Hà Nội ghi nhận thêm 76 ca sởi trong tuần qua

Thời gian gần đây số ca mắc sởi tại Hà Nội có xu hướng tăng. Riêng trong tuần qua, trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 76 trường hợp mắc sởi tại 24 quận, huyện.

Sáng 30/12, theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 20/12 đến ngày 27/12), thành phố ghi nhận 76 trường hợp mắc sởi tại 24 quận, huyện (tăng 26 trường hợp so với tuần trước đó).

Cộng dồn năm 2024, thành phố Hà Nội ghi nhận 335 trường hợp mắc sởi tại 30/30 quận, huyện, thị xã, trong khi cùng kỳ năm ngoái không ghi nhận ca bệnh.

Bệnh nhân phân bố theo nhóm tuổi, trong đó 98 trường hợp dưới 9 tháng tuổi (chiếm tỷ lệ 29,3%); 57 trường hợp từ 9 đến 11 tháng tuổi (chiếm 17%); 115 trường hợp từ 1 đến 5 tuổi (chiếm 33,7%); 28 trường hợp từ 6 đến 10 tuổi (chiếm 8,4%); 39 trường hợp trên 10 tuổi (chiếm 11,6%).

Ha Noi ghi nhan them 76 ca soi trong tuan qua
BS Đỗ Thị Thúy Nga, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Hà Nội thăm khám cho bệnh nhi mắc sởi. (Ảnh: M.N/ tuoitre.vn) 

Theo đánh giá của CDC Hà Nội, số ca mắc sởi đang có xu hướng gia tăng nhanh, chủ yếu ở người chưa tiêm chủng vắc xin hoặc chưa được tiêm đầy đủ. Dự báo, trong thời gian tới tiếp tục có thêm các trường hợp mắc bệnh, đặc biệt ở nhóm trẻ dưới 1 tuổi và trên 5 tuổi.

Để chủ động công tác phòng, chống dịch bệnh, CDC Hà Nội tiếp tục phối hợp với các quận, huyện, thị xã tăng cường hoạt động giám sát sốt phát ban nghi sởi, điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm 100% các trường hợp nghi ngờ mắc, tổ chức khoanh vùng, xử lý triệt để khu vực có bệnh nhân, ổ dịch theo quy định. Đồng thời, tăng cường công tác giám sát phát hiện bệnh nhân tại cơ sở y tế được phân cấp và tại cộng đồng để kịp thời điều tra, xử lý ca bệnh, ổ dịch, không để dịch lây lan rộng.

Bên cạnh đó, CDC thành phố đề nghị các đơn vị tiếp tục rà soát tiền sử tiêm chủng vắc xin phòng bệnh sởi của trẻ từ 1-5 tuổi đang sinh sống trên địa bàn thành phố chưa tiêm chủng đủ mũi để tiêm bổ sung.

Theo các chuyên gia, dịch sởi năm 2024 là hệ quả của chu kỳ bệnh dịch tự nhiên kết hợp với tỷ lệ tiêm chủng thấp. Hơn 90% trẻ nhập viện chưa được tiêm phòng hoặc tiêm phòng không đầy đủ.

Bên cạnh đó, giai đoạn cách ly xã hội trong dịch COVID-19 khiến nhiều trẻ bị bỏ lỡ các mũi tiêm quan trọng, đồng thời phụ huynh thiếu cảnh giác với lịch tiêm nhắc lại. Điều này dẫn đến sự gia tăng các ca mắc sởi, đặc biệt trong nhóm trẻ dưới 9 tháng tuổi - nhóm chưa đến độ tuổi tiêm vắc xin.

Nguyên nhân khiến bệnh sởi sắp là mối đe dọa toàn cầu

WHO cho biết bệnh sởi đang có nguy cơ lan rộng ra nhiều khu vực trên toàn cầu vì Covid-19 khiến tỷ lệ tiêm chủng sởi giảm mạnh và vấn đề giám sát dịch bệnh trở nên yếu kém.

Nguyen nhan khien benh soi sap la moi de doa toan cau


Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết sởi là một trong những loại virus dễ lây lan nhất ở người và hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng cách tiêm vaccine. Tuy nhiên, nó đòi hỏi tỷ lệ bao phủ vaccine lên đến 95% để ngăn chặn sự bùng phát trong cộng đồng.

Cảnh báo bùng phát bệnh sởi, bác sĩ chỉ cách phòng ngừa

Trong bối cảnh bệnh sởi có nhiều diễn biến phức tạp, các bác sĩ đã tư vấn để người dân nhận biết và chủ động phòng ngừa bệnh.

Thời gian gần đây, bệnh sởi đã có dấu hiệu bùng phát tại nhiều khu vực, đe dọa đến sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là trẻ nhỏ và những người có hệ miễn dịch yếu, chưa được tiêm phòng đầy đủ. Dù là bệnh đã có vaccine phòng ngừa từ lâu, nhưng với sự gia tăng của các ca mắc mới, việc nâng cao nhận thức và hiểu biết về bệnh sởi trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.