Hóa thạch cá sấu 230.000 năm tuổi từng được phát hiện ở Thái Lan

Loại hóa thạch cá sấu được phát hiện có sự khác biệt với cá sấu ngày nay và loại này chưa từng được ghi nhận ở trên thế giới.

Năm 2005, Thái Lan đã tìm thấy hóa thạch của 1 loài cá sấu chưa từng được ghi nhận trên thế giới trước đó tại 1 địa điểm thuộc huyện Non Sung, tỉnh Nakhon Ratchasima, cách Bangkok khoảng 300km về phía Đông Bắc. Loài bò sát mới được gọi là Alligator Munensis hay “Cá sấu sông Mun.”

Theo quan sát và phân tích, mẫu hóa thạch có hình dáng tương đối giống loài cá sấu ngày nay nhưng có sự khác biệt về xương hàm. Cá sấu sông Mun có xương hàm hình chữ U trong khi loài cá sấu hiện nay lại có xương hàm hình chữ V, miệng rộng hơn và ngắn hơn, hộp sọ cao hơn và số lượng ổ răng lớn hơn, nhưng lại ít răng hơn so với cá sấu hiện nay.

Hoa thach ca sau 230.000 nam tuoi tung duoc phat hien o Thai Lan

Ảnh minh hoạ.

Hộp sọ, hàm và các bộ phận hóa thạch khác đã được nhóm nghiên cứu của Đại học Tübingen ở Đức, Bộ Tài nguyên khoáng sản và Đại học Chulalongkorn ở Thái Lan kiểm tra. Kết quả cho thấy loài cá sấu này dài từ 1-2m, có niên đại khoảng 230.000 năm thuộc thời kì Trung Pleitocence.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng nhận định nhiều đặc điểm hộp sọ của cá sấu sông Mun rất giống cá sấu Trung Quốc. Điều này cho thấy chúng có thể có cùng 1 tổ tiên nằm giữa lưu vực sông Dương Tử và sông Chaophraya.

Tuy nhiên, những thay đổi địa chất ở cao nguyên Tây Tạng có thể đã dẫn đến việc chia loài tổ tiên này thành 2 quần thể, sau đó do biến đổi khí hậu khiến cá sấu sông Mun bị tuyệt chủng.

Cách đây không lâu, các nhà khoa học cũng đã tìm ra hóa thạch của cá mập trên 1 đỉnh núi cao thứ 6 thế giới thuộc cao nguyên Tây Tạng có niên đại 220 triệu năm. Các nhà khoa học nghi ngờ đây là tổ tiên của loài cá mập. Có thể thấy sự thay đổi địa chất mạnh mẽ của cao nguyên Tây Tạng sau hàng triệu năm là 1 nguồn nghiên cứu lớn đối với các nhà khoa học.

250 loài “quái thú” hiện ra nguyên vẹn sau nửa tỷ năm, gồm tổ tiên chúng ta?

Một "kho báu quái thú" ngoài sức tưởng tượng từ kỷ Cambri đã được tìm thấy tại một vùng đồng bằng sông ở Trừng Giang, Vân Nam, Trung Quốc.

Đa số các mẫu vật trong trạng thái đặc biệt tốt, nguyên vẹn đáng ngạc nhiên dù đã trải qua 518 triệu năm.

Rùng rợn dung nhan vua bầu trời miệng mọc 480 chiếc răng

Hóa thạch 150 triệu tuổi hiếm có đã tiết lộ cấu trúc giải phẫu rùng rợn và khó ngờ tới của một loài dực long - vua bầu trời từ cuối kỷ Tam Điệp đến hết kỷ Phấn Trắng.

Theo Science Alert, phát hiện đến từ một hóa thạch nguyên vẹn hiếm có được khai quật từ các lớp đá vôi mịn trong một khu mỏ ở Đức.

Dựa trên phân tích lớp đá vôi bao bọc hóa thạch, nó đã 150 triệu năm và trở thành mẫu vật lâu đời nhất của chi Pterodaustro, một chi dực long (pterosaur) phát triển mạnh chủ yếu trong kỷ Phấn Trắng (từ 145-66 triệu năm trước).

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.