Liên tục bệnh nhân nhập viện nguy kịch do viêm não mô cầu

(Kiến Thức) - Chỉ trong gần một tháng qua, có tới bốn bệnh nhân mắc viêm màng não mô cầu trong số đó, một bệnh nhân ở Trạm Tấu, Yên Bái bị chết não sau hai ngày nhập viên và đã tử vong.

Tử vong do viễm não mô cầu
Theo thông tin trên báo Zing, bệnh nhân Hảng Thị Dùa (24 tuổi, dân tộc Mông, trú tại tỉnh Yên Bái) vào viện trong tình trạng hôn mê sâu, trên người có nhiều vết ban xuất huyết dưới da.
Anh Mùa A Sang (25 tuổi, thôn Trúng Tầu, xã Làng Nhì, huyện Trạng Tấu, tỉnh Yên Bài), chồng bệnh nhân cho biết, ngày 2/5, vợ anh có biểu hiện sốt, tiêu chảy, hôn mê…
Ngày 3/5, gia đình đưa bệnh nhân xuống Bệnh viện Đa khoa Nghĩa Lộ - Yên Bái. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán nghi ngờ bệnh nhân bị viêm não mô cầu và cho chuyển xuống Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
Lien tuc benh nhan nhap vien nguy kich do viem nao mo cau
Bệnh nhân viêm màng não mô cầu được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Nhân dân. 
Tuy nhiên do thể bệnh tiến triển nhanh chóng theo chiều hướng xấu, vừa viêm màng não do não mô cầu vừa nhiễm trùng máu, bệnh nhân đã chết não trước khi thuốc kháng sinh điều trị cho bệnh nhân phát huy được tác dụng. Chiều ngày 8/5, bệnh nhân Dùa đã tử vong.
Đây là bệnh nhân viêm màng não do não mô cầu thứ 4 nhập việc trong tình trạng nguy kịch chỉ trong gần một tháng qua.
Trong số 4 bệnh nhân có hai ở Hà Nội, một ở Hưng Yên. Theo Báo Hà Nội Mới, bệnh nhân thứ nhất là một nữ sinh 15 tuổi (ở Ba Vì) được đưa vào Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở 2 cấp cứu ngày 13/4 với biểu hiện sốt, mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, đi ngoài không tự chủ. Bệnh nhân phải đặt nội khí quản thở máy. Sau 5 ngày điều trị tích cực, sức khỏe bệnh nhân đã khá hơn. Hơn 10 người có tiếp xúc với bệnh nhân đã được cách ly và uống thuốc dự phòng sớm.
Bệnh nhân thứ hai 14 tháng tuổi (ở Đông Anh), cũng nhập viện ngày 13/4 với biểu hiện sốt cao, co giật, tím tái, lơ mơ.
Bệnh nhân thứ ba là nam giới 30 tuổi vào Bệnh viện đa khoa tỉnh Hưng Yên hôm 17/4 và được chuyến xuống điều trị ở Khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Bạch Mai với chẩn đoán viêm màng não mủ do não mô cầu. Nhân viên y tế và những người tiếp xúc gần với bệnh nhân đều đã được cho uống kháng sinh dự phòng.
Theo thông tin từ người nhà bệnh nhân, cách ngày vào viện bốn hôm, bệnh nhân thấy đau họng, ho khan, hai ngày sau thấy sốt cao, đau đầu nhiều và buồn nôn, sau nữa thì nôn nhiều.
Sau khi vào viện một ngày, bệnh nhân xuất hiện tình trạng rối loạn ý thức và được chuyển đến Khoa truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai.
Cảnh báo bệnh viêm màng não mô cầu
Viêm màng não do não mô cầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, diễn biến nhanh trong vòng 24h với các biểu hiện như sốt cao, đau đầu, nôn, chóng mặt, hôn mê, hai bệnh cảnh thường gặp là viêm màng não và nhiễm trùng huyết với các dấu hiệu: sốt cao đột ngột 39-40 độ C, đau đầu dữ dội (trẻ mắc bệnh thường quấy khóc rất nhiều), dấu hiệu cứng cổ đặc trưng cho tình trạng viêm màng não, trẻ dưới 1 tuổi có thể thấy thóp phồng lên bất thường...
Bệnh do não mô cầu lây truyền theo đường hô hấp, thường gặp ở lứa tuổi trẻ và có khả năng gây thành dịch rất cao.
Bệnh cũng thường xảy ra ở những nơi tập trung đông người như trường học, nhà trẻ, ký túc xá, người bị suy giảm miễn dịch hoặc nhiễm khuẩn đường hô hấp là nhóm dễ bị nhiễm bệnh.
Lien tuc benh nhan nhap vien nguy kich do viem nao mo cau-Hinh-2

Bệnh viêm não mô cầu tuy nguy hiểm nhưng có thể dự phòng bằng cách tiêm vắc xin. Ảnh: Internet.

Do bệnh dễ lây lan, người tiếp xúc gần với bệnh nhân (người sống cùng gia đình, làm việc cùng phòng, trực tiếp chăm sóc...) cần sử dụng thuốc dự phòng càng sớm càng tốt.
Đây là bệnh hay gặp vào mùa đông - xuân, dễ để lại di chứng nặng nề như điếc, liệt (tỷ lệ 10-20% người mắc bệnh), tỷ lệ tử vong có thể tới 8-15%.
Điều quan trọng là chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời cho bệnh nhân và cách ly những người tiếp xúc gần để dự phòng.
Để phòng bệnh, các bác sĩ hướng dẫn tránh tối đa việc chùi tay lên mắt, mũi, miệng, khi phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế và các trang bị phòng hộ cá nhân, tiêm vắc xin phòng bệnh.

27 người bị cách ly sau ca viêm não mô cầu tại HN

(Kiến Thức) - 27 người tiếp xúc gần với bệnh nhân bị viêm não mô cầu đầu tiên tại Hà Nội được cách ly và hiện đều có sức khỏe bình thường.

Theo chia sẻ của trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội, sau khi được Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương thông báo về ca viêm não mô cầu đầu tiên tại Hà Nội, y tế địa phương đã khẩn trương tiến hành khử khuẩn môi trường bằng Cloramin B tại nhà của bệnh nhân này. Ngoài ra, tất cả 27 người tiếp xúc gần với bệnh nhân viên não mô cầu đã được cách ly tại nhà để theo dõi. Hiện tại, sức khỏe của họ đều bình thường.

Phát hiện 1 ca mắc viêm não mô cầu ở Hà Nội

(Kiến Thức) - Thông tin mới nhất từ Cục Y tế dự phòng Hà Nội cho biết, trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận một ca nhiễm bệnh viêm màng não mô cầu trong cộng đồng.

Theo đó, bệnh nhân nữ N.T.H.V (18 tuổi, ở ký túc xá Trung tâm Nhật ngữ, Q.Cầu Giấy, Hà Nội) điều trị nội trú tại bệnh viện Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư đã được chẩn đoán viêm màng não mô cầu. Trước khi nhập viện, bệnh nhân đã sốt 3 - 4 ngày, đau đầu nhưng vẫn đi học, sau đó được đưa vào cấp cứu trong tình trạng hôn mê.
Hiện bệnh nhân đã được cách ly, điều trị tại khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương và đã tiến triển tốt. Được biết, sau khi nữ sinh này vào viện, còn có 2 bạn học cùng cùng nhập viện để theo dõi vì có những biểu hiện sốt.

Đọc nhiều nhất

Luộc thịt, hầm xương có nên vớt bỏ bọt?

Luộc thịt, hầm xương có nên vớt bỏ bọt?

Khi luộc thịt, dưới tác động của nhiệt, protein trong thịt sẽ đông tụ và tạo thành các mảng nhỏ nổi lên bề mặt nước. Những mảng này thường kết hợp với váng mỡ, bụi bẩn, cát, sợi lông, hoặc xương vụn còn sót lại trong quá trình sơ chế.

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.