Hội nghị giao ban các Hội Khoa học và Kỹ thuật ngành toàn quốc năm 2023

Ngày 28/7, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) tổ chức Hội nghị giao ban các Hội Khoa học và Kỹ thuật ngành toàn quốc năm 2023.

Hội nghị giao ban các Hội Khoa học và Kỹ thuật ngành toàn quốc năm 2023
Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam Phan Xuân Dũng cho biết, trong thời gian qua, Liên hiệp Hội Việt Nam và các hội ngành toàn quốc đã nỗ lực đoàn kết, tập hợp và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam, đạt được nhiều kết quả đáng tự hào, được các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước và xã hội ghi nhận, đánh giá cao.
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã thực hiện vai trò làm cầu nối giữa các tổ chức thành viên với các cơ quan của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức khác nhằm giải quyết những vấn đề chung đối với đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ, tham mưu cho Đảng và Nhà nước những vấn đề lớn về chủ trương, chính sách phát triển; đoàn kết tập hợp các trí thức khoa học và công nghệ qua các hoạt động về khoa học và công nghệ, phổ biến kiến thức, công tác tư tưởng cho trí thức, chính sách với trí thức, đào tạo nguồn nhân lực...
Hoi nghi giao ban cac Hoi Khoa hoc va Ky thuat nganh toan quoc nam 2023
Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam Phan Xuân Dũng phát biểu khai mạc. 
Trình bày báo cáo sơ kết hoạt động của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và các Hội ngành toàn quốc 6 tháng đầu năm, đồng chí Phạm Ngọc Linh – Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cho biết, Hội ngành toàn quốc có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của Liên hiệp Hội Việt Nam, đối với công tác tập hợp, đoàn kết và phát huy sức sáng tạo của đội ngũ trí thức Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Đoàn Chủ tịch và Cơ quan TW Liên hiệp Hội Việt Nam thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình, xử lý các kiến nghị của các Hội ngành toàn quốc, đồng thời triển khai thực hiện Chương trình công tác năm 2023 theo kế hoạch đã đề ra.
Hoi nghi giao ban cac Hoi Khoa hoc va Ky thuat nganh toan quoc nam 2023-Hinh-2
Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam Phạm Ngọc Linh trình bày báo cáo tại hội nghị
Mặc dù đạt được những kết quả đáng ghi nhận, hoạt động của các Hội ngành toàn quốc vẫn còn một số khó khăn như về nhân sự, kiện toàn tổ chức. Cơ quan TW Hội thiếu cán bộ trẻ có đủ năng lực và tâm huyết trong công việc, cán bộ chủ yếu hoạt động kiêm nhiệm, thời gian dành cho các hoạt động Hội còn hạn hẹp. “Việc trẻ hoá đội ngũ của các hội ngành toàn quốc là một thách thức lớn, không dễ gì giải quyết”, theo Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam Phạm Ngọc Linh.
Một số Hội ngành chưa chủ động hoặc gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các nguồn lực phục vụ cho công tác Hội, dẫn đến không có nhiều kinh phí để duy trì các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ. Công tác quản lý của nhiều Hội ngành toàn quốc còn chưa chặt chẽ, nhiều hội ngành toàn quốc còn thiếu các quy chế, quy định về quản lý và hoạt động, các hình thức tập hợp trí thức còn đơn điệu, thiên về tính hàn lâm, thiếu hoạt động liên kết doanh nghiệp và thiếu tính xã hội, nội dung các hoạt động chưa hấp dẫn, đặc biệt đối với trí thức trẻ trong các trường đại học, viện nghiên cứu… dẫn đến nhiều tầng lớp người dân trong xã hội chưa biết đến hoạt động của các Hội ngành.
Hoi nghi giao ban cac Hoi Khoa hoc va Ky thuat nganh toan quoc nam 2023-Hinh-3
Đại biểu đưa ra ý kiến tại hội nghị
Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận về cơ chế, chính sách, pháp luật nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức đối với sự phát triển của đất nước, các cơ chế, chính sách phát triển khoa học và công nghệ...
Hoi nghi giao ban cac Hoi Khoa hoc va Ky thuat nganh toan quoc nam 2023-Hinh-4
Đồng chí Lê Công Lương – Phó Tổng Thư ký kiêm Trưởng ban KH,CN&MT Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam
Hoi nghi giao ban cac Hoi Khoa hoc va Ky thuat nganh toan quoc nam 2023-Hinh-5
Đồng chí Dương Thị Nga – Trưởng ban HTQT Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam
Để phát huy những kết quả đã đạt được, trong 6 tháng cuối năm, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam xác định tiếp tục tổ chức quán triệt, triển khai và thực hiện Kết luận số 35-KL/TW ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị về danh mục chức danh, chức vụ lãnh đạo và tương đương của hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở; Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung và xây dựng các quy chế, quy định liên quan đến các hoạt động của Liên hiệp Hội Việt Nam, bảo đảm đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Bên cạnh đó, tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực cho các hội thành viên trong công tác kiểm tra, giám sát, hoạt động Tư vấn, phản biện và giám định xã hội, công tác Thi đua, khen thưởng, Truyền thông và phổ biến kiến thức, Đối ngoại nhân dân, Hợp tác quốc tế. Hỗ trợ các hội thành viên, tổ chức trực thuộc triển khai nội dung các nhiệm vụ Tư vấn, phản biện và giám định xã hội, Khoa học,công nghệ và môi trường, Truyền thông và phổ biến kiến thức đúng tiến độ của năm 2023.
Hoi nghi giao ban cac Hoi Khoa hoc va Ky thuat nganh toan quoc nam 2023-Hinh-6
Quang cảnh hội nghị
Kết luận hội nghị, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam Phan Xuân Dũng hoan nghênh các ý kiến phát biểu và mong muốn các hội ngành toàn quốc sẽ có những đóng góp tích cực hơn nữa, thể hiện ý thức trách nhiệm cao đối với việc xây dựng và phát triển Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam - Tổ chức chính trị-xã hội của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam ở trong và ngoài nước, xứng đáng với lòng tin cậy của Đảng, Nhà nước và Nhân dân...

Quản trị Đất đai khu vực sông Mê Công tại Việt Nam giai đoạn 2

Ngày 30/9, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã tổ chức Cuộc họp trực tuyến của Ủy ban tư vấn quốc gia của dự án “Quản trị Đất đai khu vực sông Mê Công tại Việt Nam giai đoạn 2 (Dự án MRLG)”. Chủ tịch VUSTA Phan Xuân Dũng chủ trì cuộc họp.

Quản trị Đất đai khu vực sông Mê Công tại Việt Nam giai đoạn 2
Quan tri Dat dai khu vuc song Me Cong tai Viet Nam giai doan 2
 Chủ tịch VUSTA Phan Xuân Dũng phát biểu tại cuộc.
Phát biểu khai mạc tại cuộc họp, Chủ tịch VUSTA Phan Xuân Dũng cho biết, VUSTA là đối tác của dự án MRLG với vai trò hợp tác và hỗ trợ các hoạt động dự án triển khai tại Việt Nam hướng đến Quản trị tốt đất đai. VUSTA cũng là đại diện được đề cử làm chủ tịch của Ủy ban tư vấn quốc gia (NAC) cho dự án tại Việt Nam.

Tận mục những loài cá nóc nổi tiếng nhất thế giới

Trong thế giới cá, bộ Cá nóc (Tetraodontiformes) gồm những loài cá độc đáo, có đặc điểm chung là chỉ có những mảnh răng liền nhau hoặc vài răng lớn. Nhiều loài có cơ chế tự vệ đặc biệt: Phồng mình lên như quả bóng.

Tận mục những loài cá nóc nổi tiếng nhất thế giới
Tan muc nhung loai ca noc noi tieng nhat the gioi
Cá nóc chuột vân bụng (Arothron hispidus) thuộc họ Cá nóc (Tetraodontidae), dài 50 cm, phân bố ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Độc tố thần kinh trong da và nội tạng loài cá này độc đến mức làm chết người, có tác dụng xua đuổi các loài săn mồi. Dù vậy, chúng vẫn được dùng làm thực phẩm ở Nhật Bản.
Tan muc nhung loai ca noc noi tieng nhat the gioi-Hinh-2
Cá nóc đốm xanh (Dichotomyctere nigroviridis) thuộc họ Cá nóc (Tetraodontidae), dài 15 cm, được tìm thấy ở các môi trường nước ngọt vùng ven biển hay nước lợ khắp Nam Á và Đông Nam Á. Loài này thường được bán trong các cửa hàng cá cảnh ở kích cỡ 2-3 cm.

Phát hiện DNA cổ, lộ bí mật “vùng đất đã mất” của đế chế Inca

Đứng trên đỉnh những ngọn núi ở vùng cao nguyên phía nam Peru là kỳ quan thế kỷ 15 của đế chế Inca, Machu Picchu. Đây là địa điểm thu hút khách du lịch toàn cầu và là biểu tượng của lịch sử Mỹ Latinh thời tiền thuộc địa.

Phát hiện DNA cổ, lộ bí mật “vùng đất đã mất” của đế chế Inca
Phat hien DNA co, lo bi mat “vung dat da mat” cua de che Inca
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra sự đa dạng di truyền đáng kinh ngạc ẩn chứa trong di tích cổ xưa của những người từng gọi Machu Picchu là quê hương - đế chế Inca.

Đọc nhiều nhất

“Gia sản” vũ khí của Thiếu tướng, Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa

“Gia sản” vũ khí của Thiếu tướng, Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa

Sự ra đời của những loại vũ khí mang dấu ấn Thiếu tướng, Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa đã đưa trí tuệ Việt Nam vươn tới đỉnh cao của nền khoa học - kỹ thuật thế giới lúc bấy giờ và là tiền đề quan trọng để nhà khoa học quân sự tiếp tục có nhiều đóng góp vĩ đại cho Đất nước.
Phát lộ bãi cọc cổ trận Bạch Đằng lịch sử: Một số câu hỏi cần đáp án?

Phát lộ bãi cọc cổ trận Bạch Đằng lịch sử: Một số câu hỏi cần đáp án?

(Kiến Thức) - Việc phát hiện ra bãi cọc cổ trận Bạch Đằng đặt ra nhiều vấn đề cần làm rõ như cùng là cọc phục vụ trong trận chiến Bạch Đằng 1288 nhưng cọc Cao Quỳ to hơn so với cọc được phát hiện tại Quảng Yên? Bãi cọc Cao Quỳ thuộc trận chiến Bạch Đằng lần 2 hay lần 3? Phương pháp chôn cọc thế nào?...

Tin mới