Kỳ lạ vẹt không biết hót nhưng lại giỏi bắt chước tiếng người

Chúng ta từ lâu đã biết rằng có những loài chim có thể mô phỏng lại tiếng nói, trong đó nổi tiếng nhất phải kể đến vẹt. Nhưng bạn đã bao giờ tự hỏi vì sao vẹt lại có khả năng đặc biệt này?

Chúng ta từ lâu đã biết rằng có những loài chim có thể mô phỏng lại tiếng nói, trong đó nổi tiếng nhất phải kể đến vẹt. Trong tiếng Anh, từ "parrot" thậm chí còn được sử dụng như một động từ, mang nghĩa "lặp lại lời của người khác mà không hiểu". Nhưng bạn đã bao giờ tự hỏi vì sao vẹt lại có khả năng đặc biệt này?

Thật ra, kỹ năng mô phỏng âm thanh của các loài chim không chỉ có ở vẹt mà còn xuất hiện ở các loài chim biết hót.

Chim biết hót và kỹ năng bắt chước âm thanh

Nhiều loài chim và động vật có khả năng không chỉ tạo ra âm thanh riêng biệt của mình mà còn tái tạo âm thanh của các loài khác. Những sinh vật này được gọi là loài có khả năng bắt chước giọng (vocal mimics). Đa phần các loài biết bắt chước giọng đều thuộc nhóm chim biết hót. Ngược lại, các loài thuộc nhóm "suboscines" ít có khả năng này, ngoại trừ một số loài như vẹt và chim ruồi.

Ky la vet khong biet hot nhung lai gioi bat chuoc tieng nguoi

Ảnh cắt từ clip.

Gần một nửa số loài chim trên thế giới là chim biết hót. Nghiên cứu về loài chim sẻ vằn cho thấy, chim non học cách hót bằng cách bắt chước giọng hót của chim bố hoặc những con trống khác. Quá trình học này bắt đầu từ khi chúng còn rất nhỏ và kéo dài đến khi trưởng thành.

Một số loài chim biết hót còn sử dụng khả năng bắt chước để đánh lạc hướng kẻ săn mồi.

Kỹ năng hót và sự tiến hóa ở chim

Chim trống có âm vực rộng thường có lợi thế hơn trong việc thu hút bạn tình. Tương tự, những loài chim biết học nhiều bài hát có xu hướng giao phối thành công hơn. Theo thời gian, những loài chim không có khả năng hót tốt đã bị loại bỏ khỏi vòng tiến hóa. Nhờ vậy, chim biết hót không chỉ học giọng của loài mình mà còn học được giọng của các loài khác.

Do đó, kỹ năng bắt chước giọng nói ở chim biết hót phát triển như một sản phẩm phụ của quá trình học hót.

Vẹt và khả năng bắt chước giọng người

Mặc dù không thuộc nhóm chim biết hót, vẹt lại nổi tiếng với khả năng bắt chước giọng nói. Chúng có thể học cách phát âm phức tạp trong giọng nói của con người, thông qua việc nghe và quan sát người chăm sóc mình.

Khác với giả thuyết cũ cho rằng vẹt bắt chước để thu hút bạn tình hoặc xua đuổi kẻ săn mồi, lý do thực sự là chúng cố gắng xây dựng mối liên kết xã hội. Trong tự nhiên, vẹt bắt chước tiếng kêu của các loài khác vì cùng mục đích này.

Vẹt và việc học ngôn ngữ

Một nghiên cứu trên loài vẹt xám châu Phi cho thấy chúng không chỉ bắt chước giọng người mà còn hiểu được ý nghĩa của các từ, nhận biết đồ vật qua tên gọi và thậm chí là đếm. Điều này khiến các nhà khoa học đặt ra giả thuyết rằng khả năng ngôn ngữ của vẹt rất gần với con người.

Phát hiện này rất quan trọng, bởi trước đây, con người được cho là loài duy nhất có thể sử dụng ngôn ngữ. Tuy nhiên, nghiên cứu đã chỉ ra rằng vẹt cũng có khả năng nhận biết nhịp điệu và đếm số lượng, giống như con người.

Nhờ những nghiên cứu này, chúng ta biết rằng vẹt bắt chước tiếng người nhằm tạo mối liên kết xã hội. Dù vậy, các nhà khoa học vẫn chưa hiểu rõ hoàn toàn cơ chế bắt chước ở vẹt và một số loài "suboscines", cũng như liệu khả năng này có phát triển theo cách tương tự với quá trình học hót ở chim biết hót hay không.

Lý do vẹt bắt chước giọng người tốt đến vậy

Vẹt có khả năng tái tạo âm thanh nhờ cấu trúc giải phẫu đặc biệt của chúng. Âm thanh mà vẹt phát ra bắt nguồn từ một cơ quan gọi là syrinx nằm ở đáy khí quản. Khác với nhiều loài chim có hai màng rung trong syrinx, vẹt chỉ có một màng. Khi âm thanh thoát ra, chúng sử dụng lưỡi và mỏ để điều chỉnh âm thanh, nhờ vào chiếc lưỡi linh hoạt và mạnh mẽ.

Não của vẹt chứa những vùng liên kết đặc biệt giúp chúng nghe, ghi nhớ và tái tạo âm thanh phức tạp. Đặc biệt, vẹt có thêm một hệ thống trong não, giúp chúng học được cả tiếng gọi của loài mình lẫn tiếng của con người.

Nhờ sự kết hợp của giải phẫu và trí nhớ, vẹt không chỉ bắt chước giọng nói mà còn có thể học và ghi nhớ thông tin, giúp chúng giao tiếp với cả loài người và loài của mình.

Loài chim ngốc nhất hành tinh, giờ phút sinh tử thì 'mất trí nhớ'

Loài chim này thường "quên" rằng mình không thể bay, cố vỗ cánh và kết quả là chúng rơi xuống, dẫn đến chấn thương hoặc thậm chí tử vong.

Loai chim ngoc nhat hanh tinh, gio phut sinh tu thi 'mat tri nho'
Kakapo, hay còn gọi là vẹt cú, là một loài chim đặc hữu của New Zealand, nổi bật với nhiều đặc điểm độc đáo và tình trạng bảo tồn cực kỳ nguy cấp. Kakapo (danh pháp khoa học: Strigops habroptilus) là loài vẹt lớn nhất thế giới, với chiều dài trung bình khoảng 60 cm và cân nặng lên tới 2 kg.(Ảnh: WIRED) 

Loạt động vật vừa phát hiện ở Bình Thuận: Có 5 loài cực hiếm

Bẫy ảnh lắp đặt tại rừng phòng hộ Lòng Sông - Đá Bạc, Bình Thuận, đã ghi nhận 24 loài chim và thú, trong đó có 5 loài nguy cấp, quý, hiếm gồm: chà vá chân đen, tê tê java, công, sơn dương, khỉ đuôi lợn.

Loat dong vat vua phat hien o Binh Thuan: Co 5 loai cuc hiem
1. Chà vá chân đen (Pygathrix nigripes): Chà vá chân đen là một trong những loài linh trưởng đẹp nhất và cũng là một trong những loài nguy cấp nhất. Chúng sống chủ yếu ở các khu rừng nhiệt đới Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam. (Ảnh: Ban quản lý rừng phòng hộ Lòng Sông-Đá Bạc) 

Cú gỗ: Bậc thầy tàng hình, chung thủy nhất thế giới loài chim

Kẻ thù khó có thể phát hiện ra loài chim này, và khi gặp nguy hiểm, cú gỗ còn có thể giả chết.

Cu go: Bac thay tang hinh, chung thuy nhat the gioi loai chim
Trong vương quốc động vật, khả năng tàng hình là vũ khí tối thượng để sinh tồn, và cú gỗ (Central American Potoo) đã hoàn toàn làm chủ kỹ năng này. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.