Nga gần như đã bị động trước sự tàn phá của thiên thạch. |
Cách đây khoảng 3 năm, Nga từng phải hứng chịu thiệt hại rất lớn từ vụ thiên thạch rơi xuống thành phố Chelyabinsk hồi 2013 khiến khoảng 1.000 người bị thương. Thời điểm đó nước Nga gần như đã bị động trước sự tàn phá của thiên thạch.
Tuy nhiên với kế hoạch chiến lược sắp tới sử dụng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) để bắn phá các tiểu hành tinh có nguy cơ tàn phá Trái đất, Nga hy vọng sẽ tạo được thế phòng thủ vững chắc và yên tâm hơn trước.
Một thành viên trong Cục Thiết kế Tên lửa Makeyev của Nga hé lộ một số thông tin với hãng tin quốc gia TASS cho biết, họ muốn sử dụng ICBM để "triệt phá" các tiểu hành tinh có đường kính từ 20 - 50 mét. Mục đích này xuất phát từ thực tế cho thấy, các tiểu hành tinh nhỏ dường như khó phát hiện hơn và con người chỉ có thể phát hiện trước khoảng một vài giờ. Điều này dẫn tới việc các quốc gia khó có thể ứng phó kịp thời trước thảm họa trước mắt.
Họ muốn sử dụng ICBM để "triệt phá" các tiểu hành tinh có đường kính từ 20 - 50 mét. |
Các cơ quan chuyên trách vẫn đang chờ sự đồng ý của Chính phủ Nga. Kinh phí dự kiến cho quá trình hiện đại hóa ICBM sẽ rơi vào khoảng vài trăm triệu USD. Nếu được chấp thuận, hệ thống ICBM sẽ được đưa vào thử nghiệm với mục đích phi quân sự vào năm 2036 khi các nhà khoa học dự đoán, một thiên thạch có tên Apophis sẽ bay sát Trái Đất.
Tuy vậy kế hoạch trên của giới chức Nga không nhận được sự đồng tình và ủng hộ của cộng đồng giới khoa học và thiên văn. Giáo sư vật lý, thiên văn học tại ĐH Purdue (Mỹ) ông Henry Melosh nhận xét rằng, kế hoạch của Nga là "sai lầm và tiềm tàng những mối nguy hiểm". Ông cho biết thêm, chúng ta có nhiều cách an toàn hơn để làm chệch hướng bay của tiểu hành tinh.
Trong khi đó ở Mỹ, NASA được cho đang lên kế hoạch làm chệch quỹ đạo bay của các tiểu hành tinh có nguy cơ va chạm với Trái đất thay vì phá hủy chúng.
Video: Xôn xao chuột khổng lồ trên sao Hỏa: