Kỳ thú “phong lan ma” ở Indonesia

Văn phòng Viện Khoa học Indonesia (LIPI) tại Cơ quan Bảo tồn Thực vật (BKT) của Vườn Bách thảo Bogor ở Pasuruan, tỉnh Đông Java đã công bố loại phong lan mới trên đảo Java.

Bản công bố trên được nhà khoa học LIPI-BKT Destario Metusala và nhà khoa học về bảo tồn đa dạng sinh vật ở trường ĐH Indonesia (UI) Jatna Supriatna cùng thực hiện và được đăng trên tạp chí khoa học quốc tế Phytotaxa.
Ky thu “phong lan ma” o Indonesia
 Hình ảnh trúc lan Gastrodia. Ảnh: Jakarta Post
Nhà giám sát điều phối và phân công LIPI-BKT Lia Hapsari cho biết: "Việc khám phá ra loài phong lan mới này là một món quà vô giá nhân kỷ niệm 50 năm thành lập LIPI vào ngày 23-8".
Nhà khoa học Destario cho hay trúc lan Gastrodia là một phần của nhóm hoa lan holomikotropic, thường được các nhà khoa học thế giới gọi là "phong lan ma".
Ông Destario cho biết mình và các nhà nghiên cứu khác đã đặt tên cho loài phong lan mới là trúc lan Gastrodia nhằm chỉ trúc là môi trường sống của nó. Nhà khoa học này nói thêm rằng trúc lan Gastrodia là một loài phong lan đặc hữu chỉ được tìm thấy trên đảo Java, đặc biệt là ở Tây Java và núi Merapi ở TP Yogyakarta.
Ky thu “phong lan ma” o Indonesia-Hinh-2
 Trúc lan Gastrodia là một phần của "phong lan ma". Ảnh: Jakarta Post
Số lượng loại "phong lan ma" này đã giảm vì môi trường sống bị phá hủy. Nhà khoa học Destario giải thích trúc lan Gastrodia phát triển trong môi trường tối, ẩm ướt và thường gần các cụm trúc già và dày.
Giống với hoa lan holomikotropic khác, trúc lan Gastrodia không có chất diệp lục, vì vậy nó không diễn ra quá trình quang hợp. Các loại lan này cũng không sống tầm gửi.
Ông Destario cho hay: "Vòng đời của loại lan này dựa vào sự cung cấp chất dinh dưỡng hữu cơ thông qua quá trình cộng sinh với nấm rễ. Hy vọng rằng khám phá này sẽ tăng cường việc bảo tồn tính đa dạng sinh học trong tương lai".

Phong lan “ma cà rồng” biến hóa để thu hút ruồi

Phong lan ma ca rồng có khả năng biến hóa về cả màu sắc và mùi hương để thu hút côn trùng đến thụ phấn, một nghiên cứu gần đây cho biết.

Phong lan “ma ca rong” bien hoa de thu hut ruoi
Hoa phong lan Dracula trông giống như những cây nấm (Ảnh: 3ders). 
Những bậc thầy của ngụy trang sống trong các khu rừng ở Trung và Nam Mỹ. Một số loài phong lan đã có một cách thức kì lạ để được côn trùng thụ phấn. Đó là biến thành nấm.
Hoa phong lan ma cà rồng có những cánh hoa thấp, và phát ra chất hóa học giống như một số loài nấm. Vì thế, chúng có vẻ ngoài và mùi hương không khác gì một cây nấm.
Các nhà khoa học từ lâu đã biết đến sự bắt chước này của hoa phong lan. Nhờ có sự bắt chước này, những còn ruồi sẽ đẻ trứng trên “nấm” và giúp cây thụ phấn. Tuy nhiên, tầm quan trọng của vẻ ngoài và mùi hương của hoa lan là chủ đề chưa từng được nghiên cứu độc lập trước đây.
Một nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà sinh vật học Tobias Policha của trường Đại học Oregon đã tạo ra một mô hình 3D mô phỏng hoa phong lan Dracula. Họ tẩm hương của hoa thật lên một số các mô hình hoa giả. Số hoa giả còn lại thì không có mùi. Sau đó, họ đặt hoa giả vào trong rừng, để xem những con ruồi sẽ làm gì những “kẻ mạo danh.”
Họ phát hiện ra rằng cây phong lan thực ra rất tinh tế.
Phong lan “ma ca rong” bien hoa de thu hut ruoi-Hinh-2
 Họa tiết đốm trên cánh hoa cũng giúp thu hút côn trùng.

Chợ phiên lan rừng bán theo cân giữa Đà Nẵng

Mỗi cuối tuần, những người mê phong lan lại đến chợ phiên bán lan rừng theo ký trên vỉa hè đường Điện Biên Phủ, Đà Nẵng để thỏa sức lựa chọn.

Chợ phiên lan rừng nằm trên đường Điện Biên Phủ, TP. Đà Nẵng. Gọi là chợ phiên bởi người bán và mua chỉ dồn vào 2 ngày cuối tuần là thứ 7 và Chủ nhật.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.