Kiểu ăn rau tưởng ngon bổ lại có hại cho sức khỏe

Cách chế biến và tiêu thụ rau củ cũng đóng vai trò quan trọng để bảo vệ lợi ích dinh dưỡng và tránh các nguy cơ độc hại cho sức khỏe.

Rau củ là một phần quan trọng của chế độ dinh dưỡng hàng ngày để duy trì sức khỏe và ngăn chặn nhiều loại bệnh tật. Tuy nhiên, cách chế biến và tiêu thụ rau củ cũng đóng vai trò quan trọng để bảo vệ lợi ích dinh dưỡng và tránh các nguy cơ độc hại cho sức khỏe.
Kieu an rau tuong ngon bo lai co hai cho suc khoe
Không phải tất cả các loại rau đều thích hợp để ăn sống. Ảnh: Pinterest.
Một số lầm tưởng phổ biến khi ăn rau có thể dẫn đến việc giảm giá trị dinh dưỡng và thậm chí có thể gây hại. Dưới đây là một số kiểu ăn rau tưởng ngon bổ nhưng lại có thể "độc hại" vô cùng:
Gọt bỏ hết vỏ rau củ: nhiều loại rau củ tươi mà vỏ chứa nhiều vitamin C hơn cả thân và lá. Gọt bỏ hết vỏ có thể làm mất đi nguồn dinh dưỡng quan trọng. Ví dụ, vỏ bí đỏ, củ cải, cà rốt, cà tím nên được giữ lại sau khi rửa sạch.
Chỉ ăn rau sống: mặc dù ăn rau sống giữ nguyên một số dưỡng chất, nhưng không phải tất cả các loại rau đều thích hợp để ăn sống. Nấu chín giúp phá vỡ thành tế bào của rau, làm cho chúng dễ tiêu hóa hơn và cung cấp lợi ích dinh dưỡng tốt hơn.
Luộc rau quá nhừ: luộc rau quá lâu có thể làm mất đi nhiều vitamin C và B1. Thời gian luộc nên ngắn, và nước luộc không nên quá ít để đảm bảo rau giữ nguyên chất dinh dưỡng.
Để rau đã nấu chín qua đêm: rau nấu chín sau đó để qua đêm có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phân hủy, tạo ra nitrite - chất gây ung thư. Nên tránh ăn rau đã nấu chín để đảm bảo an toàn.
Cho quá ít nước khi luộc rau: nước luộc rau cũng chứa nhiều dưỡng chất, giữ lại nước luộc có thể sử dụng để làm súp hoặc nước sốt.
Cắt rau trước khi rửa: cắt rau trước khi rửa có thể làm mất đi một lượng lớn vitamin B và C do chúng hòa tan trong nước.
Rửa rau không kỹ: rau có thể chứa thuốc trừ sâu, và việc rửa không kỹ có thể làm tăng rủi ro tiêu thụ các chất độc hại.
Ngâm rau với nước muối lâu: ngâm rau trong nước muối lâu có thể làm mất đi các chất dinh dưỡng và thậm chí làm thay đổi hương vị của rau.
Ăn rau củ muối: rau củ chế biến với muối có thể tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày và tăng huyết áp.
Nhớ rằng, việc lựa chọn, chế biến và tiêu thụ rau củ đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hãy luôn chú ý đến cách bạn xử lý và ăn rau để tận dụng đầy đủ giá trị dinh dưỡng và tránh nguy cơ độc hại.

Thói quen rửa rau sống sai lầm nhiều gia đình Việt thường mắc

Rau sống là món ăn khoái khẩu của không ít gia đình. Nhiều bà nội trợ cho rằng ngâm rau trong nước muối là có thể an tâm tuy nhiên điều này chưa chính xác.

Việt Nam có khí hậu nhiệt đới - điều kiện lý tưởng cho ký sinh trùng phát triển. Hiện đời sống được nâng lên, người dân ý thức hơn về vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng số ca mắc ký sinh trùng vẫn cao.

TS.BS Trần Huy Thọ - Phó giám đốc Bệnh viện Đặng Văn Ngữ cho biết, ai cũng có thể nhiễm ký sinh trùng. Đó là những người có thói quen ăn đồ tái sống, rau thủy sinh hay những người trực tiếp sản xuất, làm ruộng – quá trình làm việc không có bảo hộ. Bệnh nhân tiếp xúc trực tiếp với đất, cát sẽ bị ấu trùng xâm nhập. Ngoài ra, những người nội trợ chế biến thực phẩm không đeo găng tay bảo hộ cũng dễ nhiễm ký sinh trùng.

Bệnh viện Đặng Văn Ngữ từng tiếp nhận nhiều ca nhiễm ký sinh trùng do thói quen ăn uống. “Khí hậu nhiệt đới của nước ta thuận lợi cho ký sinh trùng phát triển nên bệnh phát triển quanh năm. Tuy nhiên vào mùa hè do trẻ được nghỉ học, nhiều gia đình đưa con đi khám nên số lượng bệnh nhân tăng hơn”, TS.BS Thọ thông tin.

TS.BS Trần Huy Thọ cũng cho biết, quá trình thăm khám, nhiều bệnh nhân chia sẻ rất cẩn thận trong ăn uống. Họ không bao giờ ăn đồ tái và thường xuyên ngâm rau sống vào nước muối trước khi sử dụng nhưng vẫn bị nhiễm ký sinh trùng. Theo bác sĩ, nguyên nhân là do nhiều người ngâm nước muối nhưng không biết chính xác tác dụng của việc này. Ngâm muối không phải để sát khuẩn rau, mục đích chính là tạo môi trường để trứng giun, sán nổi lên. Theo bác sĩ, người dân cần ngâm muối để các trứng giun, ấu trùng nổi lên. Sau đó, chúng ta dìm rau xuống và chắt nước ra. Như vậy trứng giun, sán nổi lên trên và bị đổ theo nước ra ngoài. “Nếu ngâm rau trong nước muối sau đó nhấc lên sẽ không có tác dụng khi trứng, ấu trùng lại tiếp tục bám vào rau”, TS.BS Thọ cho biết.

Thoi quen rua rau song sai lam nhieu gia dinh Viet thuong mac

Người dân nên rửa rau dưới vòi nước chảy và ngâm nước muối sau đó, từ từ dìm rau xuống, đổ nước ra ngoài. Trứng giun, sán nổi lên trên sẽ theo nước bị đổ ra ngoài.

Ký sinh trùng ít gây nguy hiểm tính mạng nhưng xâm nhập vào cơ thể lâu ngày sẽ lấy chất dinh dưỡng khiến trẻ em sẽ kém phát triển, người lớn suy giảm, hấp thu kém, ảnh hưởng sức khỏe. Theo TS.BS Thọ ăn uống đảm bảo vệ sinh là cách phòng chống ký sinh trùng tốt nhất. Cũng theo TS.BS Thọ, chúng ta đừng nghĩ rau cửa hàng, siêu thị sạch. Tốt nhất người dân nên rửa rau dưới vòi nước chảy và ngâm nước muối sau đó, đổ nước ra ngoài để loại bớt trứng giun, sán.

Về vấn đề này, GS.TS.BS Nguyễn Văn Đề - nguyên Trưởng Bộ môn Ký sinh trùng (Đại học Y Hà Nội), cũng cho biết có nhiều nguyên nhân mắc ký sinh trùng, hay gặp nhất là qua ăn uống. Cụ thể với sán lá gan lớn và giun đũa chó mèo chủ yếu nhiễm thông qua việc ăn rau sống. Trong đó, có hai loại chính là rau thủy sinh và rau trên cạn.

Rau thủy sinh là các loại rau ở dưới nước và bùn lầy như rau ngổ, rau muống nước, cải xoong, cần nước… Trong các loại rau thủy sinh, có hai loại ký sinh trùng chính đó là sán lá gan lớn Fasciola và sán lá ruột lớn Fasciolopsis. Hai loại sán này đi vào cơ thể qua đường ăn uống, cụ thể là ăn các loại rau thủy sinh sống và tái, làm nộm, gỏi… Ấu trùng 2 loài sán này chui vào trong gọng rau nên không thể rửa sạch ấu trùng. Khi ăn lẩu, chúng ta chỉ nhúng qua, ấu trùng vẫn sống và gây bệnh.

“Tôi đi qua các hàng quán và nhìn thấy những rổ rau muống chẻ, rau ngổ xanh non, bắt mắt. Tuy nhiên ăn sống những loại rau đó nguy cơ nhiễm ký sinh trùng rất cao”, GS.TS Đề nói.

Tại các gia đình dù đã dùng các loại dung dịch, hóa chất hay rửa kỹ từng ngọn rau muống, rau cần hay từng lá rau ngổ trước khi ăn nhưng điều đó chỉ khiến chúng ta yên tâm về mặt tâm lý. Thực tế, các loại rau thủy sinh dù có rửa thế nào cũng không thể sạch ký sinh trùng.

“Bản chất sán lá gan lớn không ký sinh trên lá rau. Chúng ký sinh ở thành thân rau hoặc bên trong các thân cây rau. Do vậy, chúng ta có rửa sạch đến mấy cũng không hết được ký sinh trùng”, GS.TS Đề nhận định.

Đối với rau trên cạn hầu hết là nhiễm trứng giun đũa chó mèo từ phân của các động vật này. Đáng lưu ý, không chỉ có ở trong đất, trong rau, trứng loại ký sinh trùng trên còn bay cả trong bụi. Đó là lý do vì sao nhiều gia đình dù không nuôi chó mèo nhưng vẫn bị nhiễm loại ký sinh trùng này.

Một vấn đề nữa với rau trên cạn, ngoài mầm bệnh giun đũa chó mèo còn nhiều mầm bệnh giun sán khác như trứng sán dây lợn gây bệnh ấu trùng sán lợn, trứng giun đũa, giun tóc, ấu trùng giun lươn ruột Strongyloides và ấu trùng giun lươn não Angiostrongylus. Loại ấu trùng Angiostrongylus có nhiều trong ốc sên, khi ốc sên bò vào rau thơm hay lá các loại rau, chúng rải nhựa trên lá rau. Nếu chúng ta không rửa sạch, ăn sống cũng sẽ bị nhiễm loại ký sinh trùng này.

Để phòng bệnh, TS.GS Đề khuyến cáo người dân nên ăn chín, uống sôi, quá trình lao động nên có đồ bảo hộ. Ngoài ra, người dân nên đi khám sức khỏe trong đó kiểm tra, làm xét nghiệm về ký sinh trùng để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Thoi quen rua rau song sai lam nhieu gia dinh Viet thuong mac-Hinh-2

Tác dụng của loại thực phẩm quen thuộc nhưng hay bị chê

Không được đánh giá cao như gạo lứt nhưng gạo trắng vẫn có thể là một phần của chế độ ăn uống cân bằng và bổ dưỡng.

Thoi quen rua rau song sai lam nhieu gia dinh Viet thuong mac-Hinh-3

Chuyên gia Harvard chia sẻ thực phẩm giúp não trẻ khỏe
Tiến sĩ Naidoo thường xuyên ăn trứng, sữa chua, các loại đậu, cá hồi chứa nhiều loại vitamin B.

Căn bệnh “ung thư xanh” dễ mắc, cực kỳ khó chữa

Bệnh Crohn hay "ung thư xanh" sẽ khiến bệnh nhân thường xuyên bị tiêu chảy, đau bụng, lúc nào cũng muốn đi vệ sinh, bệnh tật tái đi tái lại, uống thuốc dài ngày, chịu đủ thứ hành hạ.

Thường xuyên bị tiêu chảy, đau bụng, lúc nào cũng muốn đi vệ sinh, đối mặt với đủ loại thức ăn mình thích mà không dám ăn, bệnh tật tái đi tái lại, uống thuốc dài ngày, chịu đủ thứ hành hạ... Những rắc rối không thể tưởng tượng này có thể là trải nghiệm hàng ngày của bệnh nhân mắc bệnh Crohn hay "ung thư xanh".

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.