Hành trình cứu hộ loài rùa núi nằm trong Sách đỏ Việt Nam

Được mệnh danh là loài rùa cạn đẹp nhất, với mai và da màu nâu vàng, rùa núi lớn nhất chỉ dài khoảng 35cm. Con rùa tôi đang giữ có tuổi thọ ít nhất là 30 năm.

Khi đến nơi, chính tôi cũng không xác định được con rùa thuộc loại nào vì trông nó quá già, móng chân nhọn hoắt và đặc biệt là có tới… 3 đuôi. Rùa bị thợ rừng bắt tại khu vực giáp ranh giữa hai tỉnh Gia Lai và Phú Yên, sau đó mang về cho người thân nuôi làm cảnh. Vì biết tôi có thói quen giải cứu động vật cũng như có quan hệ với một số tổ chức bảo vệ động vật nên người bạn kia đã tin tưởng giao cho tôi.
Tôi nhanh chóng chụp ảnh rùa và liên lạc nhờ anh Tim McCormack, Giám đốc Chương trình Bảo tồn Rùa châu Á (ATP) có trụ sở tại Hà Nội, kiểm tra. Anh Tim cho biết đây là rùa núi viền (tên khoa học là Impressed tortoise hay Manouria impressa) được liệt kê trong Sách đỏ Việt Nam. Rùa thuộc danh mục động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm (nhóm IIB) cần được ưu tiên bảo vệ và bảo tồn.
Hanh trinh cuu ho loai rua nui nam trong Sach do Viet Nam
Rùa núi viền được liệt kê trong Sách đỏ Việt Nam. 
Được mệnh danh là loài rùa cạn đẹp nhất, với mai và da màu nâu vàng, rùa núi viền trong tự nhiên lớn nhất chỉ dài khoảng 35cm. Trong khi đó, con rùa tôi đang giữ dài 30cm và nặng tới 3,2kg. Theo ước tính của các chuyên gia của Chương trình Bảo tồn Rùa châu Á, con rùa tôi đang giữ có tuổi thọ ít nhất là 30 năm. Ngoài ra, rùa núi viền còn được gọi là rùa 3 đuôi do 2 chân sau có 2 cái cựa lồi ra rất giống đuôi.

Tôi mang rùa về nhà mà trong lòng canh cánh lo âu vì theo anh Tim McCormack thì đây là loài rùa rất khó nuôi giữ, do thức ăn của chúng chủ yếu là thực vật, đặc biệt là các loại nấm rừng.

Hanh trinh cuu ho loai rua nui nam trong Sach do Viet Nam-Hinh-2

Tác giả làm thủ tục bàn giao cá thể rùa núi viền.

Thật vậy, tôi giữ rùa thêm 5 ngày cộng với khoảng 1 tuần bị bắt trước đó nhưng nó không hề ăn gì. Đây là một tình trạng thường gặp khi mang rùa từ rừng về nhà. Sau 5 ngày quan sát, tôi và một bạn điều phối viên của Chương trình Bảo tồn Rùa châu Á đã liên hệ với Vườn quốc gia Kon Ka Kinh (Gia Lai) để bàn giao vì đây là môi trường phù hợp nhất.

Để rùa trong một thùng xốp với một tấm vải ẩm bên dưới, tôi bắt đầu hành trình hơn 200km từ Phú Yên lên Gia Lai bằng xe đò. Giao thông từ các tỉnh về TP.HCM tương đối thuận tiện nhưng giữa các tỉnh trong khu vực với nhau thường rất khó khăn vì xe đò hầu hết đều là loại cũ kỹ hoặc nhỏ. Hơn nữa, chất lượng đường xá liên tỉnh thường không tốt lắm.

Sau khoảng 5 tiếng ròng rã, tôi cũng đến được Pleiku. Đón tôi là một người bạn lâu năm và tôi được sắp xếp ở tại một homestay gần Biển Hồ. Những người bạn tại Gia Lai cũng rất ngạc nhiên vì đây là lần đầu tiên họ thấy một con rùa đẹp đến vậy.

Sáng hôm sau, chúng tôi lên ô tô thẳng tiến đến Vườn quốc gia Kon Ka Kinh. May mắn là người dẫn đường của chúng tôi - anh Công - là một người thông thạo địa bàn vườn quốc gia. Anh Công cũng từng tham gia giải cứu nhiều loài động vật hoang dã quý hiếm trong khu vực, thế nên câu chuyện về giải cứu động vật và bảo tồn dọc đường đi của chúng tôi trở nên xôm tụ hơn.

Đường vào Vườn quốc gia Kon Ka Kinh dài hơn 50km, qua các huyện Đắk Đoa và Mang Yang. Sau hơn 1 tiếng đồng hồ, chúng tôi cũng đã tới Trung tâm Cứu hộ bảo tồn và phát triển sinh vật thuộc Vườn quốc gia Kon Ka Kinh.

Hanh trinh cuu ho loai rua nui nam trong Sach do Viet Nam-Hinh-3

Bàn giao cá thể rùa núi viền cho đại diện Trạm bảo vệ rừng số 8, Vườn quốc gia Kon Ka Kinh.

Theo anh Công, đường vào Kon Ka Kinh nay đã thuận tiện hơn ngày xưa rất nhiều. Thật vậy, ô tô của chúng tôi đi trên đường bê tông vào tận văn phòng Vườn quốc gia tại xã Ayun, huyện Mang Yang.

Trước đây, cứ mỗi mùa mưa đến, việc đi lại rất khó khăn bởi đường sá thường hư hại do lượng mưa khủng khiếp của xứ cao nguyên này. Ở bìa Vườn quốc gia là vùng sinh sống của đồng bào Ba Na, nơi người dân vẫn còn canh tác lúa nước, tận dụng các mảnh đất trũng ven suối. Sự kết hợp cảnh quan giữa ruộng lúa nước ven suối và rừng tự nhiên khiến tôi tự hỏi tại sao chính quyền địa phương không tập trung phát triển du lịch sinh thái ở khu vực này, nơi du khách có thể trải nghiệm cuộc sống cùng người dân bản địa và tận hưởng khí hậu trong lành.

Vì hôm đó là Chủ nhật (15.6) nên tiếp chúng tôi là anh Lê Văn Vương thuộc Trạm bảo vệ rừng số 8. Tại đây, tôi đã bàn giao cá thể rùa lại cho anh sau khi viết đơn tự nguyện giao nộp động vật rừng cũng như ký một số giấy tờ khác.

Theo quy trình thì Trung tâm Cứu hộ bảo tồn và phát triển sinh vật sẽ giữ rùa lại vài ngày để theo dõi sức khỏe. Đây là một việc quan trọng nhằm giúp động vật hoang dã quen với môi trường mới. Sau đó, một đoàn liên ngành bao gồm đại diện Trung tâm Cứu hộ bảo tồn và phát triển sinh vật, kiểm lâm, đại diện xã sẽ cùng thả cá thể rùa vào sinh cảnh phù hợp thuộc vùng lõi Vườn quốc gia Kon Ka Kinh.

Anh Vương tâm sự rằng anh cũng đã từng phối hợp tiếp nhận nhiều loài động vật hoang dã được giải cứu từ các quán nhậu trong tỉnh. Anh kể cho chúng tôi nghe về những chuyến băng rừng, những lần căng thẳng đối phó với lâm tặc hay cả những hành xử chưa phù hợp của chính lực lượng bảo vệ rừng.

Ở vườn quốc gia không có sóng điện thoại nhưng có mạng internet tại khu vực hành chính. Đây cũng là cách liên lạc duy nhất của những người bảo vệ rừng như anh Vương với gia đình và thế giới bên ngoài. Nghe những câu chuyện của anh, tôi hiểu rằng phải yêu rừng, yêu thiên nhiên lắm thì những người như anh mới có đủ động lực để tiếp tục làm công tác bảo vệ rừng đầy vất vả này.

Trong những ngày sau đó, các điều phối viên của Chương trình Bảo tồn Rùa châu Á sẽ thường xuyên giữ liên lạc với Trung tâm Cứu hộ bảo tồn và phát triển sinh vật thuộc Vườn quốc gia Kon Ka Kinh để hỗ trợ trung tâm trong việc chăm sóc và theo dõi cá thể rùa này, cũng như công tác bảo tồn rùa nói chung.

“Cụ rùa” già nhất thế giới vui hưởng cuộc sống suốt gần 2 thế kỷ

Theo tiến sỹ Rebecca Cairns-Wicks, việc cụ rùa Jonathan đạt đến độ tuổi đặc biệt như vậy có thể là do tác dụng của cây 'tai khỉ' Centella Asiatica, một loại thảo mộc phổ biến trên đồng cỏ ở St.Helena.

“Cu rua” gia nhat the gioi vui huong cuoc song suot gan 2 the ky

Cụ rùa có tên Jonathan, thuộc loài rùa khổng lồ Seychelles và được cho là động vật trên cạn có tuổi đời cao nhất thế giới, đã sống qua hai cuộc chiến tranh thế giới và chứng kiến 39 đời tổng thống Hoa Kỳ.

Trước đây, cụ rùa Jonathan thậm chí đã từng được Vua Edward VIII cưỡi trong thời gian tại vị ngắn ngủi của ông.

Bác sỹ thú y Joe Hollins, người làm việc tại St.Helena, Seychelles, cho biết : “Cụ rùa bị mù do đục thủy tinh thể và mất khứu giác nên không thể phát hiện ra thức ăn. Tuy nhiên, cụ vẫn có thính giác rất tuyệt vời. Bên cạnh đó, bất chấp tuổi tác, cụ vẫn có ham muốn tình dục tốt và thường xuyên giao phối với Emma và đôi khi là Fred - một con rùa đực.

Việc không thể nhìn hoặc ngửi thấy người bạn đời của mình có thể là lý do khiến cụ rùa Jonathan không gặp khó khăn khi quan hệ tình dục với một con rùa khác cùng giới tính.

Theo tờ The Times, Fred được giới thiệu để làm bạn và phối giống với Jonathan từ năm 1991. Nhưng dù đôi rùa này đều đặn giao phối vào mỗi sáng Chủ nhật nhưng mãi chúng vẫn không có con. Phải tới khi các bác sỹ thú y điều trị một vết thương trên mai của Fred, họ mới nhận ra giới tính thực sự của Fred. Nó là một con rùa đực.

[Trứng hóa thạch vẫn còn phôi thai của loài rùa khổng lồ thời tiền sử]

Bác sỹ thú y Joe cho biết: “Đối với một bác sỹ phẫu thuật thú y, được chăm sóc con vật sống trên cạn lâu đời nhất là một đặc ân tuyệt vời và là điều mà tôi không bao giờ nghĩ đến. Tôi vô cùng gắn bó và yêu mến cụ rùa. Có khả năng cụ sẽ mất vào ngày mai hoặc cũng có thể cụ sống cho đến 250 tuổi. Không ai biết trước được cả.”

Cụ rùa Jonathan được đưa đến hòn đảo St. Helena vào năm 1882 khi đã 50 tuổi..

Theo Sách Kỷ lục Thế giới Guinness, cụ rùa là quà tặng của William Gray-Wilson, thống đốc St. Helena, khi ấy là vùng lãnh thổ Anh hải ngoại. Cụ rùa đã sống tại dinh thự của thống đốc kể từ đó.

Nhà tự nhiên học, Tiến sỹ Rebecca Cairns-Wicks cho biết: “Việc cụ rùa Jonathan đạt đến độ tuổi đặc biệt như vậy có thể là do tác dụng của cây 'tai khỉ' Centella Asiatica, một loại thảo mộc phổ biến trên đồng cỏ ở St.Helena.

Loài cây này có tác dụng loại bỏ độc tố, giảm viêm, sốt, tăng cường khả năng chữa bệnh và miễn dịch.

Mặc dù không có bằng chứng khoa học nào nhưng có lẽ đây là điều đã giúp Jonathan sống mạnh khỏe và đạt đến độ tuổi như hiện tại”./.

Cụ rùa già nhất thế giới đón sinh nhật thứ 190

Jonathan, thuộc loài rùa khổng lồ Seychelles được tặng cho đảo Saint Helena, Anh, vào năm 1882, mừng sinh nhật lần thứ 190 của mình bằng một bữa tiệc kéo dài ba ngày.

Cu rua gia nhat the gioi don sinh nhat thu 190

Jonathan, cụ rùa già nhất thế giới hiện nay. Ảnh: PA.

Sống ở Saint Helena từ năm 1882, khi được gửi đến làm quà cho thống đốc của hòn đảo nhỏ phía nam Đại Tây Dương, cụ rùa không xa lạ gì với sự nổi tiếng, và đã giành được Kỷ lục Guinness Thế giới về sinh vật trên cạn sống lâu nhất được biết đến và cũng là con rùa già nhất, theo Guardian.

Điều bất ngờ về cụ rùa thọ nhất thế giới đón sinh nhật tuổi 190

Rùa Jonathan sống trên đảo Saint Helena ở Nam Đại Tây Dương đã đón sinh nhật tuổi 190. Theo đó, con rùa nổi tiếng này trở thành động vật trên cạn sống lâu nhất thế giới.

Dieu bat ngo ve cu rua tho nhat the gioi don sinh nhat tuoi 190
 Khi đón sinh nhật tuổi 190, rùa Jonathan trở thành động vật trên cạn sống lâu nhất thế giới. Nó sống trên đảo Saint Helena ở Nam Đại Tây Dương từ năm 1882. Khi ấy, con rùa nổi tiếng thế giới này là món quà dành cho William Grey-Wilson - người sau này trở thành Thống đốc của đảo Saint Helena. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.