Không chỉ trông chờ vào Ban chỉ đạo

(Kiến Thức) - GS.TSKH Phan Xuân Sơn, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh nêu quan điểm nhân việc Bộ Tài chính đề nghị thành lập Ban chỉ đạo chống thất thu ngân sách ở các tỉnh, thành phố.

Chắc chắn, bộ máy sẽ cồng kềnh
Bộ Tài chính vừa có công văn đề nghị các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (T.Ư) thành lập Ban chỉ đạo chống thất thu ngân sách. Ông nhìn nhận vấn đề này thế nào?
Thứ nhất: Về mặt tổ chức, nhân sự, theo công văn này thì thành viên ban chỉ đạo chủ yếu là kiêm nhiệm. Còn lại, dù chưa nói rõ nhưng sẽ có một bộ phận giúp việc như thư ký, văn thư... phải là chuyên trách. Vì thế, chắc chắn bộ máy sẽ cồng kềnh vì tăng biên chế. Ngoài ra còn tăng chi ngân sách cho cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hoạt động.
Thứ hai: Việc chống thất thu ngân sách thuộc về chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tài chính, trực tiếp là Tổng cục thuế, Cục thuế cấp tỉnh, Chi cục thuế cấp huyện và UBND các tỉnh, thành phố. Việc thu ngân sách, hay chống thất thu ngân sách là nhiệm vụ thường xuyên của các cơ quan này. Lập thêm "Ban chỉ đạo" - cơ quan tham mưu, giúp việc sẽ bị trùng chức năng, có sự chồng lấn.
Có vẻ, ông nghi ngờ hiệu quả của ban này?
Hiện, chúng ta có một bộ máy chuyên nghiệp từ Trung ương đến địa phương làm nhiệm vụ thu ngân sách mà vẫn còn khó khăn, bất cập, thì thêm một ban chỉ đạo cũng khó giải quyết triệt để được vấn đề. Rồi chi phí, công sức bỏ ra thì nhiều, mà kết quả sẽ không tương xứng. 
Có những vấn đề gần như bất lực
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ hôm 27/6, Bộ Tài chính thừa nhận ở tình huống tích cực nhất, ngân sách vẫn bị hụt 65.000 tỷ đồng. Có vẻ, Bộ đang kỳ vọng các ban chỉ đạo này sẽ đảm bảo nguồn thu? 
Đúng là, bằng trực quan cũng thấy được thất thu ngân sách hiện nay khá phổ biến. Có nhiều khoản lẽ ra phải có thu, nhưng chúng ta không thu được. Việc đề xuất thành lập Ban chỉ đạo chống thất thu ngân sách ở các địa phương là một trong những cố gắng và là một giải pháp mới. Nhưng nói rằng các ban chỉ đạo này có thể giải quyết, hoặc giải quyết cơ bản vấn đề thất thu ngân sách thì tôi e rằng chưa thể, nói cách khác thì không thể trông chờ được.
Ở một góc độ nào đó, ông có cho rằng, thành lập Ban chỉ đạo chống thất thu ngân sách chứng tỏ sự bất lực của Bộ?
Hiện nay, không chỉ riêng Bộ Tài chính gặp phải những thách thức nan giải đâu. Bộ nào mà chẳng gặp nhiều vấn đề. Không phải các bộ "bất lực" cả đâu, mà có những vấn đề gần như bất lực. Điều này có nhiều nguyên nhân. Nhưng nguyên nhân chính là quá trình cải cách hành hành chính của ta chậm, hiệu quả chưa đáp ứng với mong muốn. Cơ chế cũ vẫn hoành hành khá mạnh, cơ chế mới còn yếu. Từ bộ máy hành chính, công chức, thể chế, thủ tục, quản lý công sản, ngân sách... đều chưa đạt yêu cầu trong sạch, vững mạnh, dân chủ, hiện đại theo chủ trương của Đảng đề ra. Chúng ta đã cải cách hành chính hơn chục năm nay rồi, nhưng có những việc không chuyển. 
GS.TSKH Phan Xuân Sơn, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh nói về việc thành lập Ban chỉ đạo chống thất thu ngân sách.
GS.TSKH Phan Xuân Sơn, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia            Hồ Chí Minh nói về việc thành lập Ban chỉ đạo chống thất thu ngân sách. 
Đổi mới bộ máy thay vì tăng bộ phận tham mưu
Thất thu ngân sách vẫn ở mức cao, phải chăng vì chúng ta thiếu những ban chỉ đạo thực sự hiệu quả?
Có thể lập luận như thế. Nhưng việc thu ngân sách thì chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho phép thu cái gì, thu bao nhiêu, thu như thế nào rồi. Bây giờ chỉ còn là bộ phận điều hành thực hiện việc thu đó thôi. Nó thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương các cấp. Vấn đề phải đổi mới tổ chức các cơ quan này, đổi mới phương thức điều hành, cách thức thu chi, để thu cho hết, cho đủ, cho đúng. Ta còn bỏ trống nhiều khoản lắm. Nếu đổi mới các cơ quan điều hành cho riết ráo, chặt chẽ thì chắc là tốt hơn việc lập thêm các ban chỉ đạo.
Nghĩa là hiện nay, ngân sách thất thu do người ta không làm riết ráo?
Cái đó cũng có cơ sở.
Theo ông thì cái gì chi phối việc người ta đã không làm riết ráo công tác này?
Thứ nhất, hệ thống thể chế của ta đang đổi mới nên chưa đầy đủ, chưa rõ ràng, còn chồng chéo. Thứ hai, trong thực tiễn, chúng ta chuyển đổi mô hình quản lý từ tập trung quan liêu bao cấp sang mô hình quản lý mới theo Nhà nước pháp quyền và cơ chế thị trường chưa hoàn thiện. Sự bất cập trong quản lý là tất yếu. 
Nếu không dùng Ban chỉ đạo chống thất thu ngân sách thì Bộ Tài chính cần phải làm gì để đảm bảo nguồn thu, thưa ông?
Phải xác định đúng đối tượng thu. Ví như để buôn lậu xảy ra, ta không làm tốt nên mới thất thu. Hay trong bất động sản, Nhà nước cấp nhà cho một cơ quan nào đó nhưng cơ quan này cho thuê rồi đút túi mà ngân sách chẳng thu được đồng nào... Nghĩa là, cần phải có những giải pháp chặt chẽ và đương nhiên, phải đổi mới bộ máy hành chính, đội ngũ công chức, thủ tục hành chính, nhận thức rõ đối tượng quản lý, cơ chế quản lý chứ không phải là tăng bộ phận tham mưu.
Thời của ban chỉ đạo "lên ngôi"
Ông đánh giá thế nào về vai trò của các ban chỉ đạo?
Ban chỉ đạo có chức năng tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo để giải quyết những vấn đề quan trọng. Nó không phải là một cấp chính quyền nhưng nó nhìn nhận các vấn đề, giúp cho sự chỉ đạo sâu sát hơn, toàn diện hơn, hiệu quả hơn. 
Nhưng nói thật, đó là mô hình ban chỉ đạo ở cấp T.Ư chứ ở tỉnh thì khó mà hiệu quả. Vì ban chỉ đạo được thành lập từ các sở, huyện nên không được tính là cơ quan độc lập, thực ra là bị trùng với nhiệm vụ của Chủ tịch tỉnh, của các sở. Nói chung, sự trùng lắp thường chỉ thêm rối mà không hiệu quả.
Có vẻ bây giờ, cứ gặp khó khăn là lập ban chỉ đạo thì phải?
Đúng là vừa rồi có nhiều quyết định liên quan đến ban chỉ đạo. Thực ra, nó cũng không có quyền hành gì ghê gớm đâu, không có đặc quyền đặc lợi. Nhưng điều đó cũng khiến người ta liên tưởng giờ là thời để ban chỉ đạo lên ngôi.
Cái chính bây giờ, theo tôi, không phải là lập các ban chỉ đạo mà từ bộ máy đang có, phải giải quyết thế nào cho hiện đại, minh bạch, dân chủ, hiệu lực và hiệu quả. 
Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện!
- Trong công văn số 10343/BTC-TCT về việc tăng cường công tác chỉ đạo thu ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2013, Bộ Tài chính nêu rõ: "Thành lập Ban chỉ đạo chống thất thu ngân sách và đôn đốc thu hồi nợ đọng trên địa bàn tỉnh/thành phố do đồng chí Chủ tịch ủy ban làm trưởng ban, các cơ quan, ban, ngành thuộc tỉnh/thành phố, quận/huyện làm thành viên. Ban chỉ đạo sẽ xử lý ngay những vấn đề có liên quan đến thu NSNN". 
- "Nếu không cẩn thận, việc thành lập Ban chỉ đạo chống thất thu ngân sách sẽ làm tăng bội chi ngân sách lên vì phải trả lương cho đội ngũ biên chế bổ sung, chi phí hoạt động của Ban. Trong bối cảnh bội chi ngân sách lớn thì giảm một đồng cũng tốt".
GS.TSKH Phan Xuân Sơn

Người ta còn “chặt chém” cả tiền ngân sách

Xin lỗi là chưa đủ

Ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch đã xin lỗi một vị khách người Úc khi đi xích lô bị "chặt chém" ở ngay Hà Nội. Ông nghĩ sao về chuyện này?

Lãnh đạo, mấy ai quan tâm đến lương!

(Kiến Thức) - "Nhiều lãnh đạo không quan tâm đến đời sống của cán bộ công nhân viên, họ cũng chẳng quan tâm đến tiền lương của chính họ, bởi "lậu" của họ quá nhiều rồi".

TS Nguyễn Văn Nam, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thương mại đã chia sẻ như vậy với phóng viên.
Không gì người ta không xà xẻo cả!

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.