Kinh dị chuyện rắn sống trong bụng người đàn bà

Chuyện kể rằng, con rắn phát triển quá lớn trong dạ dày. Mỗi khi bà Evers ăn, thức ăn đi vào là con rắn trào ngược lên cổ họng, gây nghẹt thở.

Đây là câu chuyện kinh khủng về một người phụ nữ sống ở Mercer, C.W, Mỹ, vợ của một người đàn ông tên là Evers, đăng trên Tạp chí Lock port Journal và được tờ Nytimes (10/7/1864) dẫn lại.
Suốt 4 năm liền, vợ của ông Evers đã phải chịu đựng những dấu hiệu khó chịu kỳ lạ ở trong dạ dày nhưng các bác sĩ đều rất “bối rối”. Cảm giác này tiếp tục tăng lên và một vài tháng sau, các bác sĩ giỏi nhất lúc bấy giờ cho rằng, đó là những hệ quả do sự tăng trưởng của một con rắn trong dạ dày. Nó đã phát triển quá lớn khiến bên ngoài bụng có hình như một cái bát.
Nhiều người tin rằng mình bị rắn chui vào dạ dày sinh sống khiến bụng to lên. Ảnh minh họa.
 Nhiều người tin rằng mình bị rắn chui vào dạ dày sinh sống khiến bụng to lên. Ảnh minh họa.
Khi nhấn bàn tay vào phần bụng này, con bò sát ở trong đã phản ứng lại và gây khó chịu cho dạ dày. Nhất là khi ăn thức ăn vào bên trong dạ dày, con rắn thường trào ngược lên cổ họng gây nghẹt thở. Lúc bấy giờ, các bác sĩ rất khó có thể lấy được con rắn ra khỏi bụng người phụ nữ với đảm bảo an toàn mạng sống một cách chắc chắn.
Song đây chưa phải là trường hợp xa xưa được cho là bị rắn chui vào và sinh sống trong bụng người. Theo cuốn sách A Cabinet of Medical Curiosities của tác giả Jan Bondeson thống kê, từ thế kỷ 16, 17 đã có rất nhiều trường hợp y học kỳ lạ xảy ra, trong đó có những trường hợp được cho là có rắn, cóc, ếch sinh sống trong dạ dày người.
Vào năm 1618, bác sĩ Melchior Sebizius cho biết một cậu con trai 17 tuổi bị đau trong dạ dày nhưng không thể chấn đoán ra bệnh gì. Vài tuần sau, cậu con trai này được tìm thấy chết trong tư thế ngồi ở ngoài ngôi nhà. Và ở dưới chỗ ngồi, người ta tìm thấy một con rắn. Bác sĩ Sebizius đã đưa ra giả thuyết rằng chính con rắn đã sinh sống trong dạ dày và khi nó chui ra ngoài đã khiến cậu con trai này bị chết.
Trước đó, một bác sĩ phẫu thuật nổi tiếng người Pháp Ambroise Paré đã thuật lại một trường hợp vào năm 1561 về một người phụ nữ sống ở Paris được cho là cũng có một con rắn sống ở trong dạ dày.
Tuy nhiên, trong cuốn sách A Cabinet of Medical Curiosities, Jan Bondeson dẫn lời các chuyên gia y học cho rằng, rắn sinh sống trong dạ dày người là điều khó có thể xảy ra. Những trường hợp được báo cáo đến nay hầu như đều chưa đưa ra được những nhân chứng và vật chứng xác đáng.
Không chỉ thế, nếu giả sử có con rắn đi vào trong cơ thể người thì nó sẽ bị bóp chết bởi lực co bóp của thành ruột. Hơn nữa, con rắn khi vào hệ tiêu hóa của một người cũng sẽ bị tiêu hóa như những đồ ăn khác bởi lực co bóp của dạ dày và các chất tiêu hóa được tiết ra.
Dạ dày và bụng người không phải là môi trường thích hợp để rắn có thể sinh sống và phát triển. Có trường hợp tưởng bị rắn chui vào ổ bụng nhưng lại là một loài sán dây có hình dạng dài giống như rắn.

Rắn lục đuôi đỏ - loài rắn chết ngay khi sinh con

(Kiến Thức) - Rắn lục đuôi đỏ mẹ (loài đang xuất hiện nhiều bất thường ở Nghệ An) từ giã cõi đời ngay sau khi đàn con chui ra từ chỗ rách trên cơ thể nó.

Gần đây, loài rắn lục đuôi đỏ xuất hiện nhiều bất thường tại các khu dân cư ở xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn, Nghệ An. Ngoài ra, nó còn rải rác xuất hiện ở các xã khác liền kề khiến người dân hoang mang, chính quyền đau đầu nghĩ biện pháp đối phó.
Gần đây, loài rắn lục đuôi đỏ xuất hiện nhiều bất thường tại các khu dân cư ở xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn, Nghệ An. Ngoài ra, nó còn rải rác xuất hiện ở các xã khác liền kề khiến người dân hoang mang, chính quyền đau đầu nghĩ biện pháp đối phó. 
Rắn lục đuôi đỏ có tên khoa học là Trimeresurus albolabris, thuộc họ Rắn lục (Viperidae), là một trong các loài rắn có nọc độc cực mạnh.
Rắn lục đuôi đỏ có tên khoa học là Trimeresurus albolabris,  thuộc họ Rắn lục (Viperidae), là một trong các loài rắn có nọc độc cực mạnh.  
Mức độ độc của nó chỉ đứng sau loài rắn hổ mang chúa.
Mức độ độc của nó chỉ đứng sau loài rắn hổ mang chúa. 
Loài rắn này có thân màu xanh và đuôi nâu đỏ, trung bình nặng khoảng 300 gram. Tổng chiều dài rắn đực là 600 mm, rắn cái dài 810 mm; chiều dài đuôi con đực 120 mm, con cái 130 mm.
Loài rắn này có thân màu xanh và đuôi nâu đỏ, trung bình nặng khoảng 300 gram. Tổng chiều dài rắn đực là 600 mm, rắn cái dài 810 mm; chiều dài đuôi con đực 120 mm, con cái 130 mm. 
Rắn lục đuôi đỏ là loài đặc biệt vì trong họ hàng nhà rắn lục, chỉ có loài này đẻ con, thay vì sinh sản bằng cách ấp trứng.
Rắn lục đuôi đỏ là loài đặc biệt vì trong họ hàng nhà rắn lục, chỉ có loài này đẻ con, thay vì sinh sản bằng cách ấp trứng. 
Trứng rắn lục đuôi đỏ được thụ tinh ngay trong bụng rắn mẹ và quây thành bào thai riêng biệt như của loài thú. Trong thời gian ấp trứng, rắn mẹ vẫn sinh hoạt bình thường. Lúc sinh con thì phần bụng chỗ hậu môn sẽ rách ra và toàn bộ số rắn con sẽ chui ra. Đó cũng là lúc kết thúc cuộc đời rắn mẹ.
Trứng rắn lục đuôi đỏ được thụ tinh ngay trong bụng rắn mẹ và quây thành bào thai riêng biệt như của loài thú. Trong thời gian ấp trứng, rắn mẹ vẫn sinh hoạt bình thường. Lúc sinh con thì phần bụng chỗ hậu môn sẽ rách ra và toàn bộ số rắn con sẽ chui ra. Đó cũng là lúc kết thúc cuộc đời rắn mẹ.  
Lúc rắn mẹ mang thai thì nọc độc của nó tập trung nhiều nhất và hung dữ nhất do cấu tạo đặc biệt.
Lúc rắn mẹ mang thai thì nọc độc của nó tập trung nhiều nhất và hung dữ nhất do cấu tạo đặc biệt. 
Mỗi lứa đẻ của rắn lục gồm từ 7 đến 16 rắn con có đặc điểm giống hệt rắn trưởng thành, dài 12 - 18cm.
Mỗi lứa đẻ của rắn lục gồm từ 7 đến 16 rắn con có đặc điểm giống hệt rắn trưởng thành, dài 12 - 18cm. 
Loài rắn này thường cư ngụ vào ban đêm trên mặt đất và nghỉ ngơi trên cây vào ban ngày. Thị lực của chúng rất tốt vào ban đêm nhưng ngược lại ban ngày lại yếu.
Loài rắn này thường cư ngụ vào ban đêm trên mặt đất và nghỉ ngơi trên cây vào ban ngày. Thị lực của chúng rất tốt vào ban đêm nhưng ngược lại ban ngày lại yếu.  
Da chúng có màu xanh để có thể dễ dàng ngụy trang.
Da chúng có màu xanh để có thể dễ dàng ngụy trang.  
Vết cắn này của loài này có thể gây ra nhiều vết thương nguy hiểm.
Vết cắn này của loài này có thể gây ra nhiều vết thương nguy hiểm.

Nọc độc rắn lục đuôi đỏ nguy hiểm cỡ nào?

(Kiến Thức) - Nọc của rắn lục đuôi đỏ  chỉ thua mỗi rắn hổ mang chúa về sự độc dữ. Trong thời gian mang thai, mức độ độc càng tăng mạnh.

Rắn lục đuôi đỏ là một trong các loài rắn có nọc độc cực mạnh. Mức độ độc của nó chỉ đứng sau loài rắn hổ mang chúa. Đặc biệt, khi mang bầu, rắn mẹ có nọc độc cao hơn bình thường.
Rắn lục đuôi đỏ là một trong các loài rắn có nọc độc cực mạnh. Mức độ độc của nó chỉ đứng sau loài rắn hổ mang chúa. Đặc biệt, khi mang bầu, rắn mẹ có nọc độc cao hơn bình thường. 
Gần đây, rắn lục đuôi đỏ xuất hiện nhiều bất thường tại các khu dân cư ở xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn, Nghệ An. Ngoài ra, nó còn rải rác xuất hiện ở các xã khác liền kề khiến người dân hoang mang, chính quyền đau đầu nghĩ ra các biện pháp đối phó.
Gần đây, rắn lục đuôi đỏ xuất hiện nhiều bất thường tại các khu dân cư ở xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn, Nghệ An. Ngoài ra, nó còn rải rác xuất hiện ở các xã khác liền kề khiến người dân hoang mang, chính quyền đau đầu nghĩ ra các biện pháp đối phó. 
Trong vài năm trở lại đây, rắn lục đuôi đỏ bùng phát ở nhiều tỉnh, thành. Nhiều người đã bị rắn cắn. Trong năm 2013, tại Bệnh viện Quân khu 9, trong 100 ca cấp cứu bị rắn lục cắn, có 63 trường hợp là do rắn lục đuôi đỏ.
Trong vài năm trở lại đây, rắn lục đuôi đỏ bùng phát ở nhiều tỉnh, thành. Nhiều người đã bị rắn cắn. Trong năm 2013, tại Bệnh viện Quân khu 9, trong 100 ca cấp cứu bị rắn lục cắn, có 63 trường hợp là do rắn lục đuôi đỏ. 
Ở các tỉnh, thành khác như Cần Thơ, theo thống kê 9 tháng đầu năm 2014,Bệnh viện Quân y 121 đã tiếp nhận 354 ca bị rắn cắn, trong đó 345 ca là do rắn lục đuôi đỏ cắn.
Ở các tỉnh, thành khác như Cần Thơ, theo thống kê 9 tháng đầu năm 2014,Bệnh viện Quân y 121 đã tiếp nhận 354 ca bị rắn cắn, trong đó 345 ca là do rắn lục đuôi đỏ cắn. 
Loài rắn lục đuôi đỏ cắn rất độc hại, vết thương sưng phù, đau nhức. Nếu chữa không kịp thời, vết thương sẽ phù lên, tím đỏ rồi gây thối thịt ở vết cắn.
 Loài rắn lục đuôi đỏ cắn rất độc hại, vết thương sưng phù, đau nhức. Nếu chữa không kịp thời, vết thương  sẽ phù lên, tím đỏ rồi gây thối thịt ở vết cắn. 
Hầu hết nạn nhân bị rắn lục đuôi đỏ cắn thường rất đau đớn. Vết cắn chảy máu không cầm, có tình trạng xuất huyết dưới da, xuất huyết tiêu hóa.
Hầu hết nạn nhân bị rắn lục đuôi đỏ cắn thường rất đau đớn. Vết cắn chảy máu không cầm, có tình trạng xuất huyết dưới da, xuất huyết tiêu hóa. 
Nạn nhân có các triệu chứng nôn, đau bụng, khó thở. Chỗ bị rắn cắn có thể bị hoại tử, nạn nhân thậm chí là tử vong nếu không cấp cứu kịp.
Nạn nhân có các triệu chứng nôn, đau bụng, khó thở. Chỗ bị rắn cắn có thể bị hoại tử, nạn nhân thậm chí là tử vong nếu không cấp cứu kịp. 
Sau khi bị rắn cắn, bệnh nhân rất đau nhức nhưng vẫn tỉnh táo. Tuy nhiên, khoảng 6 - 12 giờ sau, các điểm bị rắn cắn bắt đầu sưng, phù nề.
 Sau khi bị rắn cắn, bệnh nhân rất đau nhức nhưng vẫn tỉnh táo. Tuy nhiên, khoảng 6 - 12 giờ sau, các điểm bị rắn cắn bắt đầu sưng, phù nề.
Bệnh nhân bị rắn lục đuôi đỏ cắn thường dẫn đến nhiễm trùng, rối loạn đông máu, gây nguy hiểm đến tính mạng.
 Bệnh nhân bị rắn lục đuôi đỏ cắn thường dẫn đến nhiễm trùng, rối loạn đông máu, gây nguy hiểm đến tính mạng.
Người bị rắn lục đuôi đỏ cắn nếu không được chữa trị kịp thời sẽ tử vong.
Người bị rắn lục đuôi đỏ cắn nếu không được chữa trị kịp thời sẽ tử vong. 
Nhiều trường hợp trúng độc nặng, bệnh nhân cấp cứu muộn thêm chỉ vài giờ đồng hồ thì tính mạng cũng khó giữ.
Nhiều trường hợp trúng độc nặng, bệnh nhân cấp cứu muộn thêm chỉ vài giờ đồng hồ thì tính mạng cũng khó giữ. 
Điều đặc biệt nguy hiểm là rắn lục đuôi đỏ thường xuất hiện bất ngờ, ẩn trú khắp nơi, chỉ cần vô tình đến gần hay dẫm phải thì chúng liền tấn công rất nhanh.
Điều đặc biệt nguy hiểm là rắn lục đuôi đỏ thường xuất hiện bất ngờ, ẩn trú khắp nơi, chỉ cần vô tình đến gần hay dẫm phải thì chúng liền tấn công rất nhanh. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.