Liệt tứ chi và ngừng tim sau khi ăn so biển

Người đàn ông quê Quảng Ninh được đưa đến bệnh viện trong tình trạng liệt tứ chi, suy hô hấp sau khi ăn so biển.

Liet tu chi va ngung tim sau khi an so bien

Bệnh nhân ngộ độc so biển phục hồi tốt sau khi được các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực điều trị. Ảnh: BVCC.

Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh cho biết đã tiếp nhận cấp cứu bệnh nhân N.V.T. (nam, 42 tuổi, ở huyện Vân Đồn) trong tình trạng nguy kịch. Ông T. làm nghề chài lưới và đã ăn so biển tại nhà.

Sau khi ăn một giờ, ông T. thấy tê bì môi, lưỡi, đầu ngón chân, tay, nôn kèm khó nói, cảm giác khó thở tăng dần. Gia đình đưa bệnh nhân đến cấp cứu tại trung tâm y tế tuyến dưới trong tình trạng liệt tứ chi, suy hô hấp.

Tại đây, bệnh nhân bất ngờ ngừng tim, ngừng thở. May mắn, ông được các bác sĩ cấp cứu ngừng tuần hoàn, hô hấp tích cực. Sau khoảng 3 phút, bệnh nhân tái lập tuần hoàn tự nhiên.

Ông T. nhanh chóng được đặt ống nội khí quản, bóp bóng có oxy hỗ trợ, duy trì thuốc vận mạch và chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh điều trị.

Các bác sĩ khoa Hồi sức đã điều trị tích cực theo phác đồ, rửa dạ dày, dùng thuốc hạn chế hấp thu độc tố (than hoạt tính và sorbitol), thở máy, đảm bảo chức năng tuần hoàn bằng thuốc vận mạch, đặt đường truyền tĩnh mạch trung tâm...

Sau thời gian được điều trị, tình trạng ông T. tiến triển tốt dần, mạch và huyết áp ổn định, cơ lực phục hồi, vận động chân tay bình thường, còn choáng nhẹ.

Liet tu chi va ngung tim sau khi an so bien-Hinh-2
 Phân biệt so biển và sam biển. Ảnh: BVCC.

Hàng năm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh tiếp nhận không ít trường hợp ngộ độc hải sản, trong đó có những ca nặng, nguy kịch do ăn so biển.

Chất độc giết người trong loài so biển là Tetrodotoxin, tác động lên thần kinh trung ương, có khả năng gây liệt cơ, đặc biệt là liệt cơ hô hấp, có thể gây tử vong nhanh chóng.

Đáng chú ý là độc tính này không bị phá hủy bởi nhiệt, vì vậy dù nấu chín, đun sôi, người ăn vẫn có nguy cơ ngộ độc cao.

BSCKII Hà Mạnh Hùng, Trưởng khoa Hồi sức tích cực, cho biết độc tố ở loài này tập trung nhiều trong trứng, gan, mật, ruột. Khi ăn so biển, chất độc Tetrodotoxin sẽ hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa.

Triệu chứng ngộ độc thường xuất hiện sau khi ăn khoảng 30 phút đến một giờ, muộn nhất là 6 giờ. Các biểu hiện gồm: tê bì môi, lưỡi, dị cảm vùng mặt, chóng mặt, nôn thốc, nặng hơn là liệt chi, không cử động được. Ở thể nặng, bệnh nhân có thể bị liệt cơ hô hấp dẫn đến suy hô hấp, ngừng thở, rối loạn nhịp tim.

Hiện không có thuốc điều trị đặc hiệu với độc tố Tetrodotoxin. Tiên lượng hồi phục ở các bệnh nhân này là khả quan nếu được cấp cứu sớm, kịp thời.

Các bác sĩ khuyến cáo người dân tuyệt đối không dùng so biển làm nguyên liệu thực phẩm dưới bất kỳ hình thức nào. Khi phát hiện người bị ngộ độc do ăn so biển, bạn cần nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất để sơ cứu, cấp cứu kịp thời.

Ăn bỏng ngô nghi tẩm cần sa, người phụ nữ nhập viện cấp cứu

Sau khi ăn hai miếng bỏng ngô mua trên mạng, bệnh nhân chóng mặt, nôn ói, nhập viện trong tình trạng lơ mơ, đồng tử giãn hai bên.

Theo thông tin từ Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, đơn vị đang điều trị cho người phụ nữ 56 tuổi (Thanh Xuân, Hà Nội) được chẩn đoán bị ngộ độc sau khi ăn nhầm bỏng ngô nghi tẩm cần sa.

Theo lời kể của người nhà, khoảng 16h30 ngày 29/11, chị Phạm Thị Ch ăn 2 miếng bỏng ngô (do con chị đặt mua trên mạng). Một tiếng sau, chị Ch hoa mắt, chóng mặt, nôn ra thức ăn, sau đó ý thức lơ mơ nên được người nhà đưa vào Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai.

Khi có các biểu hiện này sau khi uống rượu, cần gọi cấp cứu

Say rượu là một dạng ngộ độc. Tùy từng người, số lượng, loại rượu tiêu thụ mà biểu hiện say ở mức độ khác nhau.

Theo BS Nguyễn Văn Thiện, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc, say rượu là một dạng ngộ độc. Tùy từng người, số lượng, loại rượu tiêu thụ mà biểu hiện say ở mức độ khác nhau.

Cụ thể, ở mức độ nhẹ, người say thường không kiểm soát được cảm xúc, dễ tức giận, nổi nóng, đi đứng không vững… Nếu bị ngộ độc nặng, người bệnh nôn nhiều, vã mồ hôi, hôn mê, mạch nhanh, rối loạn nhịp thở, suy hô hấp, hạ huyết áp, hạ thân nhiệt. Nếu không được cấp cứu kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong.

Ngộ độc rượu xảy ra khi người bệnh uống rượu quá mức đáp ứng của cơ thể, kể cả với "rượu xịn", rượu ngoại.

Theo TS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), ở người ít uống rượu (ethanol), các biểu hiện ngộ độc rượu cấp tính từ nhẹ đến nặng thường đi cùng với nồng độ rượu trong máu như sau:

Khi co cac bieu hien nay sau khi uong ruou, can goi cap cuu

Các biểu hiện ngộ độc rượu cấp tính. Nguồn: Bệnh viện Bạch Mai

Nếu người bệnh có một trong các dấu hiệu nặng, nguy hiểm sau đây, bác sĩ Nguyên khuyến cáo người nhà cần gọi vận chuyển cấp cứu, nhân viên y tế gần nhất, người hỗ trợ và đưa tới cơ sở y tế.

- Bất tỉnh, gọi hỏi không biết.

- Co giật.

- Tê, yếu chân tay một bên chân tay hoặc một bên mặt, nói ngọng trong khi đã tỉnh táo.

- Thở khò khè, ứ đọng đờm ở miệng họng, ho yếu. Thở yếu, nhịp thở không đều, thở chậm hoặc ngừng thở. Có thể hít sâu và nhịp thở nhanh.

- Da, môi, móng tay tím tái hoặc nhợt, lạnh.

- Không tự chủ vệ sinh, đi vệ sinh ra quần, tiểu ít (lượng nước tiểu ít hơn bình thường)

- Nhìn mờ, nhìn đôi (nhìn một vật thành hai).

- Nôn nhiều, đau bụng, bụng chướng.

- Mệt nhiều

Nếu người say ở tình trạng nhẹ hơn, gia đình không nên cho bệnh nhân tự đi lại một mình, không tự lái xe, không vận hành máy móc hay lao động khác. Cần cho bệnh nhân ăn đủ các chất tinh bột (cơm, cháo, mỳ,…), hoặc cho uống nước đường.

Đặt bệnh nhân nằm ngủ ở tư thế nằm nghiêng đầu và vai cao hơn, giữ ấm và có người theo dõi (đảm bảo thở đều, êm và hồng hào, gọi hỏi biết). Nếu thời tiết lạnh, cần cho bệnh nhân ủ ấm, tránh lạnh do rượu gây mất nhiệt, hạ thân nhiệt.

Khi co cac bieu hien nay sau khi uong ruou, can goi cap cuu-Hinh-2

Chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân ngộ độc methanol tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Thành Dương

Đa số bệnh nhân ngộ độc thường uống rượu ethanol. Một số trường hợp nguy hiểm, để lại hậu quả nặng nề hơn là ngộ độc do methanol trong rượu.

TS Nguyên cho biết về nhận diện, methanol rất giống với rượu ethanol thông thường, thậm chí còn ngọt, dễ uống hơn. Khi mới uống, bệnh nhân cũng có cảm giác giống với say rượu nên dễ bị nhầm lẫn.

Tuy nhiên, khoảng 1-2 ngày sau uống, bệnh nhân sẽ có biểu hiện mờ mắt, lơ mơ, thở nhanh và thở sâu giống như khó thở do nhiễm toan chuyển hóa (do có quá nhiều acid formic được chuyển thành từ methanol), co giật, hôn mê. Khi đến viện, hầu hết trường hợp này đã tổn thương não, mù mắt và tụt huyết áp, ở trong tình trạng nguy kịch.

Không có loại rượu bia nào an toàn

Trong hầu hết các trường hợp, rượu, bia chỉ có hại cho sức khỏe, không có loại rượu bia nào an toàn.

Bia cũng là rượu “loãng” (hàm lượng rượu ethanol thấp hơn nhưng lại uống nhiều hơn nên tổng lượng ethanol bạn uống cũng đáng kể).

Chọn mua loại rượu, bia có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, cả về người bán và người sản xuất, để tránh trường hợp bạn uống phải rượu giả, rượu có chứa cồn công nghiệp methanol. 

Khi co cac bieu hien nay sau khi uong ruou, can goi cap cuu-Hinh-3

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.