TS Nguyễn Văn Nam, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thương mại. |
Công khai lương: Dân mừng – lãnh đạo lo!
Thua lỗ mà dám nhận lương cao – vì sao?
Từ 1/2/2013, theo Luật phòng chống tham nhũng sửa đổi, lãnh đạo doanh nghiệp Nhà nước phải công khai lương, thu nhập. Theo ông, giải pháp này có phải là chìa khóa ngăn chặn tham nhũng trong các doanh nghiệp nhà nước hiệu quả?
Kê khai tài sản của người có chức quyền là một trong nhiều giải pháp phòng chống tham nhũng. Người đứng đầu doanh nghiệp Nhà nước đương nhiên cũng phải nằm trong diện điều chỉnh đó. Thường xuyên khai báo để dân và cơ quan Nhà nước giám sát diễn biến sự giàu sang đó. Xem sự giàu sang đó là chính đáng hay còn có điều gì khuất tất, hay do tham nhũng mà có được.
Ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung Ương. |
Theo ông thì tại sao lại phải đặt vấn đề công khai lương và thu nhập của lãnh đạo doanh nghiệp Nhà nước?
Đặt vấn đề như vậy là đúng quá còn gì. Thử xem trên báo chí thời gian vừa rồi, lương của lãnh đạo doanh nghiệp điện, dầu khí, than, vinashin, vinaline... là bao nhiêu. Thu nhập của họ chênh lệch với lương khởi điểm của người công nhân như thế nào. Qua đó đã thấy được sự không công bằng rồi.
Ông có thể chỉ cụ thể của cái gọi là “không công bằng”?
Lương đó đã quá chênh lệch so với thu nhập của đa số người dân lao động. Nó có thể không công bằng nếu so với hiệu quả lao động của họ.
Nhưng sẽ có người lý giải cái sự thiếu công bằng ấy rằng lương cao là do hiệu quả lao động của họ cũng cao?
Trong khi hầu hết các doanh nghiệp nhà nước đều làm ăn không hiệu quả, thua lỗ hàng nghìn tỉ, sai phạm chồng chéo, thì hiệu quả ở đâu? Anh làm cho doanh nghiệp bị thất thu mà anh dám nhận lương cao thế là vì sao? Điều này có nghịch lý không? Rõ ràng là không công bằng.
Vậy thì vì sao lương của họ vẫn cao?
Tôi cũng tự hỏi có phải vì họ tự phong hay là vì theo quy định của Nhà nước mà họ được hưởng lương cao như vậy. Nếu họ được quyền tự phong thì căn cứ vào đâu mà họ phong cho mình mức lương cao thế? Trong khi doanh nghiệp thì làm ăn thua lỗ, nợ nần chồng chất.
Lãnh đạo thế thì không thể tha thứ được!
Vậy là theo ý ông, bất cập lớn nhất của con số lương khủng này là khi so sánh với hiệu quả công việc?
Đúng vậy. Làm theo năng lực, hưởng theo hiệu quả lao động. Lẽ ra khi công ty làm ăn thua lỗ thì lãnh đạo phải tình nguyện giảm lương của mình, thậm chí không nhận lương. Chứ đã làm ăn be bét mà lại còn tham nhũng nữa thì không thể tha thứ được!
Khi quy định buộc phải công khai cả lương và thu nhập của lãnh đạo doanh nghiệp, có người băn khoăn không biết làm có dễ?
Ta đừng bàn nó dễ hay không mà tôi thấy đưa thành điều khoản trong luật như vậy là đáng hoan nghênh. Còn thực hiện kê khai một cách trung thực thì không dễ. Có những người lãnh đạo sẽ tự hào vì được kê khai chi tiết thu nhập của mình. Khi đơn vị của họ làm ăn hiệu quả, đóng góp cho nhà nước tốt, đời sống công nhân viên ổn định, lương và thu nhập lãnh đạo cao, thì đáng tự hào lắm chứ.
Theo ông, lãnh đạo các doanh nghiệp Nhà nước hiện nay sẽ cảm thấy mừng hay lo?
Người làm việc có hiệu quả, có thu nhập đường đường chính chính thì họ càng vui. Họ công khai cho mọi người biết thành quả lao động, giá trị chất xám của họ là như thế. Nhưng với người có khuất tất thì nhất định là họ lo lắng rồi. Người đàng hoàng thì tự hào, người khuất tất thì tự xấu hổ.
Hiệu quả của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước chưa tương xứng với vai trò của nó trong nền kinh tế. Rõ ràng, người đứng đầu phải công khai thu nhập, e là họ không mừng?
Tôi nghĩ là không nên trả lời thay họ. Nhưng không cần phải đoán thì cũng thấy, họ mừng thế nào được. Còn tình trạng kinh doanh của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước thì báo chí nêu rồi, kết quả thanh tra nói lên rồi, kết quả kiểm toán thông báo rồi, Chính phủ báo cáo rồi, Quốc hội kết luận rồi. Còn gì để nói nữa? Rõ ràng không có hiệu quả.
Tăng lương ai chẳng thích, nhưng...
Sự cào bằng đáng sợ
Trong phiên khai mạc kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa XIII sáng 22/10, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định sẽ tăng lương ngay khi có điều kiện, ưu tiên người có công và cán bộ hưu trí. Trước đó, trong báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2013, Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ cho biết, do tình hình thu ngân sách năm 2012 rất khó khăn và tiếp tục khó trong năm tới, Chính phủ không bố trí nguồn thực hiện chi cải cách tiền lương theo lộ trình vào năm 2013. Bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Uỷ ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội tính toán, sẽ có khoảng 22 triệu người dân bị tác động nếu không tăng lương vào năm 2013. |
Nước mình có cái lạ, học vị Tiến sĩ thì tiền lương cũng chỉ tính như cử nhân và tăng theo thâm niên công tác thôi - đó là một sự cào bằng đáng sợ. Thế nên, lương của tôi cũng chỉ ba triệu với hai lần tăng bậc.
Tiền lương như thế thì anh sống thế nào?
Tôi cứ nói vui với bạn bè là "lương này thì cứ tập yoga - hít thở đều là sống". Còn thực tế, tôi phải cắt bớt nhiều khoản thì mới tạm đủ.
Nếu có thể, hãy chia sẻ khoản mà anh buộc phải cắt bớt!
Tôi cắt nhiều thứ lắm: Giảm ăn, giảm tiêu, giảm mua sách vở, giảm tối đa các giao đãi xã hội, mỗi lần ra khỏi nhà là kết hợp vài việc một lúc để tiết kiệm thời gian và cả xăng xe nữa.
Sách chuyên ngành có vai trò như thế nào đối với những người làm công tác nghiên cứu như anh?
Rất quan trọng chứ. Thế nhưng, hầu như sách tôi có được là từ trước khi lấy vợ. Còn từ ngày lấy vợ thì hầu như không mua được mấy. Vì mua sách là lạm ngay vào tiền sữa, tiền thức ăn của con.
3 điểm 9 trượt đại học y và những cái chết oan uổng
(Kiến Thức) - Trên đất nước Việt Nam, hàng ngày không biết còn bao nhiêu trường hợp chết oan do thiếu bác sỹ có tay nghề thực sự.
Vậy là 3 điểm 9 đã chắc chắn trượt Đại học Y Hà Nội, thầy hiệu trưởng Nguyễn Đức Hinh và Hội đồng tuyển sinh nhà trường cũng đã có tờ trình gửi Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Y tế xin cho phép các em có cơ hội được học với chỉ tiêu ngoài ngân sách. Như vậy, các em có được thực hiện giấc mơ trở thành bác sỹ hay không đang phụ thuộc vào bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến và bộ trưởng Phạm Vũ Luận. Với tình hình thiếu bác sỹ giỏi trầm trọng, với tầm nhìn của bộ trưởng Tiến chắc bà sẽ không bỏ lỡ cơ hội này. Số phận đỗ hay trượt của các em giờ đây phần lớn là do bộ trưởng Luận quyết định.
Việt Nam đang rất cần bác sỹ giỏi và quy trình cấp cứu tốt. Ảnh: SK&ĐS