- “Yêu cầu lãnh đạo doanh nghiệp Nhà nước phải công khai lương, thu nhập là điều tôi tán thành. Việc công khai đó thì ai mừng, ai lo? Dân mừng, nhưng tôi ngờ là nhiều lãnh đạo lo đấy. Vì làm ăn thua lỗ, thất thoát, lãng phí, kém hiệu quả… mà lãnh đạo vẫn nhận lương khủng thì cũng đáng xấu hổ lắm”, ông Vũ Quốc Hùng - nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung Ương chia sẻ.
Thua lỗ mà dám nhận lương cao – vì sao?
Từ 1/2/2013, theo Luật phòng chống tham nhũng sửa đổi, lãnh đạo doanh nghiệp Nhà nước phải công khai lương, thu nhập. Theo ông, giải pháp này có phải là chìa khóa ngăn chặn tham nhũng trong các doanh nghiệp nhà nước hiệu quả?
Kê khai tài sản của người có chức quyền là một trong nhiều giải pháp phòng chống tham nhũng. Người đứng đầu doanh nghiệp Nhà nước đương nhiên cũng phải nằm trong diện điều chỉnh đó. Thường xuyên khai báo để dân và cơ quan Nhà nước giám sát diễn biến sự giàu sang đó. Xem sự giàu sang đó là chính đáng hay còn có điều gì khuất tất, hay do tham nhũng mà có được.
Thua lỗ mà dám nhận lương cao – vì sao?
Từ 1/2/2013, theo Luật phòng chống tham nhũng sửa đổi, lãnh đạo doanh nghiệp Nhà nước phải công khai lương, thu nhập. Theo ông, giải pháp này có phải là chìa khóa ngăn chặn tham nhũng trong các doanh nghiệp nhà nước hiệu quả?
Kê khai tài sản của người có chức quyền là một trong nhiều giải pháp phòng chống tham nhũng. Người đứng đầu doanh nghiệp Nhà nước đương nhiên cũng phải nằm trong diện điều chỉnh đó. Thường xuyên khai báo để dân và cơ quan Nhà nước giám sát diễn biến sự giàu sang đó. Xem sự giàu sang đó là chính đáng hay còn có điều gì khuất tất, hay do tham nhũng mà có được.
Ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung Ương. |
Theo ông thì tại sao lại phải đặt vấn đề công khai lương và thu nhập của lãnh đạo doanh nghiệp Nhà nước?
Đặt vấn đề như vậy là đúng quá còn gì. Thử xem trên báo chí thời gian vừa rồi, lương của lãnh đạo doanh nghiệp điện, dầu khí, than, vinashin, vinaline... là bao nhiêu. Thu nhập của họ chênh lệch với lương khởi điểm của người công nhân như thế nào. Qua đó đã thấy được sự không công bằng rồi.
Ông có thể chỉ cụ thể của cái gọi là “không công bằng”?
Lương đó đã quá chênh lệch so với thu nhập của đa số người dân lao động. Nó có thể không công bằng nếu so với hiệu quả lao động của họ.
Nhưng sẽ có người lý giải cái sự thiếu công bằng ấy rằng lương cao là do hiệu quả lao động của họ cũng cao?
Trong khi hầu hết các doanh nghiệp nhà nước đều làm ăn không hiệu quả, thua lỗ hàng nghìn tỉ, sai phạm chồng chéo, thì hiệu quả ở đâu? Anh làm cho doanh nghiệp bị thất thu mà anh dám nhận lương cao thế là vì sao? Điều này có nghịch lý không? Rõ ràng là không công bằng.
Vậy thì vì sao lương của họ vẫn cao?
Tôi cũng tự hỏi có phải vì họ tự phong hay là vì theo quy định của Nhà nước mà họ được hưởng lương cao như vậy. Nếu họ được quyền tự phong thì căn cứ vào đâu mà họ phong cho mình mức lương cao thế? Trong khi doanh nghiệp thì làm ăn thua lỗ, nợ nần chồng chất.
Lãnh đạo thế thì không thể tha thứ được!
Vậy là theo ý ông, bất cập lớn nhất của con số lương khủng này là khi so sánh với hiệu quả công việc?
Đúng vậy. Làm theo năng lực, hưởng theo hiệu quả lao động. Lẽ ra khi công ty làm ăn thua lỗ thì lãnh đạo phải tình nguyện giảm lương của mình, thậm chí không nhận lương. Chứ đã làm ăn be bét mà lại còn tham nhũng nữa thì không thể tha thứ được!
Khi quy định buộc phải công khai cả lương và thu nhập của lãnh đạo doanh nghiệp, có người băn khoăn không biết làm có dễ?
Ta đừng bàn nó dễ hay không mà tôi thấy đưa thành điều khoản trong luật như vậy là đáng hoan nghênh. Còn thực hiện kê khai một cách trung thực thì không dễ. Có những người lãnh đạo sẽ tự hào vì được kê khai chi tiết thu nhập của mình. Khi đơn vị của họ làm ăn hiệu quả, đóng góp cho nhà nước tốt, đời sống công nhân viên ổn định, lương và thu nhập lãnh đạo cao, thì đáng tự hào lắm chứ.
Theo ông, lãnh đạo các doanh nghiệp Nhà nước hiện nay sẽ cảm thấy mừng hay lo?
Người làm việc có hiệu quả, có thu nhập đường đường chính chính thì họ càng vui. Họ công khai cho mọi người biết thành quả lao động, giá trị chất xám của họ là như thế. Nhưng với người có khuất tất thì nhất định là họ lo lắng rồi. Người đàng hoàng thì tự hào, người khuất tất thì tự xấu hổ.
Hiệu quả của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước chưa tương xứng với vai trò của nó trong nền kinh tế. Rõ ràng, người đứng đầu phải công khai thu nhập, e là họ không mừng?
Tôi nghĩ là không nên trả lời thay họ. Nhưng không cần phải đoán thì cũng thấy, họ mừng thế nào được. Còn tình trạng kinh doanh của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước thì báo chí nêu rồi, kết quả thanh tra nói lên rồi, kết quả kiểm toán thông báo rồi, Chính phủ báo cáo rồi, Quốc hội kết luận rồi. Còn gì để nói nữa? Rõ ràng không có hiệu quả.
Tôi không tin lắm!
Theo ông thì đến nay ta đã thực hiện tốt việc kê khai tài sản của cán bộ công chức chưa?
Việc kê khai tài sản đã thành chủ trương của Đảng, quy định của Nhà nước. Tôi thấy đó là chủ trương rất đúng nhưng thực hiện thì đến giờ vẫn là hình thức. Thông qua kê khai đó để kiểm soát tham nhũng thì chúng ta chưa làm được. Tôi mong muốn Luật sửa đổi này phải có những chế tài rõ ràng và tổ chức thực hiện cho nghiêm, góp phần phòng chống tham nhũng.
Giả sử đưa cho ông xem bảng kê khai thu nhập và tài sản của một lãnh đạo bất kỳ, ông sẽ tin bao nhiêu phần trăm trong đó là sự thật?
Tin bao nhiêu phần trăm thì khó nói về số học, nhưng nói chung tôi không hoàn toàn tin vào sự kê khai đó. Tất nhiên trong những tình huống cụ thể nào đó thì có thể tin được.
Không tin? Phải chăng vì ông đã từng chứng kiến trên thực tế nhiều câu chuyện khó tin?
Vì gian dối nhiều quá. Tất nhiên có người trung thực, nhưng số người giả dối, bon chen, làm giàu bằng con đường tham nhũng không ít. Thế nên không tin được.
Phải chăng do vậy mà một bộ phận dư luận đoán rằng tài sản của quan chức không phải là những cái người ta có thể nhìn thấy. Phần “chìm” lớn hơn nhiều lần?
Ở góc độ nào đó thì họ có quyền nghi ngờ. Cho nên bây giờ luật và các văn bản hướng dẫn luật phải làm cho người ta khai báo được hết. Vì thực tế có người cố tình không khai hết, hoặc cố tình lấp liếm đi. Và cũng có người không có cơ hội để khai báo. Mong là luật sửa đổi lần này đã quy định chặt chẽ.
Sẽ nhiều người run
Theo ông nếu thực hiện tốt việc kê khai này thì có khắc phục được yếu kém của doanh nghiệp nhà nước?
Nó sẽ đóng góp cho sự phát triển kinh tế đất nước. Nhưng muốn doanh nghiệp phát triển vững chắc thì không chỉ cần phòng chống tham nhũng trong doanh nghiệp mà còn cần phòng chống tham nhũng trong hệ thống.
Theo ông cái khó làm nhất là gì?
Một là người có trách nhiệm kê khai phải kê khai trung thực. Cơ quan có trách nhiệm kiểm tra giám sát phải có năng lực, bản lĩnh và dũng khí để thực hiện được chức trách của mình.
Việc công khai sẽ phải làm như thế nào để nó không là hình thức thưa ông?
Tốt nhất là công khai trước công luận. Còn công khai ở tổng công ty hay công khai với cấp trên thôi thì cũng chưa đủ. Kết quả kê khai niêm yết ở cơ quan, gửi lên cấp trên, thông báo cho các phương tiện thông tin đại chúng biết... Làm được thế thì tôi nghĩ cũng khối người run rồi. Công ty làm ăn thua lỗ yếu kém như thế, công nhân khổ như thế mà lãnh đạo cứ thản nhiên nhận lương cao thì xấu hổ quá đi chứ.
Xin cảm ơn ông!.
Tất cả những cán bộ nhà nước hưởng lương từ ngân sách, hưởng đóng góp của nhân dân thì phải công khai tài sản trước khi nhận nhiệm vụ ở các cơ quan, đơn vị, xí nghiệp chứ không chỉ riêng doanh nghiệp Nhà nước. Việc kê khai này phải thực hiện thường xuyên. Khi chưa ở vị trí đó thì thu nhập và tài sản cá nhân như thế nào, sau 1 năm, 1 nhiệm kỳ thì thu nhập và tài sản thế nào. |
BÀI ĐỌC NHIỀU:
"Nhiều học sinh còn căm thù giáo viên nói gì đến ơn" | An tử: “Những ngày cuối cùng của bệnh nhân rất đau đớn“ | An tử: “Tôi muốn được chết nhẹ nhàng” |
[links()]