Lộ 3 'quái vật đỏ', quy luật tiến hóa vũ trụ phải viết lại?

Những lý thuyết quen thuộc về vũ trụ sơ khai có thể phải viết lại vì những "quái vật đỏ" siêu kính viễn vọng của NASA vừa chụp được.

Theo Live Science, siêu kính viễn vọng James Webb do NASA phát triển và đồng điều hành với ESA và CSA (cơ quan vũ trụ của châu Âu và Canada) vừa chụp được 3 thiên hà quái vật "lẽ ra không nên tồn tại".
Theo lý thuyết Vụ nổ Big Bang, là mô hình vũ trụ học được chấp nhận rộng rãi, vũ trụ của chúng ta đã bắt đầu 13,8 tỉ năm trước.
Nó đã mất một thời gian dài để hình thành các hạt hạ nguyên tử, rồi mới tới nguyên tử và những đám mây nguyên tử, nơi các ngôi sao và thiên hà đầu tiên ra đời.
Theo mô hình này và các lý thuyết tiếp nối, mọi thứ trong vũ trụ sơ khai đều đơn điệu và phát triển chậm chạp theo từng nấc thang.
Lo 3 'quai vat do', quy luat tien hoa vu tru phai viet lai?
Ba "quái vật đỏ" lẽ ra không nên tồn tại vừa được phát hiện - Ảnh: NASA/ESA/CSA/ĐẠI HỌC COLORADO BOULDER
Trong đó, các thiên hà đầu tiên tồn tại trong thời kỳ Bình minh vũ trụ - 1 tỉ năm hậu Big Bang - rất bé nhỏ và sơ khai. Chúng chỉ lớn lên dần trong hàng tỉ năm tiếp theo nhờ sự hình thành sao, va chạm và sáp nhập.
Ba "quái vật đỏ" vừa lộ diện lại cho thấy điều ngược lại.
Công bố nghiên cứu trên tạp chí khoa học Nature, một nhóm nghiên cứu quốc tế cho biết 3 "quái vật đỏ" này là 3 thiên hà có khối lượng gấp 100 tỉ lần Mặt Trời và được chụp trong vùng không gian 12,8 tỉ năm trước.
Chúng thuộc về lứa thiên hà đầu tiên của thời kỳ Bình minh vũ trụ và mới chỉ vài trăm triệu năm tuổi, nếu xét theo các lý thuyết cơ bản nói trên.
Khối lượng này xấp xỉ thiên hà Milky Way (Ngân Hà) của chúng ta, thứ đã trải qua hơn 13 tỉ năm lớn lên và sáp nhập với ít nhất 20 thiên hà khác.
Vì vậy, khối lượng của 3 thiên hà quái vật này gần như hoàn toàn vô lý: Nếu xét theo các mô hình cơ bản, chúng không thể đủ thời gian lẫn vật liệu để trở nên to lớn như thế.
"Nhiều quy luật trong quá trình tiến hóa của thiên hà có xu hướng đưa ra một giới hạn tốc độ; nhưng bằng cách nào đó, những quái vật đỏ này dường như đã vượt qua hết các rào cản" - đồng tác giả Stijn Wuyts từ Đại học Bath (Anh), cho biết.
Quan điểm thông thường của các nhà thiên văn học là các thiên hà hình thành bên trong các quầng vật chất tối khổng lồ, có lực hấp dẫn mạnh hút các vật chất thông thường như khí và bụi vào bên trong trước khi nén chúng lại để hình thành các ngôi sao.
Họ cũng cho rằng chỉ 20% khí rơi vào trở thành sao. Ba thiên hà nói trên đã đảo lộn quan điểm này, bởi chúng chỉ có thể tồn tại khi 80% khí rơi vào trở thành sao.
"Những kết quả này chỉ ra rằng các thiên hà trong vũ trụ sơ khai có thể hình thành các ngôi sao với hiệu quả không ngờ" - tác giả chính Mengyuan Xiao từ Đại học Geneva (Thụy Sĩ), nói với Live Science.

Phát hiện bằng chứng “hạt giống” hố đen siêu nặng thuở vũ trụ sơ khai

Một nhóm nhà thiên văn học đã phát hiện ra bằng chứng về sự tồn tại của "những hạt giống" hố đen siêu nặng trong giai đoạn sơ khai của vũ trụ.

Phat hien bang chung “hat giong” ho den sieu nang thuo vu tru so khai
Những hạt giống này có khả năng giải thích sự phát triển nhanh chóng của các hố đen siêu nặng có khối lượng hàng tỷ lần so với Mặt Trời trong giai đoạn đầu của vũ trụ. 

Điều không tưởng trong ảnh "xuyên không" về vũ trụ 13,1 tỉ năm trước

Một vật thể thách thức các lý thuyết vũ trụ học đã được kính viễn vọng không gian James Webb chụp được từ nơi bình minh của vũ trụ.

Trong hình ảnh "xuyên không" mà James Webb chụp được về vũ trụ 13,1 tỉ năm trước, vật thể mang tên JADES-GS-z7-01-QU hiện ra một cách không thể giải thích được.
Nó là một thiên hà đã đi hết vòng đời giữa lúc lẽ ra mọi thiên hà trong vũ trụ non trẻ mới chỉ bắt đầu thành hình, theo Live Science.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.