Kết quả khám sức khỏe hơn 100 người sau vụ cháy Công ty Rạng Đông ra sao?

Thông tin từ Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết đã có hơn 100 người đến khám sức khỏe và xét nghiệm nhiễm độc kể từ sau khi xảy ra vụ cháy tại kho của Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông.

Theo đại diện Bệnh viện Bạch Mai, từ ngày 30/8 (sau vụ cháy Công ty Rạng Đông 2 ngày) đã có khoảng 22 người (trong đó có 10 phóng viên tác nghiệp trực tiếp tại hiện trường, 10 chiến sỹ cứu hỏa tham gia trực tiếp chữa cháy và 2 người dân sống ở lân cận) đến Trung tâm chống độc khám, kiểm tra vì lo lắng mình bị nhiễm độc hóa chất sau vụ cháy. Các trường hợp trên có biểu hiện như: Chóng mặt, tức ngực, buồn nôn, đau đầu… Tuy nhiên đa số đã ổn định, hết các triệu chứng lo ngại.
Tính đến thời điểm hiện tại Trung tâm Chống độc đã tiếp nhận hơn 100 trường hợp đến khám và xét nghiệm thủy ngân máu trong đó một số người đã được lấy nước tiểu để xét nghiệm thủy ngân, kèm theo một số xét nghiệm khác, như: công thức máu, urea, creatinin, men gan, bilirubin, điện tim, một số được chụp X-quang phổi và methemoglobin (metHb), carboxyhemoglobin (HbCO).
Ket qua kham suc khoe hon 100 nguoi sau vu chay Cong ty Rang Dong ra sao?
 Những người đến khám sức khỏe, xét nghiệm sau vụ cháy ở công ty Rạng Đông.
Xét nghiệm thủy ngân trong máu đã được Trung tâm Chống độc gửi mẫu đến Viện Hóa học, Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam. Đến nay có 82 trường hợp cho kết quả có nồng độ thủy ngân trong máu thấp dưới 10 mcg/L (mức tối đa cho phép), 18 người còn lại chưa có kết quả.
Hiện Trung tâm chống độc - Bệnh viện Bạch Mai tiếp tục duy trì kết nối với các cơ sở y tế để tư vấn chuyên môn, hội chẩn, phối hợp trong việc đánh giá, chẩn đoán và điều trị các trường hợp theo dõi, nghi ngờ ngộ độc phức tạp.
Theo Ths.BS Nguyễn Trung Nguyên - Phụ trách Trung tâm Chống độc - BV Bạch Mai, trong vụ cháy lớn như tại công ty Rạng Đông nạn nhân sẽ có thể phải đối diện với các nguy cơ bị ngộ độc khí (CO), hơi nóng, ngộ độc thủy ngân, lưu huỳnh...
Nguy cơ ngộ độc lớn nhất là khi đang xảy ra đám cháy với nhiệt độ nóng cao (trong đó có lính cứu hóa, người tham gia chữa cháy...), nếu người dân hít phải khói, trong khói có thể chứa nhiều chất kích ứng đường hô hấp, khí CO gây ngộ độc; hơi nóng cũng nguy hiểm gây bỏng hô hấp. Thời gian tiếp xúc càng lâu thì khả năng ngộ độc càng cao.
Ngoài ra còn có một số yếu tố khác như chiều gió, hướng gió, nếu đứng xuôi chiều gió mà hít phải khí từ đám cháy thì nguy cơ gây độc lớn hơn. Bên cạnh đó là vấn đề tuổi tác, trẻ em hoặc những người hoạt động mạnh hít phải khí nhiều hơn cũng dễ ngộ độc hơn...
“Nguy cơ ngộ độc sẽ có nhưng có thể cao hoặc thấp, tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Những người ở khoảng cách xa, không hít phải hơi nóng, khói cháy thì nguy cơ nhiễm độc thủy ngân sẽ thấp hơn Những người thuộc nhóm nguy cơ cao như lính cứu hỏa, công nhân trong môi trường đó hay người dân trực tiếp tham gia cứu hỏa, người ở lâu trong môi trường cháy, hít nhiều phải khí hơi nóng nên đi kiểm tra sức khỏe”- bác sĩ Nguyên cho biết.
Hiện chưa thể khẳng định chính xác khả năng nhiễm độc thuỷ ngân cũng như các chất khác đối với người dân ở khu vực xảy ra cháy và xung quanh, tuy nhiên bác sĩ Nguyên khuyến cáo những người có biểu hiện bất thường như khó chịu trong người, ho nhiều, tức ngực, đau bụng, nôn, choáng váng, tê chân tay... thì nên đi kiểm tra sức khỏe.
Với các trường hợp ở xa khu vực cháy và không hít phải hơi nóng, khói cũng như không có dấu hiệu bất thường về sức khỏe... thì việc đi kiểm tra là không cần thiết.
Trước đó trong cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều 4/9, nói về kết quả quan trắc môi trường - đặc biệt về hàm lượng thủy ngân sau vụ cháy Công ty Bóng đèn phích nước Rạng Đông, Thứ trưởng Bộ TN-MT Võ Tuấn Nhân cho biết vùng có nguy cơ ô nhiễm trong bán kính 500m. Theo các nhà khoa học, ước tính đã có khoảng từ 15,1-27,2 kg thủy ngân đã phát tán ra môi trường sau vụ cháy.

Sau vụ cháy công ty Rạng Đông: Ngộ độc thủy ngân nguy hiểm thế nào?

(Kiến Thức) - Theo các chuyên gia môi trường, đèn huỳnh quang chứa một lượng thủy ngân nhất định. Sự cố cháy công ty Bóng đèn Phích nước Rạng Đông có nguy cơ gây ô nhiễm thủy ngân.

Theo báo cáo nhanh của UBND quận Thanh Xuân, trong tổng diện tích nhà kho, xưởng bị cháy công ty Rạng Đông có kho bóng compact, kho bóng đèn huỳnh quang, kho phích, kho đèn bàn, vật tư và một số kho xưởng nhỏ khác. Trên website của nhà máy Rạng Đông cũng viết “Nguyên lý của bóng đèn huỳnh quang cần phải có một lượng thủy ngân nhất định để phát sáng. Bóng đèn huỳnh quang T8 của Rạng Đông sử dụng viên thủy ngân amalgam”.
Trao đổi với báo chí, PGS.TS Trần Hồng Côn (nguyên giảng viên Khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội) khẳng định: "Sau vụ cháy lớn ở kho hàng Công ty Bóng đèn, phích nước Rạng Đông, chất độc phát tán ra ngoài không khí có thủy ngân, bột huỳnh quang… Đó đều là các chất không tốt cho sức khỏe con người khi tiếp xúc hay hít thở".

Ngoài thủy ngân, những hóa chất nào trong vụ cháy Rạng Đông có thể gây độc?

(Kiến Thức) - Chất độc phát tán sau vụ cháy công ty Rạng Đông có thể gồm thủy ngân, bột huỳnh quang và một số hóa chất độc hại khác đều không tốt cho sức khỏe khi tiếp xúc hay hít thở.

PGS.TS Trần Hồng Côn (nguyên giảng viên Khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội) cho biết, sau vụ cháy Công ty Rạng Đông, chất độc phát tán ra ngoài không khí có thủy ngân, bột huỳnh quang… Đó đều là các chất không tốt cho sức khỏe con người khi tiếp xúc hay hít thở.
Ngoai thuy ngan, nhung hoa chat nao trong vu chay Rang Dong co the gay doc?
Vụ cháy Rạng Đông khiến môi trường xung quanh có nguy cơ ô nhiễm thủy ngân và nhiều hóa chất độc hại khác. Ảnh: Tiền Phong. 

Theo lý giải của ông Côn, các chất độc trong đám cháy như đã nêu trên phát tán ở nhiệt độ cao ra ngoài không khí, ngưng đọng lại khi gặp nhiệt độ thấp hơn và lắng xuống mặt đất… Do vậy chất độc không chỉ có trong không khí, mà còn có ở các nguồn nước hở, nước đựng trong bể, thùng hay các vật dụng, cây trồng, đất đai đều có khả năng tiếp nhận các chất độc hại này.

Có rất nhiều loại khí độc vô cùng nguy hiểm được sinh ra trong khói của đám cháy như CO, CO2, amoniac, axit hữu cơ... trong đó, CO và CO2 là nguyên nhân chính gây tử vong. Trong nhiều vụ hỏa hoạn, nạn nhân tử vong do ngộ độc khí dẫn đến suy hô hấp.

Trong lịch sử, một số vụ cháy rất nổi tiếng và gây tử vong đã xảy ra trong các khu vực đông đúc, nơi công cộng như câu lạc bộ đêm và nhà hát, tuyên bố có đến hàng trăm nạn nhân.

Theo TS Hoàng Bùi Hải – Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, các loại khí độc sinh ra trong đám cháy như cacbon monoxit (CO), hydro cyanua (HCN) làm nạn nhân bị ngạt, hít phải lượng lớn có thể bị ngộ độc dẫn đến tử vong.

Khi bị ngộ độc CO ở nồng độ thấp, nạn nhân có các triệu chứng chóng mặt, đau đầu. Tiếp xúc với nồng độ lớn hơn có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương và tim mạch, từ đó dẫn đến tử vong.

Ngoai thuy ngan, nhung hoa chat nao trong vu chay Rang Dong co the gay doc?-Hinh-2
Khi bị ngộ độc CO ở nồng độ thấp, nạn nhân có các triệu chứng chóng mặt, đau đầu. Nếu tiếp xúc nồng độ cao thì có thể gây tử vong. Ảnh: Internet.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.