Hỏi đáp vaccine COVID-19: Phát hiện có bầu sau tiêm ảnh hưởng gì đến thai?

Em vừa tiêm vaccine Covid-19 mũi hai được 16 ngày thì phát hiện chậm kinh, có bầu. Em đang rất lo lắng thai nhi có ảnh hưởng gì không? Vì theo quy định, thai phụ trên 3 tháng mới nên tiêm vaccine?

PGS.TS Trần Danh Cường, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương trả lời:
Với dịch Covid-19, chúng ta không nên sợ nó mà phải đồng hành, sống chung, quan trọng nhất để phòng bệnh là thực hiện là 5k và tiêm vaccine phòng Covid-19.
Hoi dap vaccine COVID-19: Phat hien co bau sau tiem anh huong gi den thai?
Tiêm vaccine phòng Covid-19 cho thai phụ tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương (Ảnh: H.Hải). 
Mọi phụ nữ, từ phụ nữ mang thai, đang cho con bú, phụ nữ đang muốn có con, các em gái... có thể tiêm vaccine Covid-19 và tất cả các đối tượng theo quy định của Bộ Y tế nên thực hiện tiêm phòng.
Trong trường hợp của bạn, nếu chẳng may tiêm xong phát hiện có thai, bạn không cần lo lắng, hãy yên tâm giữ thai. Hiện nay, chúng ta có đầy đủ các phương tiện để sàng lọc, chẩn đoán, theo dõi trong suốt quá trình mang thai.
Về quan điểm của tôi, việc tiêm vaccine không ảnh hưởng gì đến em bé trong bụng. Thực tế, có rất nhiều người tiêm xong phát hiện có thai, tôi đều khuyên không nên sợ, giữ lại thai, vì tiêm vaccine giúp phòng bệnh cho phụ nữ, vaccine không đi qua nhau thai. Kể cả phụ nữ khi mắc Covid-19, virus cũng không qua nhau thai vào em bé, vì vậy, việc tiêm phòng cũng không sao.
Vì thế, phát hiện có bầu sau tiêm, bạn không cần phải bỏ thai, yên tâm giữ lại thực hiện theo dõi thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.
Tôi cũng khuyến cáo chị em nên yên tâm đi tiêm vaccine. Tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã tiêm vài nghìn trường hợp phụ nữ có thai và cho con bú, đến nay chưa có trường hợp nào tai biến sau tiêm. Có một số trường hợp phản ứng thông thường như đau tay, một số dị ứng.
Việc tiêm vaccine phòng để phụ nữ mang thai giảm nguy cơ mắc Covid-19, hoặc mắc ở thể nhẹ là hết sức cần thiết. Hơn nữa khi tiêm trong giai đoạn mang thai sẽ sinh ra kháng thể chủ động truyền qua nhau thai để bảo vệ em bé những tháng đầu đời trước những yếu tố xung quanh.

Nếu ca nhiễm tăng nhanh, Bắc Giang sẽ không còn nơi điều trị

Dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4: Đó là lo ngại của Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn trước thực trạng số ca mắc Covid-19 tại Bắc Giang đang tăng và lớn nhất cả nước.

Chiều 16/5, trong cuộc họp trực tuyến với Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, tại đầu cầu tỉnh Bắc Giang, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết lây nhiễm của dịch Covid-19 ở Bắc Giang còn rất phức tạp, khó lường.

Điều trị là gánh nặng lớn của Bắc Giang

Tối 2/6: 128 ca mắc COVID-19 trong nước, TP HCM 29 ca liên quan Hội thánh Phục Hưng

Bản tin tối 2/6 của Bộ Y tế cho biết có thêm 138 ca mắc COVID-19, trong đó 10 ca nhập cảnh cách ly ngay; 128 ca trong nước ghi nhận tại 5 tỉnh, thành phố; Bắc Giang vẫn chiếm nhiều nhất với 74 ca. Tổng số bệnh nhân COVID-19 trong ngày hôm nay ở nước ta là 241.

Thông tin diễn biến dịch COVID-19 ở Việt Nam:

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.