Chim trích cồ có tên khoa học là Porphyrio poliocephalus, thuộc họ Gà nước phân bố ở các tỉnh phía Nam Trung Quốc và các nước Đông Nam Á.
Ở các tỉnh Bắc Bộ, những năm từ cuối thập niên 1990 đổ về trước trên các đầm lầy, đầm hoang, những vùng chiêm trũng thời điểm gặt lúa vụ Xuân hay Hè Thu đều bắt gặp rất nhiều chim trích cồ.
Chúng thường gặp đôi phát ra tiếng kêu khác lạ so với các loài chim khác và thường làm tổ giữa ruộng lúa. Chính vì thế, ngày xưa nông dân miền Bắc liệt trích cồ là một trong loài chim phá lúa nhiều nhất.
Một cặp chim trích cồ trống-mái được chủ nhân ở Tây Ninh rao bán giá hơn 1,9 triệu đồng trên mạng Internet. Ảnh: IT. |
Màu lông, màu mào, màu chân và bản tính nhanh nhẹn của chim trích cồ đã tạo nên sự hài hòa và có tính thẩm mỹ rất cao. Chính vì vậy, chim trích cồ thường được nhiều người nuôi chơi như nuôi chim kiểng.
Ốc, cua, cá…là loài mà chim trích cồ rất thích ăn. Ngoài ra, người nuôi chim trích cồ có thể cho chim ăn thêm các loại củ năn, giá, bông súng...Ảnh: Danviet.vn. |
Ở ấp Thuận Tiến, xã Bình Sơn, huyện Hòn Đất (Kiên Giang) có ông Hà Văn Ô là người lão luyện trong nghề nuôi chim trích cồ và "luyện" chim trích cồ mồi (chim dùng để dẫn dụ những con chim trích cồ hoang dã). Ông Ô là người nuôi chim trích cồ từ ngày mới 10 tuổi và sống bằng nghề nuôi chim trích cồ, dụ chim trích cồ.
Chim trích cồ mẹ kiếm mồi mớm cho cặp chim non. Ảnh: IT |
Hiện, vợ chồng ông Nam thả nuôi đàn chim trích cồ như thả gà. Mỗi năm trích cồ mái đẻ ba đợt (khoảng thời gian từ tháng 4 - 6), trung bình mỗi đợt đẻ từ 2 - 4 trứng. Trích cồ non nuôi sau 1 tháng có thể bán với giá 500.000 đồng/cặp chim. Đối với trích cồ lớn, sau 6 tháng nuôi, lông chim trổ màu xanh và được ông Nam bán với giá 1 - 1,5 triệu đồng/con.
Chim trích cồ khi đã nuôi thuần và quen nhà thì gia chủ có thể thả nuôi cho chúng đi lang thang như nuôi gà. Là loài chim hoang dã nên chim trích cồ khá "nóng tính", kể cả khi đã nuôi thuần. Ngày trước, ở đồng bằng Bắc Bộ, việc bắt chim trích cồ rất khó, trừ khi dùng bẫy.
Khi bị bắt, mặc dù hoảng loạn, sợ hãi nhưng chim trích cồ vẫn có thể "chống" lại bằng những cú mổ "trăm phát trăm trúng" với chiếc mỏ nhọn và dùng cặp chân để đá. Vì vậy, ngày xưa khi bắt được trích cồ người ta phải để xa tầm đôi mắt và nhanh chóng chụm lấy cái mỏ nhọn cũng như nhanh chóng buộc cặp chân của chúng.
Một cặp chim trích cồ hoang dã đang đi kiếm ăn ở khu rừng tràm Trà Sư thuộc xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Ảnh: Hữu Thành-Nguyễn Văn Tâm (Báo Ninh Thuận). |