Khám phá thế giới đại dương thuở sơ khai với nhiều điều kỳ lạ

“The Bathysphere Book: Effects of the Luminous Ocean Depths” của Brad Fox là câu chuyện về một chuyến đi biển sâu thuở sơ khai với nhiều khám phá kỳ lạ.

Trong số nhiều bí ẩn về thế giới tự nhiên, có một điều đặc biệt về loài Bathysphaera intacta, một loài cá dài 6 ft được cho là giống một con cá nhồng lớn. Loài cá mới này do nhà thám hiểm kiêm nhà tự nhiên học William Beebe phát hiện vào năm 1932 ở độ sâu 640 m ngoài khơi đảo Nonsuch thuộc quần đảo Bermuda. Thế giới không có bức ảnh nào về con cá này ngoài bức ảnh duy nhất do Else Bostelmann, một nghệ sĩ người Mỹ gốc Đức, người tham gia cùng Beebe trong chuyến thám hiểm đó, vẽ lại.

Và ngoài Bathysphaera intacta, chuyến thám hiểm của Beebe còn mang đến rất nhiều tri thức mới. Những điều đó phần nào đã được Brad Fox đưa vào cuốn The Bathysphere Book.

Kham pha the gioi dai duong thuo so khai voi nhieu dieu ky la

Thế giới biển sâu tồn tại nhiều điều kỳ lạ. Ảnh: GmbH.

Câu chuyện thám hiểm được thể hiện với ngôn từ phong phú

Tác phẩm này đưa độc giả đi theo hành trình khám phá đại dương sâu thẳm của Beebe bằng một sự kết hợp ngôn từ kỳ lạ giữa văn bản khoa học, lịch sử và thơ ca. Độc giả sẽ khám phá ra mối quan hệ của chính bản thân mình với những điều chưa biết, cách con người chạm tới được điều gì đó mới mẻ với những công cụ hạn chế hiện tại.

Câu chuyện chủ yếu xoay quanh quần đảo Bermuda vào những năm 1930 nhưng cảm giác nó mang lại còn cổ xưa hơn thế. Các nhân vật trong chuyến thám hiểm dường như đang dấn thân vào một thế giới ngầm xa xưa, cảm thấy bất lực khi giới hạn của ngôn ngữ con người không thể diễn tả những điều đang diễn ra và lo lắng rằng những trải nghiệm thực sự của họ sẽ bị những người ngoài cuộc hiểu lầm hoặc gạt bỏ.

Cuốn sách lấy tên con tàu mà Beebe và các đồng nghiệp của ông đã đi xuống đáy đại dương. Hình dáng con tàu giống hệt tưởng tượng của mọi người thời thơ ấu: một quả bóng thép dài 1,4 mét được buộc bằng một sợi cáp thép và được một tàu hỗ trợ trên mặt nước thả dần dần xuống. Cách làm mới này giúp Beebe di chuyển xuống độ sâu hơn 900m, phá vỡ các kỷ lục trước đó. Nhìn ra ngoài khung cửa sổ nhỏ của Bathysphere, Beebe quan sát thấy một thế giới chưa từng được biết đến trước đây: những sinh vật kỳ lạ và đáng sợ có thể tồn tại dưới áp lực khổng lồ và sống trong một “bóng tối mới” (dưới đáy đại dương là một “thế giới có ánh sáng xanh tối, mọi thứ như đặc quánh lại và mọi rung động đều kéo theo nhiều dư chấn”, Beebe viết. Khung cảnh nguy hiểm và ngột ngạt khiến Beebe và các đồng nghiệp của ông liên tục đối mặt với nguy cơ ngạt thở và bị thế giới biển sâu xóa sổ.

Không thể diễn tả nổi vẻ đẹp của tự nhiên

Những đoạn hấp dẫn nhất của cuốn sách liên quan việc các thành viên của đoàn thám hiểm tìm cách đưa thế giới bóng tối mới này ra ngoài ánh sáng. Đầu tiên là về vấn đề kỹ thuật. Không gian tối và điều kiện chật hẹp đến mức Beebe không thể dựa vào nhiếp ảnh để ghi lại. Thay vào đó, Beebe tập trung quan sát thế giới bên ngoài Bathysphere, ghi chú, mô tả và chuyển tiếp qua điện thoại những gì ông thấy được cho Gloria Hollister, nhà khoa học của đoàn thám hiểm, trên một con tàu hỗ trợ khác. Và tác phẩm của Fox chính là dựa trên nhiều bản chép lại Hollister, với nhiều phần giống như những bài thơ theo chủ nghĩa siêu thực.

Kham pha the gioi dai duong thuo so khai voi nhieu dieu ky la-Hinh-2

Cuốn sách ra mắt ngày 16/5. Ảnh: Amazon.

Beebe cũng gặp một vấn đề khác trong cách thể hiện. Làm thế nào sử dụng ngôn ngữ con người để miêu tả về thế giới tự nhiên với những đặc trưng và thậm chí cả ngôn ngữ riêng biệt. Bản thân Beebe cũng hoài nghi về tính đầy đủ của ngôn ngữ con người và thường không nói nên lời trước khung cảnh tuyệt vời dưới biển sâu. Ông cứ lặp đi lặp lại từ “đen, đen, đen” với Hollister.

Do đó, Fox đã phải dành nhiều năm nghiền ngẫm cả những cuốn sổ ghi chép của Beebe để có thể tái hiện được sự tò mò, nhạy cảm và cả những sai sót của một nhà thám hiểm trẻ. Tuy nhiên, cuốn sách không phải là một cuốn tiểu sử về ai đó cố định. Fox liên tục đi sâu vào nhiều câu chuyện, của cả con người, bao gồm nghệ sĩ, nhà khoa học, nhà thám hiểm và người Bermuda địa phương, cùng những sinh vật khác, một loạt nhân vật đầy màu sắc bỗng xuất hiện trong tầm nhìn và sau đó nhanh chóng biến mất vào bóng tối.

Fox trích lời Kipling, người đã biết về những lần lặn đầu tiên của Beebe: “Sẽ đến lúc chúng ta kéo cao rèm cửa phòng khách, bật tivi và xem những điều kỳ diệu của thế giới dưới biển sâu”. Với sự xuất hiện của công nghệ máy bay không người lái và máy ảnh hiện đại, thời điểm đó đã đến. Giờ đây, con người có thể nhìn ngắm đại dương như thể đang ngồi trong con tàu Bathysphere của riêng mình.

Tuy nhiên, cuốn sách của Fox cũng nhắc nhở độc giả rằng, dù có nhiều tiến bộ công nghệ này, thế giới đại dương vẫn còn nhiều bí ẩn và có thể nhiều thứ đã mất đi trong khoảng thời gian qua. Theo Fox, không ai chứng minh được sự tồn tại của Bathysphaera intacta. Con người vẫn đang tìm kiếm nó dưới chiều sâu, không rõ liệu nó đã tuyệt chủng hay chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng.

Nhà thám hiểm lừng danh TG 400 năm trước vì sao chết thảm?

(Kiến Thức) - 400 năm trước, một trong những nhà thám hiểm nổi tiếng nhất nước Anh bị chặt đầu. Người đó chính là Sir Walter Raleigh. Nhà thám hiểm danh tiếng này bị xử tử vì tội phản quốc với cáo buộc âm mưu lật đổ nhà vua khỏi ngai vàng. 

Nha tham hiem lung danh TG 400 nam truoc vi sao chet tham?
 Sir Walter Raleigh (1552-1618) là nhà thám hiểm lừng danh nước Anh. Ông sống dưới thời Nữ hoàng Elizabeth I trị vì đất nước. 

Thám hiểm nhà hoang, giật mình phát hiện xác chết bí ẩn

Nhóm bạn trẻ ở Đài Loan tổ chức khám phá nhà hoang trong rừng thì phát hiện xác chết trong toilet với cửa đóng kín. Có thể đây là thi thể một tội phạm truy nã.

Ngày 8/4/2018, tại một ngôi nhà hoang trong rừng ở Đài Loan, nhóm bạn trẻ phát hiện sau nhà có một cầu thang nhỏ có thể đi lên lầu hai.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.