Hacker làm việc cho khủng bố IS bị chê "trình còi"

Các hacker đang làm việc cho tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo cực đoan tự xưng (IS) rất kém về mã hóa và che giấu những gì chúng đang làm.

Kyle Wilhoit, một nhà nghiên cứu bảo mật thuộc công ty Domain Tools phát hiện, mặc dù IS rất thành thạo trong việc sử dụng mạng xã hội làm công cụ tuyên truyền và chiêu mộ thành viên, nhưng các hoạt động tấn công mạng của tổ chức khủng bộ này rất kém hiệu quả.
Hacker lam viec cho khung bo IS bi che "trinh coi"
Các hacker làm việc cho IS bị chê kém cỏi. Ảnh: Reuters 
"IS thực sự rất kém trong việc phát triển các phần mềm mã hóa và phần mềm độc hại (malware). Các lỗ hổng tồn tại trong tất cả các công cụ này khiến chúng trở nên hoàn toàn vô dụng.
Trong nghiên cứu của mình, ông Wilhoit đã phân tích 3 loại công cụ riêng rẽ, do các hacker trong nhóm UCC thuộc IS phát triển. IS thành lập UCC như tập hợp của 17 nhóm hacker khác nhau đã tuyên bố ủng hộ tổ chức.
Theo ông Wilhoit, tất cả các công cụ nói trên đều có vấn đề. Cụ thể, các malware của UCC đầy lỗi cơ bản. Hệ thống email bảo mật do chúng phát triển làm lộ các thông tin của người dùng. Công cụ tấn công web của UCC không thể triệt hạ được bất kỳ mục tiêu lớn nào.
Ngoài ra, các nỗ lực nhằm tăng nguồn tiền tài trợ cho IS thông qua các khoản quyên góp bằng tiền ảo bitcoin cũng bị tổn hại, do những kẻ lừa đảo trục lợi bằng tên tuổi của tổ chức và tạo ra những website bắt chước các lời kêu gọi gây quỹ.
Ông Wilhoit nhấn mạnh, các hacker làm việc cho IS còn rất nhiều thứ phải học để che giấu được các hoạt động trực tuyến. Ví dụ, chúng mắc lỗi chia sẻ các bức ảnh về những vụ tấn công hay ca ngợi thành viên vẫn còn chứa siêu dữ liệu (metadata) giúp nhận diện ra các bức ảnh được chụp ở đâu.
Trong quá trình nghiên cứu, ông Wilhoit tuyên bố đã phát hiện ra một máy chủ IS không được bảo vệ trực tuyến, đóng vai trò như kho chứa các bức ảnh tổ chức định dùng cho hoạt động tuyên truyền.
Ông Wilhoit cho biết thêm, nhiều người có liên quan đến nhóm khủng bố mạng của IS đã bị tiêu diệt trong các cuộc không kích bằng máy bay không người lái của liên quân. Điều đó đã làm dấy lên những đồn đoán về việc các dữ liệu vị trí bị lộ của IS đã hỗ trợ các máy bay không người lái tìm ra những kẻ khủng bố.
Tuy nhiên, ông Wilhoit lưu ý, từ năm ngoái, UCC đã bắt đầu mua lại với giá rẻ và chuyển sang sử dụng các công cụ do giới hacker phương Tây sáng chế.

Những hacker đình đám nhất lịch sử làng công nghệ TG

(Kiến Thức) - Càng dựa nhiều vào công nghệ, chúng ta càng trao thêm quyền lực cho các hacker. Vậy đâu là những cái tên ta nên để tâm tới?

Nhung hacker dinh dam nhat lich su lang cong nghe TG

Sự việc tin tặc tấn công hệ thống thông tin tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Tân Sơn Nhất và trang chủ của Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) đang nóng dư luận. Trên thực tế, lịch sử làng công nghệ thế giới từng chứng kiến không ít những vụ tin tặc tấn công bất ngờ và xuất hiện các hacker vô cùng đình đám, trong đó phải kể đến Robert Tappan Morris. Đây là tác giả đầu tiên của những “con sâu” virus. Năm 1988, khi vừa tốt nghiệp trường đại học Cornell, Morris đã tạo ra con sâu virus đầu tiên và tung nó lên mạng Internet. Anh ta cho rằng cuộc thử nghiệm này đã đi quá xa, không như mong muốn của anh. Con sâu này tỏ ra khá nguy hiểm khi nó nhanh chóng nhân bản, làm chậm máy tính, tới mức máy tính không thể  hoạt động được. Sau khi chịu án tù 3 năm, Morris đã nhận được bằng giáo sư tại trường đại học Harvard và kiếm được hàng triệu USD từ việc thiết kế phần mềm. Hiện ông đang là giáo sư khoa học máy tính thuộc Học viện công nghệ Massachussetts.

Nhung hacker dinh dam nhat lich su lang cong nghe TG-Hinh-2
Kevin Mitnick. Mitnick nổi tiếng trên thế giới bởi đã tấn công được vào hệ thống của công ty thiết bị kỹ thuật số, Mỹ để lấy cắp phần mềm. Ngoài “thành tích” này, Mitnick còn tấn công được cả hệ thống của những gã khổng lồ trong ngành sản xuất điện thoại là Nokia và Motorola. Năm 1995, hacker này bị bắt sau khi tấn công vào máy tính của một hacker khác là Tsutomu Shimomura. Hiện nay, anh đang viết sách và làm việc với tư cách một cố vấn an ninh. 

Hàng trăm triệu thư điện tử bị hacker Nga đánh cắp mật khẩu

Hotmail, Yahoo và Gmail đang kêu gọi người dùng thay đổi mật khẩu sau khi hacker Nga ăn trộm mật khẩu, lượng lớn dữ liệu mật khẩu thư điện tử.

Hàng loạt tài khoản bao gồm chục triệu thư điện tử của ba hãng lớn là Gmail, Yahoo và Hotmail và đặc biệt là Mail.ru (được dùng phổ biến ở Nga) đã bị hacker Nga ăn trộm mật khẩu rồi trao đổi trong thế giới tội phạm ngầm Nga.
Hang tram trieu thu dien tu bi hacker Nga danh cap mat khau
Hàng trăm triệu thư điện tử bị hacker Nga đánh cắp mật khẩu. (Ảnh: Mirror) 
Công ty an ninh mạng Hold Security đã phát hiện ra vụ này khi một hacker trẻ người Nga khoe khoang trên diễn đàn trực tuyến rằng mình có tới 1,17 tỷ thông tin tài khoản thư điện tử để bán.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.