cay vua la vua hiem, dai gia Viet rao riet san lung
Cây gió đất hoa thưa có tên khoa học là Balanophora laxiflora Hemsl. Nó còn có nhiều tên gọi khác như nấm đất, dương đài hoa thưa, cu chó, dó đất, xà cô.  

Sinh vật kỳ dị đầu như lưỡi búa, sở hữu chất độc đáng sợ

Giun đầu búa là loại cực độc, có nhiều màu sắc, đầu giun dẹp có hình nấm. Nó tiết ra chất Tetrodotoxin, chất độc thần kinh gây suy nhược tương tự được tìm thấy trong cá nóc.

Sinh vat ky di dau nhu luoi bua, so huu chat doc dang so
Cư trú ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới ở châu Á, châu Úc, Nam Mỹ và một số đảo Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, giun đầu búa (chi Bipalium) thuộc nhóm động vật không xương sống cổ xưa được gọi là giun dẹp trên cạn (họ Geoplanidae). Ảnh: Repubblica 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.