Hàng loạt trẻ bị sùi mào gà ở Hưng Yên: Bất thường!

Các chuyên gia y tế cho rằng vụ việc hàng loạt trẻ bị sùi mào gà ở Hưng Yên - căn bệnh thường lây qua đường tình dục là hiện tượng bất thường.

Sáng 19/7, các chuyên gia, bác sĩ của Cục Quản lý Khám chữa bệnh - Bộ Y tế và Bệnh viện (BV) Da liễu trung ương đã đến Hưng Yên làm việc về vụ gần 40 bệnh nhi ở đây bị bệnh sùi mào gà. Sở Y tế Hưng Yên cũng đã tạm đình chỉ công tác và kiến nghị phạt tối thiểu 110 triệu đồng đối với y sĩ Hoàng Thị Hiền, người có liên quan đến vụ việc.
Điều trị miễn phí
Tại buổi làm việc, các chuyên gia y tế cho rằng vụ việc hàng loạt trẻ bị sùi mào gà ở Hưng Yên - căn bệnh thường lây qua đường tình dục và hay gặp ở người lớn - là hiện tượng bất thường.
Hang loat tre bi sui mao ga: Bat thuong!
 Bệnh nhi mắc sùi mào gà đang được điều trị tại Bệnh viện Da liễu trung ương.
Theo thống kê mới nhất của BV Da liễu trung ương, số trẻ ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên phải nhập viện điều trị căn bệnh này trong hơn 2 tháng qua lên đến 52 cháu. Các bé đều có tiền sử nong bao quy đầu từ 4 tháng đến 1 năm về trước. Hiện những bệnh nhi này được tái khám và điều trị ngoại trú.
PGS-TS Lê Hữu Doanh, Phó Giám đốc BV Da liễu trung ương, cho biết BV sẽ điều trị miễn phí cho các bệnh nhi mắc sùi mào gà ở huyện Khoái Châu nhập viện từ ngày 17/7. BV cũng sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế Hưng Yên tổ chức thăm khám, điều trị cho các trường hợp điều trị ngoại trú. Theo ông Doanh, sáng 19/7, đoàn công tác đã tới phòng khám của bà Hoàng Thị Hiền tại huyện Khoái Châu thị sát nhưng bà không có ở nhà.
"Khi đoàn đến, phòng khám không có các thiết bị y tế ngoài tủ thuốc và chiếc giường nên không tìm hiểu được nhiều. Hiện chúng tôi động viên người dân ở đây nếu thấy các cháu có biểu hiện tổn thương do sùi mào gà thì có thể đưa đến BV chuyên khoa để xét nghiệm" - ông Doanh nói.
Về nguyên nhân khiến các cháu bé mắc bệnh sùi mào gà, lãnh đạo Sở Y tế Hưng Yên cho biết sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với BV Da liễu trung ương điều tra nguyên nhân theo chỉ đạo của Bộ Y tế để có giải pháp ngăn ngừa các trường hợp mắc mới tương tự tại cộng đồng.
Hẹp bao quy đầu không nguy hiểm
Theo ông Lều Văn Quân, Chánh Thanh tra Sở Y tế Hưng Yên, chiều tối 18/7, sở đã làm việc với bà Hoàng Thị Hiền. 40 cháu bé bị mắc sùi mào gà trước đó đã điều trị hẹp bao da quy đầu tại nhà của y sĩ này.
Bà Hiền đang công tác tại Trạm Y tế xã Mỗ Sở, huyện Văn Giang; hành nghề ngoài giờ tại nhà riêng. Bà Hiền có chứng chỉ hành nghề, văn bằng chuyên môn là y sĩ đa khoa với chuyên môn là kỹ thuật điều dưỡng. Cơ sở khám chữa bệnh của bà Hiền chưa được cấp phép hoạt động. Theo tường trình của bà Hiền, bà chỉ nong cho các cháu viêm dính bao quy đầu, không chích rạch bằng dụng cụ. Bà Hiền sẽ bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề thời hạn 6-12 tháng. Mức xử phạt tối thiểu đối với các sai phạm tại cơ sở khám "chui" của bà dự kiến là 110 triệu đồng.
PGS Lê Hữu Doanh khẳng định trẻ mắc bệnh sùi mào gà nếu được chữa trị dứt điểm sẽ không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản cũng như tình dục sau này. Tuy nhiên, trẻ mắc bệnh cần được điều trị đúng phác đồ để tránh tái phát. Nếu bệnh tái phát nhiều lần có thể tiến triển sang ung thư và ảnh hưởng tới khả năng sinh sản.
Bác sĩ Lê Anh Dũng, Trưởng Khoa Tiết niệu BV Nhi trung ương, cho biết hẹp bao quy đầu không phải là bệnh lý mà là hiện tượng sinh lý sau sinh. Khi mới sinh, đa số trẻ bị hẹp bao quy đầu. Cùng với thời gian, nhiều trường hợp bao quy đầu sẽ tách khỏi quy đầu mà không cần can thiệp. Nếu ở độ tuổi sơ sinh, tỉ lệ hẹp bao quy đầu lên tới 96% thì khi 1 tuổi, 3 tuổi chỉ còn 50% và 10%. Đến 17 tuổi, tỉ lệ này chỉ còn 1%. Trẻ bị hẹp bao quy đầu chỉ cần can thiệp nếu có dấu hiệu viêm và có vấn đề khi đi tiểu như: tiểu khó, đi tiểu phải rặn, có hiện tượng phồng bao quy đầu khi đi tiểu...
Có thể mời công an vào cuộc
PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, cho biết trong ngày 19/7, Bộ Y tế đã đề nghị Sở Y tế Hưng Yên căn cứ vào báo cáo của BV Da liễu trung ương về việc hàng chục trẻ trên địa bàn mắc sùi mào gà sau điều trị hẹp bao quy đầu ở phòng khám của y sĩ Hiền, làm rõ thêm về nội dung này để việc điều tra dịch tễ, xác định nguyên nhân chính xác. Bộ Y tế còn yêu cầu bà Hiền kiểm điểm và báo cáo trung thực về hoạt động khám chữa bệnh tại cơ sở.
"Nếu cần thiết, chúng tôi sẽ đề nghị cơ quan công an vào cuộc để điều tra" - ông Khuê nói.

Sốc nhiều bé trai bị sùi mào gà sau khi cắt bao quy đầu

Một bé trai ở Hưng Yên sau khi cắt bao quy đầu đã mắc bệnh sùi mào gà đang được cộng đồng mạng xôn xao còn các bậc phụ huynh lo lắng.
 

Theo thông tin chia sẻ trên mạng: “Hiện nay, ở Khoái Châu đang có sự việc hàng loạt các cháu bé tiến hành cắt bao quy đầu tại một địa chỉ, đều mắc chung một chứng bệnh sùi mào gà sau khi cắt bao quy đầu.
Chị Hiền đang chăm sóc con trai bị sùi mào gà tại bệnh viện Da liễu Trung ương. Ảnh: người đưa tin.
 Chị Hiền đang chăm sóc con trai bị sùi mào gà tại bệnh viện Da liễu Trung ương. Ảnh: người đưa tin.

Bộ Y tế xác nhận tin hàng loạt trẻ bị sùi mào gà ở Hưng Yên

(Kiến Thức) - Vụ hàng loạt trẻ bị sùi mào gà ở Hưng Yên sau khi cắt bao quy đầu đang khiến dư luận rúng động là có thật, hiện ngành y tế đang xác minh là rõ vụ việc.

Thông tin hàng loạt trẻ bị sùi mào gà ở Hưng Yên nghi ngờ do lây bệnh sau khi tới chữa bệnh tại một phòng khám tư tại địa phương đang khiến dư luận đặc biệt quan tâm.
Chiều ngày 17/7/2017, ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó cục Trưởng Cục quản lý khám chữa bệnh Bộ Y tế xác nhận với Kiến Thức: "Sự việc trên là có thật".

Đọc nhiều nhất

Luộc thịt, hầm xương có nên vớt bỏ bọt?

Luộc thịt, hầm xương có nên vớt bỏ bọt?

Khi luộc thịt, dưới tác động của nhiệt, protein trong thịt sẽ đông tụ và tạo thành các mảng nhỏ nổi lên bề mặt nước. Những mảng này thường kết hợp với váng mỡ, bụi bẩn, cát, sợi lông, hoặc xương vụn còn sót lại trong quá trình sơ chế.

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.