Làm thế nào để biết mình có phải là F0 bệnh rồi tự khỏi?

Trên thực tế, có không ít F0 không có triệu chứng rồi tự khỏi. Vậy làm cách nào để biết mình có bị nhiễm virus rồi tự khỏi hay không?

Chia sẻ với Người Lao động, bác sĩ Trương Hữu Khanh (Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM) cho biết nếu các thành viên trong nhà lần lượt là F0 nhưng mình mãi vẫn âm tính dù trước có sinh hoạt chung với F0 mà biến thể Delta lây rất nhanh cũng có thể là do... hên thật. Cũng không loại trừ trường hợp người đó mới là người bệnh đầu tiên nhưng đã tự khỏi mà không biết. Đến khi người khác bị lây, có triệu chứng, đi xét nghiệm hay tình cờ được xét nghiệm mới phát hiện ra.

Các đợt dịch trước, chúng ta từng phát hiện trường hợp F1 âm tính mà F2 dương tính. Như vậy sẽ có 2 khả năng: Một là F2 đó thật ra là F1 của chuỗi lây khác; hai là đó chính là F0, lây cho người tưởng là F0 và người tưởng là F2 nhưng bản thân họ mới là người bị bệnh trước và đã khỏi. Trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp như hiện nay, khả năng ngày càng cao.

Lam the nao de biet minh co phai la F0 benh roi tu khoi?
Ảnh minh họa

Để có thể biết chắc chắn mình có phải F0 bệnh rồi tự khỏi hay không, chỉ có một cách duy nhất là đi đến cơ sở y tế để lấy máu xét nghiệm kháng thể Covid-19 (IgM/IgG). Tuy nhiên, điều kiện phải là bạn chưa tiêm vắc xin. Bởi người đã tiêm vắc xin thì trong máu cũng có kháng thể, không thể phân biệt được với người đã khỏi bệnh.

Nếu bạn đúng là F0 đã tự khỏi bệnh thì có thể an tâm hơn mọi người bởi kháng thể của F0 khỏi bệnh còn mạnh hơn người đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin. Có thể tiếp tục ở nhà nghỉ hơi hoặc chọn đi tình nguyện chống dịch, ở mọi mặt trận.

Bác sĩ Khanh cũng nhấn mạnh những người nhiễm SARS-CoV-2 nhưng không thành bệnh nhân (F0 không có triệu chứng) vẫn rất nhiều, chiếm khoảng 60-70%. Không có cách gì nhận diện được những F0 này. Vì thế, dù không có triệu chứng hay không nhưng nếu bạn vẫn phải đi làm, ra ngoài trong giai đoạn giãn cách xã hội, hãy thực hiện 5K để bảo vệ cộng đồng và những người thân ở quanh mình. Bạn có thể vô tình mang bệnh về nhà mà không hay và người thân có thể không may mắn như bạn, trở thành ca có triệu chứng, thậm chí bệnh nặng.

Ngoài ra, không phải vì cả nhà, cả xóm bệnh còn mình "thoát" thì chủ quan. Nếu bạn chưa xét nghiệm kháng thể hoặc là người đã tiêm vắc xin thì không thể phân biệt được đã nhiễm bệnh hay chưa. Có khi bạn "hên" thật nên vẫn chưa nhiễm virus chứ không phải đã từng bị bệnh. Nếu như vậy, bạn vẫn có nguy cơ trở thành ca bệnh, thậm chí là ca bệnh nặng.

Tối 28/7: Thêm 3.698 ca mắc COVID-19 mới

(Kiến Thức) - Bản tin tối của Bộ Y tế cho biết, tính từ 6h đến 19h ngày 28/7 trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 3.698 ca mắc COVID-19 mới. Trong đó 1 ca nhập cảnh và 3.697 ca ghi nhận trong nước. 

Các ca mắc COVID-19 mới tại TP. Hồ Chí Minh (2334), Bình Dương (631), Đồng Tháp (153), Đồng Nai (137), Cần Thơ (66), Khánh Hòa (61), Trà Vinh (54), Bến Tre (52), Đà Nẵng (50), Phú Yên (34), Bình Thuận (32), Ninh Thuận (25), Vĩnh Phúc (12), Quảng Nam (11), Hậu Giang (6), Hà Nội (5), Hải Dương (5), Thái Nguyên (5), Gia Lai (4), Ninh Bình (4), Hà Giang (3), Bình Phước (3), Thừa Thiên Huế (2), Hà Tĩnh (2), Cà Mau (2), Đắk Nông (1), Quảng Ngãi (1), Quảng Trị (1), Thanh Hóa (1) trong đó có 781 ca trong cộng đồng.
Toi 28/7: Them 3.698 ca mac COVID-19 moi
 

Tối 30/7: Thêm 3.657 ca mắc COVID-19, riêng TP. HCM 1.542 ca

Theo bản tin dịch COVID-19 của Bộ Y tế, tối 30/7 có thêm 3.657 ca mắc COVID-19, TP Hồ Chí Minh vẫn nhiều nhất với 1.542 ca. Trong ngày có 3.704 bệnh nhân khỏi.

Thông tin các ca mắc mới:

Đọc nhiều nhất

Luộc thịt, hầm xương có nên vớt bỏ bọt?

Luộc thịt, hầm xương có nên vớt bỏ bọt?

Khi luộc thịt, dưới tác động của nhiệt, protein trong thịt sẽ đông tụ và tạo thành các mảng nhỏ nổi lên bề mặt nước. Những mảng này thường kết hợp với váng mỡ, bụi bẩn, cát, sợi lông, hoặc xương vụn còn sót lại trong quá trình sơ chế.

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.