250 loài “quái thú” hiện ra nguyên vẹn sau nửa tỷ năm, gồm tổ tiên chúng ta?

Một "kho báu quái thú" ngoài sức tưởng tượng từ kỷ Cambri đã được tìm thấy tại một vùng đồng bằng sông ở Trừng Giang, Vân Nam, Trung Quốc.

Đa số các mẫu vật trong trạng thái đặc biệt tốt, nguyên vẹn đáng ngạc nhiên dù đã trải qua 518 triệu năm.
Theo Daily Mail, các hóa thạch được tìm thấy ở kho tàng hóa thạch Trừng Giang bao gồm nhiều loài giun, động vật chân đốt (tổ tiên của tôm, côn trùng, nhện, bọ cạp...) và thậm chí là các động vật có xương sống sớm nhất (tổ tiên của cá, các loài lưỡng cư, bò sát, chim và các động vật có vú, có thể bao gồm cả chúng ta).
250 loai “quai thu” hien ra nguyen ven sau nua ty nam, gom to tien chung ta?
Một số mẫu vật trong trạng thái đặc biệt tốt được khai quật ở Trừng Giang, Vân Nam, Trung Quốc - Ảnh: Xiaoya Ma
Theo tác giả cao cấp của nghiên cứu - tiến sĩ Xiaoya Ma từ Đại học Exeter (Anh) và Đại học Vân Nam (Trung Quốc), các mẫu lõi đá trong khu vực đã tiết lộ những dòng hải lưu trong quá khứ, cho thấy vào kỷ Cambri đây là một đồng bằng biển nông, giàu chất dinh dưỡng, có lẽ đã bị tàn phá bởi bão lũ.
Các tác nhân gây căng thẳng từ môi trường khắc nghiệt có thể đã góp phần vào khả năng thích nghi tiến hóa của các sinh vật nơi đây, khiến quần thể động vật phong phú đến kinh ngạc.
Có vẻ thảm họa sau cùng diễn ra quá đột ngột đến nỗi các hóa thạch nguyên vẹn y như các quái thú này đã bị "đóng băng" bất ngờ. Bão lũ cũng vận chuyển các sinh vật mới chết xuống các khu vực thiếu oxy sâu gần kề, là môi trường cực kỳ tốt cho việc bảo tồn.
Môi trường nước nông mà đàn quái thú đa dạng này sinh sống cũng đảo ngược giả thuyết trước đó cho rằng các động vật tương tự của kỷ Cambri chỉ sống ở vùng biển sâu và ổn định hơn.
Đây là một trong những nhóm hóa thạch lâu đời nhất thế giới và việc rất nhiều loài nằm cùng nhau cũng đem đến dữ liệu cực kỳ quan trọng về kỷ Cambri, kỷ nguyên bùng nổ sinh học. Các loài sinh vật xuất hiện trong thời kỳ này hết sức cổ quái nhưng chính chúng đã đặt nền móng cho muôn loài sau này, bao gồm chúng ta.

Hóa thạch hổ phách độc lạ mở ra cơ sở về sự sống thời tiền sử

(Kiến Thức) - Những hóa thạch được tìm thấy trong nhựa cây sau hàng triệu năm mở ra những cơ sở cho nghiên cứu về sự sống trên trái đất từ thời tiền sử.

Hoa thach ho phach doc la mo ra co so ve su song thoi tien su
Hóa thạch hổ phách một cặp ruồi chân dài (Dolichopodidae) đang bám vào nhau khi đang giao phối. 

Phát hiện hóa thạch rùa đang giao phối

Các nhà khoa học người Đức đã lần tiên phát hiện hóa thạch của một loài động vật có xương sống - bao gồm cả loài người - trong tư thể đang làm ‘chuyện ấy’.

Các nhà khoa học thuộc Đại học Tuebingen (Đức) đã phát hiện hóa thạch của 9 cặp rùa trong tư thế đang giao phối tại khu khảo cổ Messel Pit ở gần Darmstadt, Đức. Nhóm nghiên cứu cho rằng, những con rùa này bị chết do hít phải khí độc bốc lên từ miệng núi lửa.
Tiến sĩ Walter Joyce, người đứng đầu nhóm nghiên cứu cho biết, hóa thạch này thuộc về một loài rùa cổ đại đã tuyệt chủng có tên khoa học là Allaeochelys crassesculpta. Mai trên của loài rùa này dài khoảng 61cm và rộng 30cm.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.