Hơn 90% chúng ta đang ăn lẩu sai cách, mất chất dinh dưỡng

Ngày Tết Nguyên Đán, nhiều gia đình lựa chọn ăn lẩu cho bữa ăn thêm phần ấm cúng nhưng không không phải ai cũng biết ăn đúng cách để không hại sức khỏe.

Bác sĩ Đoàn Thị Anh Đào, Phó khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Thanh Nhàn trả lời trên một trang báo cho hay, lẩu là món ăn đa dạng hội tụ nhiều loại thực phẩm như: thịt, cá, rau, nấm, củ, quả… Đây là món ăn ngon và có tính quây quần, ấm cúng.

Hon 90% chung ta dang an lau sai cach, mat chat dinh duong

Tuy nhiên vị chuyên gia này cũng lưu ý hiện nay, người Việt thường có thói quen để đồ ăn trong nồi lẩu quá lâu và thả rất nhiều thực phẩm vào cùng một lúc. Thói quen này sẽ khiến cho thực phẩm bị nấu sôi quá lâu mất đi rất nhiều chất dinh dưỡng.

"Nhiều chất dinh dưỡng sẽ bị mất khi đun nấu, ninh ở nhiệt độ cao, ví dụ như rau. Lượng vitamin trong rau sẽ giảm đi rất nhanh nếu như ngâm quá lâu trong nồi lẩu. Lúc này ăn rau chỉ còn là chất xơ không có các vitamin và khoáng chất. Không chỉ có rau mà thịt, cá… đun, nấu trong nồi lẩu quá lâu protein bị chia cắt nhỏ. Khi ăn những thực phẩm này vào cơ thể hấp thu cũng thấp", bác sĩ Anh Đào lưu ý.

Hon 90% chung ta dang an lau sai cach, mat chat dinh duong-Hinh-2

Cũng trên một trang báo, Lương y Bùi Hồng Minh, Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình (Hà Nội) lẩu là món ăn kết hợp của nhiều nguyên liệu vì vậy cần lưu ý cách kết hợp các thực phẩm với nhau để tránh kiêng kỵ. Nên chọn cách loại rau lành tính như: rau muống, cải thìa, cải cúc… Rau nên làm sạch và nấu chín mới ăn để tránh giun sán.

"Cần chú ý thịt gà không nên ăn cùng rau kinh giới; Thịt lợn không ăn cùng với rau mùi vì rau mùi có tính tân tán còn thịt lợn có tính ngưng trệ. Hai thứ xung khắc nhau, khi kết hợp ăn cùng sẽ sinh đau quặn ở xung quanh rốn; Thịt dê khi kết hợp với thịt lợn sẽ sinh khí trệ sinh đờm…", Lương y Bùi Hồng Minh cho hay.

Hon 90% chung ta dang an lau sai cach, mat chat dinh duong-Hinh-3

Ăn nhiều loại rau khi ăn lẩu không chỉ làm tăng mùi vị mà còn giúp cơ thể trừ nóng, giải nhiệt và giải độc. Tuy nhiên, không phải loại rau nào cũng ăn được với lẩu, có những loại rau không nên phối hợp cùng nhau khi ăn lẩu vì có thể sản sinh ra độc tố hại sức khỏe.

Các loại rau nên và không nên ăn cùng lẩu

Lẩu bò

Không nên: Lẩu bò là loại lẩu dễ ăn nhất và được nhiều người yêu thích nhưng nó không dễ dàng kết hợp với mọi loại rau, ví dụ như rau mùng tơi. Kết hợp rau này với lẩu bò sẽ gây đau bụng, đầy hơi khó tiêu, thậm chí táo bón.

Nên: Lẩu bò sẽ hấp dẫn hơn khi ăn cùng với các loại rau cải như như cải cúc, cải thảo, cải ngọt hay rau cần, hành tây, khoai môn, nấm,...

Lẩu gà

Không nên: Không ăn lẩu gà với rau kinh giới. Theo Đông y, thịt gà thuộc phong mộc về tạng can, kinh giới có vị cay, tính ấm, ngăn không cho phong khí tụ, hạ ứ huyết. Nếu kết hợp sẽ gây chóng mặt, ù tai, run rẩy toàn thân, ngứa ngáy vùng đầu não.

Nên: Lẩu gà nên ăn kèm rau ngải cứu có thể tạo thành vị thuốc rất tốt. Hoặc bạn có thể ăn lẩu gà với rau đắng, rau cải xanh, rau muống, bắp chuối, nấm…

Lẩu riêu cua

Không nên: Không ăn khoai lang, khoai tây, cần tây với lẩu riêu cua. Cua ăn chung với cần tây sẽ ảnh hưởng sự hấp thu protein của cơ thể, còn khi ăn chung với khoai lang, khoai tây dễ gây sỏi trong cơ thể.

Nên: Rau muống chẻ, rau chuối, hoa chuối thái mỏng, các loại rau sống và rau ăn khác sẽ thích hợp để ăn với lẩu riêu cua hơn.

Hon 90% chung ta dang an lau sai cach, mat chat dinh duong-Hinh-4

Lẩu thịt dê

Không nên: Ăn lẩu thịt dê tốt nhất nên tránh xa giấm vì giấm sẽ phá hủy làm giảm bớt những thành phần dinh dưỡng quý nhất ở thịt dê.

Nên: Ngoài ra có thể dễ dàng ăn kèm cùn các loại rau.

Lẩu vịt

Nên: Lẩu vịt thường cho thêm rau ngổ để thơm, nhưng loại rau chủ đạo của món này lại là rau muống bỏ bớt lá, khi chần, ngọn rau xanh mướt, giòn sần sật.

Lẩu hải sản có vỏ như ốc, tôm, ngao

Không nên: Lẩu hải sản có vỏ như ốc, tôm, ngao,… không nên ăn với các loại thực phẩm chứa vitamin C như mướp đắng, cà chua... vì dễ gây độc.

Nên: Lẩu ốc cần có rau tía tô thái răm, rau muống chẻ và các loại rau khác. Ốc là đồ ăn có tính hàn nên cần có rau tía tô để dung hòa, khi ăn không lo bị lạnh bụng đi ngoài.

Hon 90% chung ta dang an lau sai cach, mat chat dinh duong-Hinh-5

Thói quen ăn lẩu cần phải nhớ

Không nên ăn lẩu quá nhiều lần trong thời gian ngắn

Ăn lẩu quá 2 lần/tuần dễ khiến cơ thể bị mất cân bằng dinh dưỡng và ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa. Mặt khác, ăn lẩu quá thường xuyên còn dễ gây ung thư. Bởi lẽ, khi thực phẩm được đun sôi trong nước quá lâu sẽ khiến các axit amin và vitamin có lợi bị hòa tan, các chất béo biến thành dạng chất béo bão hòa đồng thời sản sinh ra lượng nitric cực lớn. Những yếu tố này cũng chính là mối đe dọa sức khỏe huyết áp và tim mạch nguy hiểm hơn bạn tưởng rất nhiều.

Không ăn lẩu quá nóng và quá cay

Niêm mạc miệng và các cơ quan trong hệ tiêu hóa nói chung rất nhạy cảm trước nhiệt độ, do đó chúng dễ bị phồng rộp và tổn thương nghiêm trọng khi bạn ăn đồ ăn quá nóng.

Nước lẩu cay sẽ dễ gây tê liệt niêm mạc đường tiêu hóa, thực quản, khiến chúng bị phồng rộp, thậm chí gây sung huyết.

Không để bữa ăn kéo dài quá 2 giờ

Thời gian bữa ăn kéo dài quá 2 giờ không những khiến thức ăn bị đun lâu trong nước, từ đó làm hao hụt các chất dinh dưỡng có sẵn và tạo ra các chất có hại mà còn khiến chỉ số cholesterol trong máu tăng cao. Ăn lẩu trong thời gian quá dài còn tác động tiêu cực đến dạ dày nói riêng và hệ tiêu hóa nói chung. Điều này cũng đồng nghĩa với các cơ quan tiêu hóa phải liên tục làm việc trong suốt thời gian đó. Lượng dịch tiêu hóa tiết ra sẽ giảm dần trong suốt bữa ăn, khiến quá trình tiêu hóa diễn ra khó khăn hơn và dễ gây rối loạn tiêu hóa.

Nên thêm vào lẩu nhiều rau quả có tác dụng giải nhiệt và ăn kèm bún, mì

Để giảm bớt ảnh hưởng của các gia vị cay nóng trong lẩu, bạn nên thêm vào lẩu những món rau có công dụng giải nhiệt như cải thảo, rau muống, rau cải, nấm,... Ngoài công dụng thanh lọc cơ thể, những loại thực phẩm kể trên còn giúp bổ sung dưỡng chất, cân bằng dinh dưỡng và bổ sung chất xơ cho hoạt động tiêu hóa dễ dàng hơn.

Ăn chín, uống sôi

Ăn chín, uống sôi là một nguyên tắc bất di bất dịch trong ăn uống. Bạn nên đảm bảo món lẩu của mình được nấu chín hoàn toàn trước khi ăn.

Không dùng chung một đôi đũa để gắp đồ sống, đồ chín

Nếu dùng chung đôi đũa để vừa gắp thịt sống cho vào nổi lẩu, vừa gắp thịt chín để ăn sẽ là điều kiện để vi khuẩn trong thức ăn sống thâm nhập vào miệng.

Thay nước lẩu sau 60 phút

Khi nước lẩu sôi trên bếp thời gian kéo dài sẽ khiến vitamin bị phân hủy, chất béo bị bão hòa, không tốt cho sức khỏe. Do đó, không nên dùng nước lẩu đun trên bếp quá 60 phút mà nên thay nước.

Nước lẩu càng về cuối sẽ càng tiết ra vị mặn sau quá trình nhúng thực phẩm. Lúc này, lượng purin, chất béo, natri và dầu mỡ trong nước lẩu tăng lên sẽ làm tăng axit uric trong máu, không tốt đối với người bị bệnh gout.

Không uống đồ lạnh cùng lúc khi ăn lẩu

Khi ăn lẩu mà uống nước đá có thể kích thích dạ dày co bóp, giảm tiết dịch tiêu hóa, gây cản trở quá trình tiêu hóa.

Chú ý bếp ăn lẩu

Đối với bếp gas, không sử dụng bếp gas mini đã cũ, bình gas hoen rỉ có thể gây xì ga, nổ bình ga dẫn tới bỏng.

Hon 90% chung ta dang an lau sai cach, mat chat dinh duong-Hinh-6

Bệnh gì không nên ăn lẩu?

Theo thống kê, những người bị viêm dạ dày ruột cấp tính do ăn lẩu, dị ứng và các vấn đề khác cấp cứu trong bệnh viện ngày càng tăng. Các bác sĩ khuyến cáo, để tránh gây hại cho cơ thể, nên ăn lẩu trong một mức độ, tránh quá mức. Đặc biệt là một số bệnh tuyệt đối không nên ăn lẩu.

Những người viêm họng mãn tính, viêm miệng, dạ dày, loét, bệnh ngoài da, bệnh trĩ, nứt hậu môn, chảy máu cam thường xuyên, chảy máu nướu răng và phụ nữ mang thai thì không nên ăn lẩu.

Bệnh nhân tiểu đường, cao huyết áp, bệnh gút, dị ứng với hải sản thì nên tránh ăn lẩu chứa các loại hải sản như cá, tôm, cua, ốc...

Những người bị dị ứng với nấm cũng nên tránh ăn lẩu có chứa nấm vì sẽ gây chóng mặt, khó thở và buồn nôn khi ăn.

7 sai lầm khi ăn rau muống dễ khiến cả gia đình mệt mỏi

Rau muống là một loại rau rất phổ biến, thông dụng đặc biệt vào mùa hè, chứa các chất tốt cho sự phát triển của cơ thể. Tuy nhiên nếu ăn rau muống vào 7 thời điểm sau sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của gia đình bạn.

1. Ăn rau muống khi đang có vết thương hở

1451014635-khong-nen-an-rau-muong__1_PYGZ

Mẹo ăn lẩu nhà hàng ngon, bổ mà không lo “hớ”

(Kiến Thức) - Trời lạnh, lẩu nóng hổi rất “được lòng” người ăn. Tuy nhiên, mẹo ăn lẩu nhà hàng thế nào để vừa ngon, bổ mà không lo “hớ” không phải ai cũng rành.

Meo an lau nha hang ngon, bo ma khong lo “ho”
Lẩu được nhiều người ưa thích trong tiết trời lạnh. Mỗi loại lẩu có hương vị thơm ngon đặc trưng, nhiều nguyên liệu đi kèm. Để có được bữa ăn thơm ngon, bổ dưỡng, khách sành tiết lộ mẹo ăn lẩu nhà hàng dưới đây. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.