Lãnh đạo BV Bạch Mai: "Chưa thể khẳng định có lây nhiễm chéo"

Đó là thông tin được ông Dương Đức Hùng - Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ trong cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 của Hà Nội.

Trong cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 của Hà Nội chiều 27/3, ông Dương Đức Hùng - Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết, khi có thông tin của bệnh nhân 133 nhiễm Covid-19, BV đã ngay lập tức cho xét nghiệm tất cả những người liên quan.
Kết quả, một bệnh nhân nằm cùng khoa với BN133 và con dâu của người này được xác định lần lượt là BN161 và 162. Trong đó, ca bệnh 161 xét nghiệm dương tính rất rõ ràng, còn BN162 có "kết quả dương tính yếu ớt, thời gian lên dương tính chậm và lượng virus trong cơ thể rất thấp".
Lanh dao BV Bach Mai:
Ảnh minh họa 
Ông Hùng nhận định, có 2 trường hợp đối với BN162. Hoặc là do mới nhiễm, hoặc là đã nhiễm nhưng trong giai đoạn thoát triệt (giai đoạn khỏi bệnh). "Kết quả định lượng về kháng thể cho thấy rõ thời gian nhiễm đã rất lâu".
Rà soát lại lịch trình và thời gian của bệnh nhân 133, bác sĩ Hùng khẳng định, rõ ràng Bạch Mai có 2 ổ dịch: 1 ổ là 2 cô diều dưỡng, không liên quan tới ổ thứ 2 gồm 3 bệnh nhân nằm một phòng. Sơ đồ dịch tễ hình dung ra là cô con dâu nhiễm trước, rồi sau đó bà mẹ nằm cùng giường với bệnh nhân 133, nên thành ra cả 3 người đều nhiễm virus.
Ông Hùng khẳng định, tính đến nay chưa thể khẳng định có lây nhiễm chéo trong bệnh viện. Còn đối với đáp ứng miễn dịch, thì chưa rõ ràng.
"Trong cộng đồng có ca bệnh, nhưng không sàng lọc bằng đường xét nghiệm. Cho nên, cô con dâu hoàn toàn chưa có biểu hiện lâm sàng. Như vậy cô này đã nhiễm trong cộng đồng, thoát triệt rồi, không phải nhiễm ở BV Bạch Mai", ông Hùng cho biết.

Bệnh viện Bạch Mai bị tố bán thuốc giả: PGĐ yêu cầu xác minh, làm rõ

(Kiến Thức) - PGS.TS Nguyễn Ngọc Hiền - Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết bệnh viện đã yêu cầu các đơn vị chuyên môn, phía công ty cung cấp thuốc xác minh làm rõ phản ánh của người bệnh về việc nhà thuốc bệnh viện Bạch Mai bán thuốc giả.

Liên quan vụ việc anh Nguyễn Văn Thoại (sinh năm 1977, trú tại Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội) tố nhà thuốc số 8, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) bán thuốc giả, PGS.TS Nguyễn Ngọc Hiền - Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết: "Bệnh viện sẽ tiếp tục xác minh thông tin này và yêu cầu các bộ phận vào cuộc xác minh. Hiện giờ chưa có kết luận cuối cùng. Không chỉ riêng sản phẩm đó mà có rất nhiều sản phẩm khác để có thể có lỗi xảy ra, quan trọng nhất là mình tiếp thu, khắc phục và dự phòng để tránh những lỗi xảy ra." 

Benh vien Bach Mai bi to ban thuoc gia: PGD yeu cau xac minh, lam ro
Bệnh nhân "tố" nhà thuốc số 8, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) bán thuốc giả.
Thạc sĩ - TS Nguyễn Tiến Phương (phụ trách chuyên môn nhà thuốc số 8) cho biết: "Chúng tôi đã tiếp thu trường hợp đó và đổi thuốc mà người bệnh phản ánh cho họ để đảm bảo chất lượng. Chúng tôi yêu cầu nhà cung cấp các tài liệu để làm rõ phản ánh của người bệnh về việc tác động thế nào vào thuốc mà làm thuốc bị vữa ra như vậy.

4 cô gái bị phạt 40 triệu vì tung tin về nữ bệnh nhân Covid-19

4 cô gái bị cơ quan an ninh xử phạt hành chính sau khi lên Facebook tung tin sai sự thật liên quan đến bệnh nhân Covid-19 thứ 17.

Ngày 7/3, Công an TP Lào Cai (tỉnh Lào Cai) xử phạt hành chính 4 cô gái, mỗi người 10 triệu đồng về hành vi Cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan tổ chức và danh phẩm của cá nhân.

Đọc nhiều nhất

Luộc thịt, hầm xương có nên vớt bỏ bọt?

Luộc thịt, hầm xương có nên vớt bỏ bọt?

Khi luộc thịt, dưới tác động của nhiệt, protein trong thịt sẽ đông tụ và tạo thành các mảng nhỏ nổi lên bề mặt nước. Những mảng này thường kết hợp với váng mỡ, bụi bẩn, cát, sợi lông, hoặc xương vụn còn sót lại trong quá trình sơ chế.

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.