Kinh dị “chim đồ tể” với cách săn mồi tàn bạo

Loài chim đồ tể bách thanh giết và ăn thịt cả những con bướm và cóc độc, chúc găm con mồi vào gai nhọn và kiên nhẫn chờ đợi chất độc của con mồi suy giảm trước khi ăn.

Chim đồ tể bách thanh thường bay thấp sát mặt đất để tìm kiếm con mồi. Khi đã phát hiện mục tiêu, nó lao tới và tấn công con mồi bằng cú mổ chí mạng.

Kinh di “chim do te” voi cach san moi tan bao
 
Chúng cũng bắt các loài chim biết hót bằng cách tìm kiếm quanh các bụi rậm, đuổi theo không ngừng cho tới khi bắt và giết chết con mồi.

Chim bách thanh có thói quen xiên con mồi trên cành gai nhọn hoặc hàng rào thép gai để dự trữ thức ăn và quay trở lại sử dụng khi thức ăn khan hiếm.

Chúng cũng sử dụng gai nhọn để giữ chặt con mồi trong lúc kéo đứt các chi bằng chiếc mỏ cong nhọn hoắt. Vì những đặc tính săn mồi tàn bạo này mà chúng có biệt danh là “Chim đồ tể”.

Chim sáo bất lực, bị chim cắt hỏa dẫm "bẹp dúm"

(Kiến Thức) - Bị chim cắt hỏa mai bắt được, chim sáo tội nghiệp cố gắng chống trả, thế nhưng mọi nỗ lực của nó đều không thành công, còn bị chim cắt hỏa mai dùng móng vuốt ghim chặt, giẫm thẳng lên ngực.

Nhiếp ảnh gia nghiệp dư Terry Stevenson, ở Hempsted, Gloucester, Anh mới đây ghi được những hình ảnh ấn tượng.
Một con chim cắt hỏa mai đói mồi bắt được chim con chim sáo và giữ chặt con mồi bằng móng vuốt của mình.

Gặp loài chim “cao thủ” về trình quyến rũ bạn tình

(Kiến Thức) - Chim bowerbird còn được biết đến với tên gọi khác là chim xanh, chim phòng the. Đây là loài chim khiến cánh mày sâu phải nể phục bởi khả năng quyến rũ bạn tình vô cùng điêu luyện.

Gap loai chim “cao thu” ve trinh quyen ru ban tinh

Chim bowerbird, hay còn gọi là chim phòng the là loài chim đặc hữu trong các khu rừng nhiệt đới ẩm ướt của miền đông nước Úc. Loài chim này có sở thích lạ lùng đó là ưa chuộng màu xanh dương. Ảnh pixabay.

Gap loai chim “cao thu” ve trinh quyen ru ban tinh-Hinh-2
 Chim bowerbird có bộ lông màu xanh đen, ánh kim, trọng lượng khoảng 250g - 300g với chiều dài thân từ đầu đến đuôi khoảng 30cm. Ảnh genkcdn.
Gap loai chim “cao thu” ve trinh quyen ru ban tinh-Hinh-3
 Chim bowerbird ăn trái cây, đôi khi chúng cũng ăn côn trùng. Ảnh tinmoi.
Gap loai chim “cao thu” ve trinh quyen ru ban tinh-Hinh-4
 Những chú chim bowerbird đực có niềm đam mê đặc biệt với việc trang trí cho chiếc tổ của mình bằng hoa, lông, những viên đá, các mảnh nhựa hay viên thủy tinh nhiều màu sắc. Ảnh khoahoc.
Gap loai chim “cao thu” ve trinh quyen ru ban tinh-Hinh-5
 Chiếc tổ bắt mắt này được những chú chim bowerbird đực sử dụng làm mồi nhử dụ dỗ những chú chim cái tới để “góp mồi đẻ con chung” với chúng. Ảnh jcapt.
Gap loai chim “cao thu” ve trinh quyen ru ban tinh-Hinh-6
 Những chú chim bowerbird đực phải mất 9 - 10 tháng để xây dựng và trang hoàng tổ ấm. Ảnh blogspot.
Gap loai chim “cao thu” ve trinh quyen ru ban tinh-Hinh-7
 Những con chim bowerbird cái thích là dáng đi khệnh khạng hoa mỹ và những tiếng kêu lớn của chim đực. Ảnh SunFlower.

Mời quý vị xem video: Top các loài chim độc đáo nhất. Nguồn video: Top 5 kỳ thú

Giải "án oan" loài chim bị gọi là tú bà, kỹ nữ

(Kiến Thức) - Chim ô tác mái bị cho là không thuần tính, có thể tùy ý kết hợp với loài chim khác để "quan hệ", chỉ cần đó là chim trống là có thể sinh hoạt, không cần phải là chuẩn chim ô tác trống.

Chim ô tác là một loại chim có đầu nhỏ, cổ dài, những lông vũ trên lưng có họa tiết vằn, chấm khá bắt mắt. Không giống như những con chim bình thường, chim ô tác không giỏi bay lượn mà rất giỏi đi lại, lội nước.
Thời cổ đại, những con chim ô tác này bị gọi là chim tú bà, bị ghét bỏ và so sánh với những bà chủ kỹ viện, bà chủ lầu xanh. Vậy tại sao lại như thế?
Giai
 
Theo tìm hiểu, trong sách cổ "Quốc ngữ" của Trung Quốc có ghi chép lại, chim ô tác mái không thuần tính, có thể tùy ý kết hợp với loài chim khác để "quan hệ", chỉ cần đó là chim trống là có thể sinh hoạt vợ chồng, không cần phải là chuẩn chim ô tác trống.

Mời quý vị xem video: Điểm 5 loài chim độc đáo nhất thế giới. Nguồn video: Top 5 kỳ thú

Tiếp đó, trong cuốn "Bản thảo cương mục" của mình, học giả nổi tiếng Lý Thời Trân cũng lại miêu tả, so sánh hành vi "yêu" bừa bãi của chim ô tác mái với kỹ nữ lầu xanh, cho rằng không khác gì nhau.
Giai
 
Thế nhưng trên thực tế, loài chim ô tác bị oan uổng. Nguyên do là bởi ngoại hình giữa chim ô tác mái và chim ô tác trống có nhiều điểm khác biệt. Chim mái có màu sắc bộ lông không đẹp, không bắt mắt bằng chim trống.
Thêm vào đó, do không am hiểu và giỏi bay lượn, chim ô tác thường sinh hoạt nhiều trên mặt đất. Mọi người có thể dễ dàng quan sát hành vi của chúng.
Giai
 
Vì vậy khi chim ô tác "yêu", không ít người lầm tưởng rằng chim ô tác mái "quan hệ" với nhiều chim trống khác loài. Đây thực sự là nỗi oan cực lớn của chúng.
May mắn thay, khoa học phát triển, hiện chim ô tác đã được giải mối oan là loài chim tú bà, chim kỹ nữ.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.