Điều này đồng nghĩa với việc những chiếc gương được chôn theo người chết đến 2.000 năm vẫn có thể sử dụng, không giống như những cổ vật khác, chỉ có giá trị trưng bày.
Theo thông tin đăng tải, vài ngày trước, các nhà khảo cổ đã bắt đầu khai quật khu nghĩa trang Đại Bảo Tự thuộc trấn Cao Trang, thành phố Tân Thành, Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc và phát hiện ra 400 ngôi mộ thời Tây Hán.
Mặc dù một số ngôi mộ đã bị bọn cướp khai quật, Tuy nhiên, nhiều hiện vật cổ như đồ gốm vẽ và đồ đồng thời Tây Hán vẫn được giữ gìn với số lượng lên tới hơn 2.000 chiếc.
Trong số này, có 80 chiếc gương đồng với nhiều kích cỡ và kiểu dáng khác nhau. Ông Chu Anh Bồi, trưởng nhóm khảo cổ thuộc Viện khảo cổ tỉnh Thiểm Tây cho biết, những chiếc gương đồng này có niên đại từ cuối thời Chiến quốc đến cuối Tây Hán. Vẫn còn lưu được hoa văn và chữ khắc trên gương.
Khai quật ngôi mộ 2.000 năm, phát hiện gương đồng kỳ diệu. |
Theo ông Chu Anh Bồi, gương đồng có kích thước và kiểu dáng khác nhau chủ yếu là do sự khác biệt trong kỹ thuật đúc của các thời kỳ khác nhau. Đường kính gương nhỏ nhất chỉ 8cm, đường kính gương lớn nhất là 22,1 cm.
Ngoài ra còn có một chiếc gương dày 0,5cm, là loại gương dày nhất trong lô gương đồng này. Kỳ diệu ở chỗ, khi lau tạm những đất bụi trên mặt gương, có thể thấy được mặt gương loang lổ nhưng vẫn có thể chiếu xạ. Điều này đồng nghĩa với việc những chiếc gương được chôn theo người chết đến 2.000 năm vẫn có thể sử dụng, không giống như những cổ vật khác, chỉ có giá trị trưng bày.
Ông Chu Anh Bồi tiết lộ rằng lý do chiếc gương vẫn có thể sử dụng được chủ yếu liên quan đến hợp kim và quy trình sản xuất lúc bấy giờ, mặt khác, khi các nhà khảo cổ khai quật, họ cũng thực hiện các biện pháp bảo vệ tốt nhất để đồ vật cổ được khai quật nguyên vẹn.
Gương đồng được tìm thấy ở nhiều nơi khác nhau trong các khu mộ. Thông thường, gương sẽ được đặt gần đầu và thân trên của chủ nhân ngôi mộ. Đáng nói, không chỉ chủ mộ là nữ mà chủ mộ là nam, người ta cũng tìm thấy gương đồng được chôn theo.