Loài chim khổng lồ từng thống trị bầu trời Nam cực

Các nhà cổ sinh vật học tại Đại học California Riverside đã đến thăm Đảo Seymour, một phần của chuỗi đảo ở Bán đảo Nam cực. Họ đã mang về nhà một số hóa thạch của hai loài chim sống tại thời tiền sử.

Trong nhiều thập kỷ, các hóa thạch nằm yên trong bảo tàng tại Đại học California Berkeley cho đến khi một sinh viên tên Peter Kloess bắt đầu tìm hiểu kỹ càng vào năm 2015.

Kloess đã xác định một trong hai mẫu hóa thạch này là của loài chim xương hàm (pelagornithids), từng thống trị bầu trời các đại dương phía nam Trái Đất trong ít nhất 60 triệu năm.

Để làm một loài động vật săn mồi hàng đầu, pelagornithids có một hàm răng sắc nhọn và chiếc mỏ dài giúp chúng ngoạm cá và mực từ dưới biển.

Loai chim khong lo tung thong tri bau troi Nam cuc

Đoạn xương hàm hóa thạch dài hơn 12 cm được phát hiện ở Nam Cực vào những năm 1980, có niên đại từ 40 triệu năm trước.

Những con chim này có kích thước rất lớn, với sải cánh dài tới 6,4 m, những mẫu vật mà Kloess nghiên cứu có thể thuộc về một trong những cá thể lớn nhất của loài.

Nghiên cứu cho biết: "Những hóa thạch ở Nam cực này có khả năng không chỉ đại diện cho những loài chim bay lớn nhất thuộc thế Eocen mà còn là một số loài chim lớn nhất từng sống trên Trái Đất".

Kloess và các cộng sự đã xác định rằng mẫu xương hàm có niên đại khoảng 40 triệu năm tuổi - bằng chứng cho thấy loài chim này xuất hiện trong Kỷ nguyên Đại Cổ sinh, sau khi một tiểu hành tinh rơi xuống Trái Đất và xóa sổ gần như toàn bộ loài khủng long.

"Khám phá hóa thạch của chúng tôi cho thấy các loài chim đã tiến hóa đến một kích thước thực sự khổng lồ tương đối nhanh sau sự tuyệt chủng của khủng long và thống trị các đại dương trong hàng triệu năm", Kloess cho biết.

Đồng tác giả nghiên cứu Ashley Poust cho biết thêm: “Kích thước khổng lồ, cực lớn của những loài chim đã tuyệt chủng này là vượt trội trong môi trường sống ở đại dương."

Giống như chim hải âu, loài pelagornithids từng có mặt tại nhiều đại dương trên thế giới và có thể bay nhiều tuần liền trên biển. Vào thời điểm đó, các đại dương vẫn chưa bị thống trị bởi cá voi và hải cẩu, do đó loài chim khổng lồ này nằm ở đầu của chuỗi thức ăn trong thời đại của chúng.

Nghiên cứu cũng phác họa một lục địa Nam Cực rất khác vào 50 triệu năm trước. Khu vực này khi đó có khí hậu ấm hơn hiện nay và là nơi sinh sống của các loài động vật có vú trên cạn có hình dáng giống con lười hay thú ăn kiến.

Các loài chim ở Nam Cực cũng phát triển mạnh, bao gồm các loài chim cánh cụt khổng lồ và các họ hàng đã tuyệt chủng của vịt và đà điểu. 

Giải bí ẩn loài chim cổ Archaeopteryx

Loài chim cổ đại Archaeopteryx từng làm giới khoa học đau đầu trong việc tìm ra liệu nó có phải là loài biết bay hay không, nhưng một nghiên cứu mới đây sau 150 năm nghiên cứu đã có câu trả lời khá thú vị về vấn đề này.

Trong suốt hơn 150 năm, những nhà nghiên cứu đã nghiên cứu mẫu hóa thạch của loài chim cổ, tiền sử Archaeopteryx hòng tìm ra câu trả lời liệu nó có biết bay hay không.

Nghĩ rằng việc có vẻ đơn giản nhưng hóa thạch của loài khủng long, cánh có lông vũ này được tìm thấy ở Đức và không để lại bất cứ manh mối nào có thể làm sáng tỏ bí ẩn về nó.

Loài chim đã tuyệt chủng "hồi sinh" sau 136.000 năm

Loài chim cổ xưa được cho là đã tuyệt chủng, nhưng mới đây đã được nhìn thấy “hồi sinh từ cõi chết” nhờ vào quá trình tiến hóa lặp lại.

Theo Science Daily, nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Portsmouth và bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở Anh đã tiết lộ những chi tiết thú vị về gà nước họng trắng Madagasca.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.