Kinh hãi loài nấm có khả năng huỷ diệt nhiều cánh rừng

Cơ quan quốc gia về an ninh y tế Pháp (ANSES) vừa đưa ra các khuyến nghị nhằm ngăn chặn sự lây lan của một loài nấm có khả năng hủy hoại nhiều cánh rừng và cây cảnh.

Theo phóng viên TTXVN tại Paris, nhà chức trách Pháp đang lo lắng trước nguy cơ loài nấm có tên khoa học Phytophthora ramorum sẽ trở thành "cơn ác mộng" đối với các khu rừng của nước này. Trước tình hình trên, ANSES đã ban hành một tài liệu để cảnh báo các địa phương theo dõi sự lây lan và xóa bỏ các ổ nấm.

Theo ANSES, trên thực tế, nấm Phytophthora ramorum từng được biết đến do sự tàn phá mà nó đã gây ra ở nhiều nơi khác trên thế giới, như ở Mỹ với hàng triệu cây sồi đã bị chết vào những năm 1990, hay các trang trại trồng thông ở Anh bị ảnh hưởng nặng nề hồi năm 2009 do sự xâm lấn của loại nấm này. Bệnh được biểu hiện qua những đốm trên lá liên quan đến một lượng lớn bào tử nấm xâm chiếm cây, khiến cho các dòng nhựa bên trong thân cây rỉ ra bên ngoài .

Được phát hiện lần đầu tiên tại tỉnh Finistère, miền Tây nước Pháp, nấm Phytophthora ramorum đã khẳng định "tai tiếng” đáng sợ khi hủy hoại các cây thông. Tài liệu của ANSES đã chỉ ra những rủi ro lớn do loài nấm này gây ra đối với nhiều loại cây rừng và cây cảnh, tuy nhiên không thể đưa ra một con số chính xác.

Để ngăn chặn sự lây lan của loài nấm trên, ANSES đã khuyến nghị "giám sát chuyên sâu" tại các vùng có khí hậu thuận lợi cho sự phát triển của loài thực vật này như Bretagne Normandie và Limousin, cũng như ngừng trồng 3 giống thông truyền thống của các khu vực này được cho là dễ bị nấm "làm tổn thương".

Ngoài ra, ANSES cũng khuyến nghị tăng cường kiểm soát các vườn ươm cây cảnh, nhất là những khu vườn trồng đỗ quyên có nguy cơ bị nhiễm nấm cao. Theo cơ quan này, trong trường hợp phát hiện ra nấm Phytophthora ramorum trong rừng, cần chặt bỏ hoàn toàn những loài cây bị nhiễm bệnh để tránh sự lây lan của loài nấm nêu trên.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng... chóp nấm nở bung ra trông như một “tấm mạng che mặt” của những mỹ nhân thời xưa.

Ky la loai nam “che mat” nhu my nhan, quy hiem nhat Viet Nam
 Nấm Tâm Trúc có tên khoa học là Dictyophora indusiata. Loài nấm này còn có tên gọi khác là nấm nữ hoàng. Ảnh staticflickr.
Ky la loai nam “che mat” nhu my nhan, quy hiem nhat Viet Nam-Hinh-2
 Nấm Tâm Trúc khi trưởng thành có phần chóp nấm nở bung ra trông như một “tấm mạng che mặt” của những mỹ nhân thời xưa. Ảnh staticflickr.
Ky la loai nam “che mat” nhu my nhan, quy hiem nhat Viet Nam-Hinh-3
 Đặc biệt, phần chóp của nấm Tâm Trúc là vị trí có mùi hôi thối thu hút các loại côn trùng như ruồi, muỗi đậu. Ảnh google.
Ky la loai nam “che mat” nhu my nhan, quy hiem nhat Viet Nam-Hinh-4
 Nấm Tâm Trúc được xem là một loại thực phẩm cao cấp. Chiết xuất từ loài nấm này có khả năng phòng ngừa và điều trị rất nhiều bệnh như ung thư vú, chữa bệnh gout... Ảnh wikimedia.
Ky la loai nam “che mat” nhu my nhan, quy hiem nhat Viet Nam-Hinh-5
 Trên thế giới, nấm Tâm Trúc được tìm thấy trong tự nhiên ở các nước Châu Âu, Bắc Mỹ, và một số quốc gia ở khu vực Châu Á. Ảnh pinimg.
Ky la loai nam “che mat” nhu my nhan, quy hiem nhat Viet Nam-Hinh-6
 Ở nước ta, nấm Tâm Trúc được tìm thấy ở bờ ruộng, bờ tre, hoặc bờ sông. Ảnh imgur.
Ky la loai nam “che mat” nhu my nhan, quy hiem nhat Viet Nam-Hinh-7
 Cụ thể, nấm Tâm Trúc được phát hiện mọc hoang tại tỉnh Long An từ năm 2004. Ảnh chalitwong.
Ky la loai nam “che mat” nhu my nhan, quy hiem nhat Viet Nam-Hinh-8
Trung Quốc là quốc gia sản xuất nấm Tâm Trúc lớn nhất thế giới hiện nay dưới dạng sấy khô. Ảnh nahuby. 

Mời quý vị xem video: Chiêm ngưỡng cây cao nhất thế giới

Khám phá kỳ thú về loài nấm có vị cua độc đáo

(Kiến Thức) - Nấm Ngọc Tẩm có vị cua thanh mát và vị ngọt tự nhiên, chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Ở nước ta, nấm Ngọc Tẩm được trồng ở các tỉnh miền Trung như Thừa Thiên – Huế, Phú Quốc, Quảng Bình. 
 

Kham pha ky thu ve loai nam co vi cua doc dao
 Nấm Ngọc Tẩm còn có tên gọi khác là nấm vị cua do có vị cua đặc trưng rất độc đáo. Ảnh namlimxanh.
Kham pha ky thu ve loai nam co vi cua doc dao-Hinh-2
 Dựa vào màu sắc của mũ nấm, nấm Ngọc Tẩm được chia thành 2 loại là nấm Ngọc Tẩm trắng và nấm Ngọc Tẩm nâu. Ảnh namlimxanh.
Kham pha ky thu ve loai nam co vi cua doc dao-Hinh-3

Nấm Ngọc Tẩm thường mọc thành cụm từ 10 -20 cây, thường sinh trưởng và phát triển trong thời tiết mát mẻ. Ảnh namlimxanh. 

Kham pha ky thu ve loai nam co vi cua doc dao-Hinh-4
 Trên thế giới, nấm Ngọc Tẩm phân bố chủ yếu ở Trung Quốc, Nhật Bản, Bắc Mỹ và châu Âu. Ảnh blogspot.
Kham pha ky thu ve loai nam co vi cua doc dao-Hinh-5

Ở nước ta, nấm Ngọc Tẩm được trồng ở các tỉnh miền Trung như Thừa Thiên – Huế, Phú Quốc, Quảng Bình. Ảnh namlimxanh. 

Kham pha ky thu ve loai nam co vi cua doc dao-Hinh-6

Nấm Ngọc Tẩm có nhiều công dụng chữa bệnh như giúp tăng cường trí nhớ, tăng sức đề kháng, phòng chống xơ gan... Ảnh songkhoe. 

Kham pha ky thu ve loai nam co vi cua doc dao-Hinh-7
Nấm Ngọc Tẩm là nguyên liệu trong nhiều món ăn ngon như gà hấp nấm, gỏi sứa nấm vị cua... Nấm Ngọc Tẩm có thể dùng tươi hoặc phơi khô. Ảnh ecofam. 

Mời quý vị xem video: Những cách trang trí cây thông tuyệt đẹp

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.