Khiếp đảm phóng xạ không gian dễ làm hỏng não phi hành gia?

(Kiến Thức) - Một nghiên cứu mới cho thấy bức xạ không gian có thể gây tổn hại cho bộ não của các phi hành gia trong suốt hành trình dài tới sao Hỏa. Sử dụng phương pháp chiếu xạ neutron, các nhà nghiên cứu đã phơi nhiễm 40 con chuột tới 1 miligray phóng xạ/ngày.

Những con chuột tiếp xúc trong thời gian khoảng sáu tháng với mức độ phóng xạ phổ biến trong không gian liên hành tinh biểu hiện sự suy giảm nghiêm trọng về trí nhớ và học tập, và chúng cũng trở nên lo lắng và sợ hãi hơn qua các cuộc thí nghiệm.

Thông thường, chuyến đi tới sao Hỏa mất sáu đến chín tháng một chiều với công nghệ đẩy hiện tại. Vì vậy, kết quả thí nghiệm này sẽ gióng lên hồi chuông cảnh báo cho NASA và các tổ chức khác trong các kế hoạch đưa mọi người đến Hành tinh Đỏ trong tương lai.

Khiep dam phong xa khong gian de lam hong nao phi hanh gia?
 Nguồn ảnh: Space.

Charles Limoli, đồng tác giả nghiên cứu cho biết: "Đây không phải là một điều bình thường, bởi khi gửi phi hành gia lên đó, bạn phải lường trước những hậu quả của việc tiếp xúc với các trường bức xạ này".

Sử dụng phương pháp chiếu xạ neutron, họ đã phơi nhiễm 40 con chuột tới 1 miligray phóng xạ mỗi ngày (1 mGy / ngày) trong sáu tháng, tương tự cùng liều lượng và thời gian mà các phi hành gia sẽ trải qua trong chuyến đi tới hoặc từ sao Hỏa trở về.

"Đây là nghiên cứu đầu tiên xem xét tỷ lệ phơi nhiễm liều phóng xạ liên quan đến không gian", Limoli nói.

Các nhà nghiên cứu đã phân tích hành vi của những con chuột này trong suốt quá trình nghiên cứu, đo lường khả năng học hỏi và ghi nhớ thông tin của con vật, khả năng tương tác giữa những con chuột...

Sau đó, họ cũng nghiên cứu bộ não của chúng, tìm kiếm những thay đổi sinh lý trong não bộ.

Tất cả các phép đo và quan sát này được so sánh với các kết quả thu thập được từ một nhóm đối chứng gồm 40 con chuột không nhận được 1 miligray phóng xạ mỗi ngày (1 mGy / ngày).

Kết quả thật ấn tượng, những con chuột tiếp xúc với bức xạ thể hiện nhiều hành vi căng thẳng hơn và giảm khả năng học hỏi và ghi nhớ.

NASA nhận thức và quan tâm sâu sắc đến kết quả này và họ sẽ xem xét khi lên kế hoạch cho những chuyến đi như vậy nhắm đến những năm 2030.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực.

Chuyện về người giành vị trí nữ phi hành gia đầu tiên của Đức

(Kiến Thức) - Nhiều thông tin bất ngờ liên quan tới nữ phi hành gia Suzanna Randall được nhiều người quan tâm. Cô từng tuyên bố muốn cho thấy phụ nữ bình thường cũng có thể phát triển những kiến thức và kỹ năng cần thiết để trở thành phi hành gia.

Suzanna Randall, một nhà thiên văn học của ESO, Đài thiên văn Nam Âu ở Garching, được công bố là thực tập sinh mới cho vị trí nữ phi hành gia thay thế cho một phi công chiến đấu đã bỏ học trong chương trình đào tạo tư nhân vào tháng 12/2017.

Khám phá "choáng" bể bơi của phi hành gia

(Kiến Thức) - Để quen với môi trường không trọng lượng ngoài vũ trụ, các phi hành gia Nga phải tập bơi trong một hồ bơi rộng của module không gian kín 20 tấn, nước trong hồ bơi đã được chưng cất.

Kham pha
Phi hành gia Nga phải trải qua nhiều loại hình đào tạo, và tập bơi trong một hồ bơi rộng của module không gian kín 20 tấn là một phần trong đó. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.