Hở van tim có nguy hiểm không, khi nào cần phẫu thuật?

Hở van tim tức là tình trạng van tim đóng không kín làm dòng máu trào ngược lại buồng tim do vậy tim phải co bóp nhiều hơn.

Hỏi: Người nhà tôi mới phát hiện bị hở van tim (hở van 2 lá). Xin hỏi bệnh này có nguy hiểm không? Có phải mổ không?
Nguyễn Thị Phương (Hà Nội)
Ho van tim co nguy hiem khong, khi nao can phau thuat?
 Biểu hiện của hở van tim - ảnh minh họa
Trả lời: Hở van tim tức là tình trạng van tim đóng không kín làm dòng máu trào ngược lại buồng tim do vậy tim phải co bóp nhiều hơn. Tim có nhiều cách để thích nghi với tình trạng này.
Đầu tiên các buồng tim có xu hướng giãn ra để tống được một lượng máu nhiều hơn vì một phần lượng máu tim bơm ra khắp cơ thể bị trào ngược trở lại qua van. Cơ chế bù trừ này khá hiệu quả trong trường hợp dòng hở vừa hoặc nhẹ và người bệnh có thể không biểu hiện triệu chứng nào.
Trong trường hợp nặng, cơ tim có thể bị suy yếu và suy tim ứ huyết sẽ xuất hiện với các triệu chứng: Khó thở, phù mắt cá chân… Các buồng tim giãn có thể dẫn tới loạn nhịp.
Hở van hai lá chỉ định phẫu thuật dựa vào mức độ hở van: Định lượng dựa trên siêu âm tim hay chụp buồng tim kết hợp với các triệu chứng cơ năng của suy tim, hoặc sự tiến triển của hở van 2 lá và mức độ suy tim.
Hở van 2 lá mức độ nặng (độ 3,4) có kèm theo triệu chứng cơ năng của suy tim thì cần phẫu thuật ngay. Hở van hai lá nặng (độ 3, 4) nhưng các triệu chứng cơ năng nhẹ (khó thở khi gắng sức) cần theo dõi sát. Nếu đường kính tim trái ngày càng lớn (nhĩ trái, thất trái), hoặc xuất hiện rung nhĩ thì cần phẫu thuật ngoại khoa.
PGS.TS Phạm Mạnh Hùng (Viện trưởng Viện tim mạch Việt Nam)

Em dâu không chịu phục vụ cơm nước cho anh chồng

Hoa nghĩ đến cảnh nửa khuya phải bật dậy hâm cơm cho anh chồng mà hãi hùng.

Em dau khong chiu phuc vu com nuoc cho anh chong

Lời đề nghị của anh chồng khiến Hoa khó xử (Ảnh minh họa)

Mấy tháng nay, Hoa luôn tìm cách né tránh người nhà chồng vì một chuyện mà chẳng ai ngờ tới.

Bệnh nhân đầu tiên trên thế giới được ghép tim từ mô sống

Một em bé sơ sinh người Mỹ được cấy ghép tim từ mô sống. Các ca trước đây sử dụng mô từ người đã mất nên phải thay thế nhiều lần trong đời.

Cậu bé Owen Monroe sống ở bang North Carolina (Mỹ) chào đời nặng 2,2kg với dị tật thân chung động mạch khi chỉ có 1 động mạch ra khỏi tim thay cho 2 động mạch riêng biệt.

Các bác sĩ đã tách 2 động mạch và thay van tim "bị rò rỉ" bằng cách sử dụng mô sống sẽ phát triển cùng với bệnh nhi, tránh phải phẫu thuật thêm.

Trong các trường hợp tương tự, phẫu thuật viên thường sử dụng mô chết có thể phải thay thế tới 3 lần trước khi trưởng thành và 10 năm một lần sau đó.

Benh nhan dau tien tren the gioi duoc ghep tim tu mo song

Ngay khi mới chào đời, Owen đã phải nằm viện điều trị

Theo Daily Mail, cậu bé Owen hiện đã được 4 tháng. Từ sau cuộc phẫu thuật tại Đại học Duke, bé đang lớn lên và đạt mọi cột mốc của một đứa trẻ bình thường. Mẹ của bé, Tayler Monroe, nói, ca phẫu thuật là phép màu đã cứu con trai cô.

Dị tật thân chung động mạch thường là bản án tử đối với trẻ sơ sinh nếu không được phẫu thuật do tim phải làm việc quá sức để đưa chất dinh dưỡng đến mọi ngóc ngách của cơ thể. Tỷ lệ mắc bệnh khá hiếm, dưới 1 ca trong số 10.000 trẻ em Mỹ.

Cha mẹ của Owen, Tayler và Nicholas Monroe, cho biết, họ có ít lựa chọn vì cậu bé có khả năng bị suy tim ngay sau khi sinh. Danh sách chờ đợi để được cấy ghép tim hoàn chỉnh khoảng 6 tháng nhưng Owen không thể chờ lâu tới vậy.

Vì vậy, họ đăng ký tham gia cuộc phẫu thuật thử nghiệm tại Đại học Duke, nơi sẽ sử dụng mô sống để tách các động mạch hợp nhất.

Khoảng 90% trẻ sơ sinh được phẫu thuật bằng cách sử dụng mô từ người đã mất. Các bệnh nhân có thể sống thêm 40 năm.

Nhưng trẻ sẽ cần ít nhất 3 cuộc phẫu thuật khác trước tuổi trưởng thành để thay thế mô do cơ thể phát triển. Sau đó, bệnh nhân có thể phải thay mô mới 10 năm một lần.

Các bác sĩ cũng phát hiện Owen bị hở van tim cần thay thế. Trong ca phẫu thuật, Owen nhận được mô sống và van từ trái tim hiến tặng của một trẻ sơ sinh khác.

Trái tim đó có van khỏe nhưng lại quá yếu để có thể cấy ghép toàn bộ. Các bác sĩ nói rằng nếu không có ca phẫu thuật của Owen, trái tim sẽ không được sử dụng.

Benh nhan dau tien tren the gioi duoc ghep tim tu mo song-Hinh-2

Sau ca phẫu thuật, Owen đã có trái tim khỏe mạnh

Các bác sĩ cho biết Owen đang phát triển bình thường và cha mẹ bé không thể vui mừng hơn.

“Con tôi phát triển khỏe mạnh mang lại rất nhiều hy vọng cho những đứa trẻ phải trải qua tình trạng tương tự”, gia đình Owen chia sẻ.

Tiến sĩ Joseph Turek, bác sĩ tim mạch, người đứng đầu cuộc phẫu thuật, nhận định: “Nếu loại bỏ được việc nhiều lần phẫu thuật tim khi van cũ không phù hợp với sự phát triển của trẻ, chúng ta có thể kéo dài tuổi thọ của đứa trẻ đó thêm hàng chục năm”.

Vừa cưới, con dâu choáng váng khi bố chồng đưa cho vỉ thuốc

Vừa lên đến nơi, tôi đã thấy bố chồng đứng đợi sẵn ở trước cửa phòng.

27 tuổi, dù có hình thức bên ngoài khá ưa nhìn và công việc kế toán ổn định tại một công ty nhưng không hiểu sao tình duyên của tôi lận đận. Sau 3-4 lần yêu ai cũng chia tay, tôi quyết định sống độc thân. Điều này làm bố mẹ tôi ở quê rất sốt ruột, lo sợ con gái ế bởi các bạn bè cùng lứa đều có gia đình riêng hết.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.