Hãi hùng căn bệnh kỳ quặc tự ăn thịt chính mình

Tự ăn thịt mình hay còn gọi là hội chứng Lesch-Nyhan là căn bệnh khiến người mắc phải tự cắn lưỡi, nhai ngón tay, xẻo da thịt.

Y văn thế giới trải qua rất nhiều năm đã ghi chép được nhiều căn bệnh các loại, trong số đó có những căn bệnh hy hữu mà nếu chỉ nghe qua chúng ta có thể sẽ không tin là có loại bệnh kỳ quái như vậy tồn tại trên đời.
Bệnh tự ăn thịt mình
Vào một ngày tháng 9/1962, bà Deborah Morlen xuất hiện tại phòng cấp cứu của bệnh viện Johns Hopkins, Baltimore (Mỹ) với cậu con trai 4 tuổi rưỡi tên Matthew. Cậu bé không thể đi hay ngồi xuống được - một biểu hiện của bệnh bại não và chậm phát triển.
Bà Morlen nói với bác sỹ nhi Nancy Esterly rằng nước tiểu con trai mình có màu bất thường và có cả sạn trong bỉm của cậu bé. Biết được rằng anh trai cậu bé cũng rơi vào tình trạng bại não và chậm phát triển, Esterly chỉ dám đoán đây là một căn bệnh di truyền mà không hề có thêm khái niệm gì về bệnh.
Hai hung can benh ky quac tu an thit chinh minh
 
Kiểm tra kỹ hơn nước tiểu của Matthew, Esterly phát hiện nó chứa rất nhiều tinh thể sáng như kính, có dạng sợi. Những tinh thể này khá sắc và hẳn nhiên nó đã làm trầy đường tiết niệu của cậu bé. Cho rằng nước tiểu có thể chứa quá nhiều axit uric, Esterly đã mang mẫu tới cho bác sỹ William Nyhan - một chuyên gia về ung thư nhi - để ông xét nghiệm. Kết quả cho thấy, đúng là nước tiểu của Matthew có quá nhiều axit uric - chất gây các triệu chứng gout ở đàn ông lớn tuổi.
Khi quay lại thăm Matthew, các bác sỹ rất ngạc nhiên khi thấy cậu vẫn tỉnh táo nhưng lại không thể nói chuyện một cách rõ ràng, quanh miệng lại có rất nhiều vết sẹo và vết cắt mới. Khi kiểm tra tay cậu bé, Esterly vô cùng kinh ngạc phát hiện ra một vài đốt ngón tay đã biến mất. Matthew sau đó hét lên, đút tay vào miệng và Esterly nhanh chóng nhận ra rằng cậu bé đã ăn ngón tay và thậm chí là một phần môi mình.
Matthew sau đó được chẩn đoán mắc hội chứng Lesch-Nyhan, là hội chứng khiến người mắc phải thường tự làm tổn thương thậm chí tự 'ăn thịt' chính mình, cắn môi, lưỡi và nhai ngón tay,
Càng lớn, trẻ mắc hội chứng này càng có nhiều hành vi tự gây hại, kể cả việc lôi con ngươi mắt của mình ra hoặc tấn công nó bằng một vật sắc nhọn. Nhiều người quá sợ hãi còn cho rằng những người bị mắc hội chứng Lesch - Nyhan bị điều khiển bởi một con quỷ, luôn tìm cách làm tổn thương bệnh nhân.
Bác sỹ thần kinh học H.A.Jinah tại Bệnh viện Johns Hopkins (Mỹ) - người đã nghiên cứu hội chứng Lesch-Nyhan trong hơn chục năm - cho biết: "Đây là một căn bệnh kinh khủng. Nó chứa đựng một vấn đề thần kinh vô cùng phức tạp".
Bệnh nhân Lesch-Nyhan thường có biểu hiện tấn công người mình yêu thương nhất, không làm chủ được hành vi và thậm chí là nói ngược lại với những gì mình muốn nói. Trông họ vẫn bình thường cho tới khi đột nhiên cho tay vào miệng để cắn. Họ vẫn nhận thức được việc mình làm, cảm nhận được nỗi đau, sợ hãi với ý nghĩ ngón tay và môi đang bị ăn và thường kêu gào nhờ sự giúp đỡ. Nhưng dường như tay và miệng không nằm trong sự kiểm soát của họ.
Vì vậy mà 60% bệnh nhân mắc Lesch-Nyhan bị buộc phải nhổ toàn bộ răng để ngăn không cho họ tự cắn môi, má trong, lưỡi và một số bộ phận khác của cơ thể.
Cứ 70.000 trẻ thì có 1 trẻ bị mắc chứng bệnh này bẩm sinh. Sự thay đổi ADN xuất hiện trên một gen đơn lẻ trên nhiễm sắc thể 10 của đứa bé và có liên quan mật thiết đến tuổi của người cha.
Hội chứng này khiến cho cơ thể đứa bé còi cọc và dẫn đến tình trạng thiếu phát triển sụn, theo đó các cơ quan hoặc bộ phận cơ thể mềm vẫn phát triển bình thường nhưng xương thì không hề phát triển.
Hội chứng lão hóa sớm
Hội chứng lão hóa sớm Progeria là căn bệnh quái ác khiến những người mắc phải dù ở độ tuổi nào cũng có ngoại hình như một người già với làn da nhăn nheo chảy xệ và khả năng thị lực bị lão hóa.
Một trong những trường hợp mắc phải hội chứng Progeria mới được phát hiện gần đây là cậu bé 4 tuổi Bayezid Hossain (sống ở ngoại ô quận Magura, phía nam Bangladesh). Tuy chỉ mới 4 tuổi nhưng gương mặt của cậu bé Bayezid Hossain đã chảy xệ, da dẻ nhăn nheo và có nhiều nếp nhăn, hốc mắt hõm sâu giống như một ông lão.
Căn bệnh quái ác không chỉ làm vẻ ngoài của Bayezid bị ảnh hưởng nghiêm trọng mà còn khiến mọi sinh hoạt hàng ngày của em cũng bị hạn chế. Ngoài việc gặp khó khăn trong việc đi tiểu, em thường xuyên bị đau khớp gối và ăn uống khó khăn do răng đã lung lay gần hết.
Tuy có hình dáng khác người nhưng trí tuệ của cậu bé 4 tuổi lại phát triển hơn hẳn bạn bè đồng trang lứa. Thế nhưng, ưu điểm này cũng không đủ để khiến đám trẻ con hay cư dân trong vùng có thiện cảm tốt và muốn tiếp xúc với em. Bị người khác xa lánh, tâm lý của Bayezid cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Theo lời nhận xét của Tripti Khatun, mẹ cậu bé, Bayezid khá cứng đầu, thiếu nhẫn nại và rất gai góc.
Bệnh da xanh
Bệnh da xanh được phát hiện ra trong một đại gia đình sống trên vùng đồi núi thuộc Troublesome Creek, Kentucky (Mỹ) từ những năm 60 của thế kỷ trước. Những người này thường được gọi dưới cái tên Fugate.
Họ thường hưởng thọ hơn 80 tuổi và trong suốt quá trình sống, họ không hề mắc bất cứ một căn bệnh nan y nào ngoài… chứng da xanh - một chứng bệnh di truyền từ đời này sang đời khác. Da của họ biến đổi dần dần từ màu xanh sang màu mận chín rồi màu chàm và thậm chí là cả màu tím.
Trên đây là 3 trong số rất nhiều những căn bệnh kỳ quái, kinh dị mà y văn thế giới đã ghi nhận được. Bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều căn bệnh quái lạ như xác chết biết đi, công chúa ngủ trong rừng, nghiện ăn những thứ phi thực phẩm...
>>> Mời quý độc giả xem video Cô gái bị mắc chứng bệnh lạ (nguồn Youtube):

Hàng trăm công nhân bị ngộ độc tập thể ở Bình Dương

(Kiến Thức) -Vừa mới vào ca làm việc buổi sáng, hàng trăm công nhân có dấu hiệu nôn ói, đau bụng và ngất xỉu hàng loạt, được đưa vào bệnh viện cấp cứu.

Clip hàng trăm công nhân bị ngộ độc được cấp cứu tại Bệnh viện:


Trẻ ngộ độc thuốc và những điều bố mẹ cần biết

Ngộ độc thuốc được cho là nguyên nhân chính gây tử vong trong các tai nạn ngộ độc ở trẻ em.

Theo ThS, BS Đinh Thạc, Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM, ghi nhận từ các ca ngộ độc thuốc ở trẻ tại các bệnh viện chuyên khoa Nhi, một số loại thuốc thường gây ngộ độc cho trẻ là thuốc kháng Histamine (thuốc chống dị ứng), thuốc á phiện, thuốc ngủ, thuốc nhỏ mũi (Naptazoline), thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau nhức các loại…

Trong các nguyên nhân gây ngộ độc thuốc ở trẻ, không ít nguyên nhân do người nhà tự ý mua thuốc về nhà điều trị cho trẻ mà chưa có chỉ định của bác sĩ. Vì không rõ liều dùng an toàn nên khi cho trẻ em uống, phụ huynh có thể cho trẻ uống quá liều dẫn đến trẻ bị ngộ độc.

Tre ngo doc thuoc va nhung dieu bo me can biet
Ảnh minh hoạ. 

Một số phụ huynh vì tâm lý “nóng vội”, muốn trẻ mau chóng hết bệnh nên tự ý tăng liều thuốc cho trẻ cũng dễ dẫn đến ngộ độc. Bên cạnh đó, không ít cha mẹ vì quá bận rộn nên sử dụng toa thuốc cũ cho trẻ uống cũng vô tình gây hại cho trẻ.

Trẻ nhỏ bị ngộ độc thuốc đôi khi do người lớn bất cẩn để thuốc điều trị thường dùng trong các hộp đựng bánh kẹo hoặc hộp đựng mứt (nhất là những loại thuốc có màu xanh, đỏ) khiến trẻ nhỏ lầm tưởng thuốc là kẹo, mứt. Nhiều gia đình chưa chú ý việc cất giữ thuốc cẩn thận trong nhà, đặc biệt là những gia đình có trẻ tầm 2 – 3 tuổi.

Ở lứa tuổi lớn hơn, khoảng tầm 10 – 17 tuổi, tâm sinh lý của trẻ có nhiều thay đổi nên trẻ rất nhạy cảm với những xung đột trong cuộc sống. Đã có nhiều trường hợp ngộ độc thuốc do tự tử được cấp cứu tại bệnh viện là do trẻ ở độ tuổi thanh thiếu niên buồn chuyện gia đình, do bị điểm kém hay bị cha mẹ, thầy cô la mắng.

Theo ThS. BS Đinh Thạc, xác định trẻ có nguy cơ bị ngộ độc thuốc khi phát hiện xung quanh trẻ có những vỉ thuốc dở dang, những bao đựng thuốc bột bị xé hoặc những chai đựng thuốc của người lớn bị văng tung tóe… cùng các triệu chứng rõ rệt ở đường tiêu hóa như đau bụng nhiều, nôn ói, tiêu chảy.

Trẻ cũng có các biểu hiện ở đường hô hấp như đột ngột ho sặc sụa. Nặng hơn, trẻ có biểu hiện thở nhanh, tím môi, thậm chí khó thở. Với nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau, trẻ có các biểu hiện thần kinh như bị hôn mê hoặc co giật toàn thân, run tay chân, run giật cơ (ở mặt, ngực, đùi, cánh tay), yếu cơ sau đó là liệt cơ.

Biểu hiện nặng hơn nữa là gây liệt hô hấp, rối loạn nhịp tim. Một biểu hiện khác, trẻ bị tăng tiết đàm nhớt ở cổ họng hay đường hô hấp, dịch tiêu hóa tăng bất thường, tay chân lạnh vì vã mồ hôi, chảy nước miếng nhiều.

Khi phát hiện trẻ ngộ độc thuốc, cha mẹ trẻ cần bình tĩnh xác định xem trẻ đã uống nhầm loại thuốc gì, liều lượng bao nhiêu. Giữ trẻ ở tư thế ngồi hoặc đứng, tuyệt đối không đặt trẻ ở tư thế nằm để các chất trong dạ dày khi trẻ đang bị nôn ói nhiều không trào lên thực quản, khí phế quản, vào phổi sẽ gây nguy hiểm cho trẻ.

Nếu thấy trẻ tỉnh táo, chưa bị nôn, quan sát trẻ thấy còn phản ứng tốt, cha mẹ hãy giúp trẻ nôn/ói để loại bớt chất độc hại ra ngoài cơ thể. Cha mẹ có thể dùng ngón tay của mình (tốt nhất nên quấn thêm miếng gạc mềm, sạch) kích thích nhẹ nhàng vào vùng sàn họng trẻ (chỗ lưỡi gà) giúp trẻ có thể nôn/ói bớt loại thuốc đã uống.

Cha mẹ tuyệt đối không được gây nôn trong trường hợp trẻ đã bị hôn mê, trẻ đang lên cơn co giật, đặc biệt là những trường hợp nghi ngờ trẻ vừa bị ngộ độc thuốc vừa uống nhầm hóa chất bay hơi, dung dịch tẩy rửa gây ăn mòn mạnh như axit, bazơ hoặc xăng dầu. Nếu trẻ than đau rát vùng họng, phụ huynh có thể cho trẻ uống vài ngụm nước lọc sạch hoặc nước sôi nguội để làm dịu cơn đau, chú ý cho trẻ uống từ từ để tránh tình trạng trẻ bị nuốt sặc.

Sau sơ cứu ban đầu, người nhà cần nhanh chóng đưa trẻ tới ngay bệnh viện gần nhất để được các bác sĩ tiếp tục cấp cứu, giải độc cho trẻ đồng thời mang theo mẫu thuốc hoặc chai lọ đựng thuốc mà trẻ đã uống báo cho bác sĩ biết.

Kiến Thức đã thay đổi nhan đề bài viết

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.