Các nhà thiên văn học Châu Âu đã tiến hành một công trình nghiên cứu thành phần hóa học của ngôi sao HD 87240, một thành viên trong cụm sao mở NGC 3114, nằm cách 7.200 năm ánh sáng trong chòm sao Carina.
Nghiên cứu mới đã xác định sự phong phú của một số nguyên tố có trong bầu khí quyển của sao HD 87240, cho thấy vật thể này là một ngôi sao đặc biệt về mặt hóa học.
Nguồn ảnh: Phys. |
Theo đó, HD 87240 được phân loại là một ngôi sao Ap Si với độ dư thừa silic (Si) đặc biệt.
Kính viễn vọng Very Large của Đài thiên văn Nam Âu (ESO) đã quan sát HD 87240 vào ngày 26/10 dưới công nghệ quan sát hồng ngoại.
Kết quả mới cho thấy, thiết bị đã phát hiện 39 nguyên tố trong khí quyển của sao HD 87240. Các nhà thiên văn học nhận thấy ngôi sao này dư thừa đáng kể các nguyên tố nặng, đặc biệt khi nói đến bạch kim (Pt) và thủy ngân (Hg), lượng chất này gấp 10.000 lần so với lượng chất tương tự có trên Mặt trời.
Hơn nữa, HD 87240 được tìm thấy có nhiều chất silicon bất thường cùng một số nguyên tố hiếm như xeri (Ce), praseodymium (Pr) và neodymium (Nd). Tuy nhiên, ngôi sao hóa học này lại thiếu nhiều heli và lưu huỳnh, không dồi dào như có ở các ngôi sao khác.
Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ