Hà Nội có ca Whitmore tiên lượng tử vong cao: Cách phòng bệnh ra sao?

(Kiến Thức) - Các bác sĩ Bệnh viện đa khoa Sơn Tây, Hà Nội, vừa điều trị thành công cho nữ bệnh nhân mắc bệnh Whitmore bị sốc nhiễm khuẩn, tiên lượng tử vong rất cao. Hiện chưa có vắc-xin phòng tránh và điều trị Whitmore nên dân cần chủ động phòng bệnh.

Bệnh nhân là Đinh Thị T., 62 tuổi, ở Cổ Đông, Sơn Tây. Vài tháng trước, bệnh nhân đã điều trị vết thương viêm tấy ở bàn chân trái, có hoại tử xương trên nền bệnh nhân tiểu đường tuyp II – tăng huyết áp- suy tuyến thượng thận ở một số cơ sở y tế. Được biết, đây là trường hợp bệnh rất nặng, tiên lượng tử vong những ngày đầu nhập viện lên đến hơn 90%.
Qua thăm khám, người bệnh được chẩn đoán theo dõi sốc nhiễm khuẩn, viêm phổi, hoại tử cơ cánh tay trái trên nền bệnh nhân tiểu đường – tăng huyết áp và suy tuyến thượng thận. Các bác sĩ khoa Hồi sức cấp cứu và khoa Ngoại chấn thương vừa kết hợp điều trị, phẫu thuật, vừa hồi sức tích cực, đồng thời cấy máu tại khoa Vi sinh, phát hiện trong máu có vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây ra bệnh Withmore.
Ha Noi co ca Whitmore tien luong tu vong cao: Cach phong benh ra sao?
Vi khuẩn gây bệnh Whitmore (hình minh họa). 

BSCK1. Nguyễn Quý Bình, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu cho biết, đã có thời điểm hy vọng sống của bệnh nhân chỉ còn 1/10, tưởng như không thể qua khỏi do người này có nhiều bệnh lý kết hợp và bệnh mãn tính.

Tuy nhiên, với tinh thần “còn nước còn tát”, các thầy thuốc đã quyết tâm cứu chữa cho người bệnh bằng mọi giá. Sau gần một tháng điều trị, bệnh nhân thoát sốc, các chỉ số sinh tồn trở về trạng thái bình thường.

Hiện tại, bệnh nhân đã khỏe lên nhiều, tự sinh hoạt và tươi cười nói chuyện. Hôm nay (28/8), bệnh nhân được xuất viện trong sự vui mừng của gia đình và tập thể y bác sĩ.

Vi khuẩn gây bệnh Whitmore nguy hiểm ra sao?

Bệnh Whitmore rất ít gặp, không bùng phát thành dịch, tuy nhiên bệnh cảnh thường tiến triển rất nghiêm trọng, tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt với những người đang mắc bệnh mãn tính.

Vi khuẩn gây bệnh Whitmore khi vào cơ thể sẽ thâm nhập vào bên trong các bộ phận, thường gặp nhất là ở phổi. Ngoài ra, các cơ quan nội tạng như gan, thận, tim, cơ, da và các tuyến tiêu hóa cũng có thể chứa vi khuẩn. Bệnh Whitmore gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau, cả ở nam và nữ, thường thấy ở những đối tượng có nghề nghiệp tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với đất và nước. Bên cạnh đó, bệnh Whitmore cũng hay gặp ở những người có các bệnh mãn tính, chẳng hạn như đái tháo đường, bệnh thận, bệnh phổi, suy giảm miễn dịch lâu ngày,…

Mời độc giả theo dõi video "Cuba hỗ trợ Việt Nam chống dịch Covid-19". Nguồn: VTC Now.

Biểu hiện lâm sàng của bệnh khá đa dạng với những triệu chứng như lở loét da, lên cơn sốt (nhiều kiểu sốt bao gồm sốt cơn, sốt kèm theo lạnh run hoặc sốt kéo dài), viêm đường tiết niệu, viêm phổi, suy hô hấp, áp xe ở gan, lách, nhiễm trùng máu và suy đa phủ tạng.

Cách phòng tránh bệnh Whitmore

Hiện chưa có vắc-xin phòng tránh và điều trị bệnh Whitmore. Do đó, để phòng bệnh Whitmore, người dân cần chủ động thực hiện:

Hạn chế tiếp xúc với tác nhân gây bệnh, bao gồm đất hoặc nước bùn lầy, đặc biệt là những nơi có ô nhiễm nặng;

Ha Noi co ca Whitmore tien luong tu vong cao: Cach phong benh ra sao?-Hinh-2
Khi có vết thương hở trên da, vết loét hoặc bỏng, bệnh nhân cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có nguy cơ bị ô nhiễm và chứa vi khuẩn. Ảnh minh họa. 
Trang bị đầy đủ giày, dép và găng tay đối với những người thường xuyên phải làm việc ngoài trời, tránh tiếp xúc trực tiếp với đất và nước nhiễm bẩn;
Khi có vết thương hở trên da, vết loét hoặc bỏng, bệnh nhân cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có nguy cơ bị ô nhiễm và chứa vi khuẩn. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì phải sử dụng băng chống thấm và cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, rửa sạch trước và ngay sau khi tiếp xúc;
Những người mắc các bệnh mãn tính như đái tháo đường, suy giảm miễn dịch cần được điều trị ổn định, bảo vệ các tổn thương để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn;
Nếu nghi ngờ mắc phải các triệu chứng bệnh, cần đến cơ sở y tế để được thăm khám, phát hiện vi khuẩn gây bệnh và điều trị kịp thời.
Mặc dù ít gặp và không lây lan trực tiếp từ người sang người, nhưng công tác phòng tránh bệnh Whitmore vẫn cần được thực hiện để hạn chế khả năng mắc phải những triệu chứng nghiêm trọng của bệnh, nhất là với những đối tượng có nguy cơ cao.

Những trường hợp bị vi khuẩn “ăn thịt người” tấn công kinh hoàng ở VN

(Kiến Thức) - Thời gian gần đây, rất nhiều trường hợp mắc bệnh Whitmore (hay còn gọi là vi khuẩn “ăn thịt người") để lại những hậu quả khôn lường. Diễn biến của bệnh này rất nhanh, có thể cướp đi mạng sống bệnh nhân chỉ sau 48 giờ.

Vi khuẩn “ăn thịt người” tấn công nam bệnh nhân Thái Nguyên
Tin từ Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên cho hay, bệnh viện vừa tiếp nhận và điều trị cho một nam bệnh nhân tên là M.V.D (45 tuổi trú tại La Hiên, Võ Nhai, Thái Nguyên) bị mắc bệnh Whitmore (hay còn gọi là vi khuẩn “ăn thịt người").

Vi khuẩn “ăn thịt người” nguy hiểm hơn với người mắc bệnh mãn tính

(Kiến Thức) - Bệnh whitmore do vi khuẩn “ăn thịt người” gây nên. Nhóm người dễ mắc bệnh bao gồm: Người già, trẻ em, những người có sức đề kháng yếu, người mắc bệnh mãn tính, người bị tiểu đường, nghiện rượu hay nghiện ma túy...

Theo TS - BS Đặng Văn Khoa, Giám đốc Bệnh viện 74 Trung ương, đáp ứng miễn dịch của cơ thể với vi khuẩn “ăn thịt người” whitmore rất phức tạp. Khi xâm nhập vào cơ thể vi khuẩn có thể gây bệnh ngay hoặc cũng có thể cư trú trong cơ thể rất lâu. Một số tài liệu cho rằng whitmore sống trong cơ thể hơn 50 năm chỉ chờ cơ hội phát bệnh.
Những đối tượng có nguy cơ  cao mắc bệnh whitmore là những người mắc một số bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch như: tiểu đường, viêm thận mạn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, xơ gan, nghiện rượu, sử dụng thuốc corticoid dài ngày...

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.