Google xác thực ứng dụng Chính phủ chống lừa đảo ở Việt Nam

Google vừa công bố hai tính năng mới nhằm nâng cao khả năng chống lừa đảo và an toàn trực tuyến tại Việt Nam.

Với tính năng Xác thực ứng dụng Chính phủ trên Google Play, sáng kiến này là lần hợp tác đầu tiên giữa Cục An toàn thông tin (AIS), Bộ Thông tin và Truyền thông cùng Google
Từ giờ, khi mở kho ứng dụng Google Play, người dùng sẽ thấy nhãn "Xác thực ứng dụng Chính phủ" trên các ứng dụng hợp pháp, giúp họ an tâm về mức độ uy tín của ứng dụng này.
Google xac thuc ung dung Chinh phu chong lua dao o Viet Nam
 Các ứng dụng chính phủ chính thức sẽ hiển thị nhận diện “Chính phủ” giúp người dùng yên tâm về tính xác thực của ứng dụng. Ảnh chụp màn hình
Sáng kiến này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi nhu cầu về dịch vụ công tại Việt Nam ngày càng tăng và số lượng ứng dụng Chính phủ trên nền tảng đang phát triển nhanh chóng.
Ông Trần Quang Hưng, Quyền Cục trưởng Cục An toàn thông tin cho biết, tính năng Xác thực ứng dụng Chính phủ mới trên Google Play là một bổ sung cần thiết, giúp người Việt dễ dàng nhận diện và tải xuống các ứng dụng Chính phủ hợp pháp. Đây là một bước tiến quan trọng nhằm đảm bảo người dân dễ dàng truy cập vào nguồn thông tin chính thống và đáng tin cậy của Chính phủ.
Chức năng "Xác thực ứng dụng Chính phủ" trên Google Play giúp người dân dễ dàng nhận diện các ứng dụng Chính phủ hợp pháp. Thứ hai là tăng cường bảo vệ, ngăn chặn lừa đảo với Google Play Protect.
Còn theo ông Wilson White, Phó Chủ tịch phụ trách Quan hệ Chính phủ và Chính sách công Google Châu Á - Thái Bình Dương, trong bối cảnh ngày càng có nhiều ứng dụng công cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho người dân, Google muốn đảm bảo rằng mọi người đều có thể dễ dàng tìm thấy các ứng dụng cần thiết.
Google đã phối hợp với AIS gắn nhãn "Xác thực ứng dụng Chính phủ" cho tổng cộng hơn 80 ứng dụng Chính phủ tại Việt Nam, bao gồm VNeID, VssID, i-SPEED của VNNIC, Hóa Đơn Điện Tử TCT, Dịch Vụ Công Bộ Y Tế…
Ngoài ra, để bảo vệ người dùng tại Việt Nam tốt hơn, Google đang triển khai một cách thức mới trên Google Play Protect nhằm ngăn chặn lừa đảo tài chính. Tính năng bảo vệ, chống lừa đảo nâng cao này sẽ phân tích và tự động chặn cài đặt các ứng dụng yêu cầu quyền truy cập nhạy cảm, thường bị lợi dụng cho mục đích lừa đảo tài chính. Điều này có thể xảy ra khi người dùng cài đặt ứng dụng từ nguồn tải xuống bên ngoài Internet (trình duyệt web, ứng dụng nhắn tin hoặc trình quản lý tệp).
Khi người dùng tại Việt Nam thực hiện cài đặt ứng dụng từ nguồn tải xuống bên ngoài Internet và bất kỳ quyền nào trong bốn quyền trên được khai báo, Play Protect sẽ tự động chặn việc cài đặt và sẽ cung cấp thông tin giải thích cho người dùng.

Mời độc giả xem thêm video "HACKER đã học viết VIRUS như thế nào?"


Buôn ma túy bị lừa, nhờ cảnh sát giúp và cái kết đắng

Giả danh thẩm phán đi mua ma túy nhưng mua phải hàng giả, người đàn ông báo cảnh sát nhờ giúp đỡ, cuối cùng đưa chính mình và người bán vào tù.

Buon ma tuy bi lua, nho canh sat giup va cai ket dang
Vụ việc dở khóc dở cười vừa được phanh phui tại Tứ Xuyên, Trung Quốc, một người đàn ông giả danh thẩm phán mua phải ma túy giả với số tiền lên đến 170.000 nhân dân tệ (khoảng hơn 593 triệu đồng). Không cam lòng, người đàn ông đến cảnh sát báo án bị lừa đảo để mong lấy lại tiền, cuối cùng gặp cái kết đắng. (Ảnh: Sina, minh họa)

Nắm 3 vị tướng này trong tay, Tổng thống Syria có bị lật đổ?

Mới đây, chính phủ của ông Bashar al-Assad đã chính thức bị phe nổi dậy lật đổ, tuy nhiên bên cạnh đó nhiều người đặt ra câu hỏi rằng nếu có 3 vị tướng này liệu có thay đổi được kết quả.

Nam 3 vi tuong nay trong tay, Tong thong Syria co bi lat do?

Ngày 8/12, biến động lớn ở Syria một lần nữa khiến thế giới chứng kiến khoảnh khắc thay đổi cục diện thế kỷ. Sau khi Quân đội Mỹ rút khỏi Afghanistan, cảnh tượng quân Chính phủ Afghanistan nhanh chóng sụp đổ lại tái hiện ở Syria: chỉ trong vòng mười ngày ngắn ngủi, lực lượng phản chính phủ đã chiếm được Damascus mà không cần giao tranh. Ảnh: Anadolu Agency.

Ngân hàng khuyến cáo tránh bị đánh cắp thông tin, chiếm đoạt tài khoản

Dịp cuối năm, nhiều ngân hàng đã khuyến cáo khách hàng các biện pháp phòng ngừa lừa đảo chiếm đoạt tiền trong tài khoản như chuyển tiền qua mã QR; lừa chuyển tiền đặt cọc vé máy bay, khách sạn…

Ngày 10/12, các ngân hàng cảnh báo những thủ đoạn lừa đảo mới nhất  trong bối cảnh cuối năm nhu cầu giao dịch trực tuyến tăng cao.
LPBank cho biết các đối tượng lừa đảo đã thay đổi hình thức từ gửi đường link độc hại truyền thống sang gửi mã QR tới khách hàng. Mã QR có thể chèn trực tiếp vào email, tin nhắn mà không bị các bộ lọc chặn lại.
Thủ đoạn là mạo danh cán bộ ngân hàng, cán bộ cơ quan chức năng liên hệ khách hàng và yêu cầu quét mã QR để cung cấp thông tin bảo mật, thông tin cá nhân, hình ảnh CCCD, tài khoản và mật khẩu ngân hàng thông qua các hình thức như sinh trắc học, nhập mã OTP, Smart OTP… dẫn đến việc bị đánh cắp tài khoản.
Ngan hang khuyen cao tranh bi danh cap thong tin, chiem doat tai khoan
Ảnh minh hoạ/ Internet 
"Kẻ gian còn tạo mã QR giả mạo lên hóa đơn, tờ rơi giả mạo nhà hàng, quán ăn, shop online uy tín, quen thuộc… nhằm dụ dỗ, lấy lòng tin người dùng thực hiện quét mã thanh toán. Thậm chí còn gửi tin nhắn hoặc hóa đơn giả mạo đã chuyển khoản thành công và gửi thông tin đến chủ cửa hàng, giống như tin nhắn thật từ ngân hàng; hóa đơn cũng được sửa lại thông tin khiến chủ cửa hàng lầm tưởng giao dịch đã hoàn tất và giao hàng cho kẻ lừa đảo", LPBank nêu các thủ đoạn.

Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) mới đây cũng đã đưa ra cảnh báo về các thủ đoạn lừa đảo tinh vi: Mạo danh cán bộ cơ quan chức năng yêu cầu khách hàng tải ứng dụng dịch vụ công giả mạo chứa mã độc như VNeID, Bộ Công an, Tổng cục Thuế, EVN… Sau khi cài đặt, mã độc sẽ chiếm quyền điều khiển thiết bị của khách hàng, từ đó giúp đối tượng truy cập vào điện thoại và chuyển hết tiền khỏi tài khoản.

Thứ hai, đối tượng giả mạo nhân viên giao hàng để yêu cầu chuyển tiền thanh toán đơn hàng sau đó báo cung cấp nhầm số tài khoản. Cụ thể, kẻ lừa đảo sẽ thông báo số tài khoản trên là số tài khoản đăng ký làm hội viên shipper. Khi khách hàng chuyển tiền đến số tài khoản đó thì hệ thống sẽ kích hoạt gói cước hội viên, bị tự động trừ tiền hàng tháng. Khi khách hàng muốn lấy lại tiền và hủy đăng ký thành viên, đối tượng sẽ gửi đường dẫn có chứa mã độc yêu cầu khách hàng truy cập để hủy dịch vụ. Nếu thực hiện theo hướng dẫn, điện thoại sẽ bị chiếm đoạt quyền điều khiển và khách hàng sẽ bị mất tiền trong tài khoản.

Thứ ba, đối tượng lừa đảo có thể mạo danh cơ quan chức năng (công an, tòa án, ...) thông báo khách hàng có liên quan đến hành vi phạm pháp, tội hình sự, khẩn cấp và yêu cầu chuyển tiền để phục vụ quá trình điều tra.

Thứ tư, thủ đoạn của kẻ lừa đảo là kêu gọi đầu tư tài chính, tiền ảo, làm nhiệm vụ với "hoa hồng" cao. Ban đầu, đối tượng thanh toán "tiền lãi đầy đủ", nhưng khi nạn nhân nạp thêm tiền lớn hơn, đối tượng chặn tài khoản và chiếm đoạt toàn bộ số tiền khách hàng đã chuyển.

Thứ năm, các đối tượng tạo lập trang (Fanpage), hội nhóm mạng xã hội giả mạo doanh nghiệp du lịch, bán vé máy bay, khách sạn, homestay để lừa chiếm đoạt tiền đặt cọc của khách hàng.

Thứ sáu, đối tượng giả mạo nhân viên ngân hàng để hỗ trợ mở thẻ tín dụng, rút tiền mặt từ thẻ tín dụng, thông báo trúng thưởng và hỗ trợ nhận thưởng, hỗ trợ xóa nợ xấu, hỗ trợ vay tiền qua ứng dụng ngân hàng, hỗ trợ đổi loại thẻ tín dụng.

Ngoài ra, kẻ lừa đảo cũng có thể thông báo tài khoản khách hàng có vấn đề, có phát sinh chuyển tiền nhầm và hướng dẫn hoàn trả, yêu cầu nạn nhân truy cập vào đường link được cung cấp để xử lý. Qua đó, đối tượng lấy thông tin của khách hàng nhằm chiếm đoạt tiền.

Để tránh bị đánh cắp thông tin, chiếm đoạt tài khoản, các ngân hàng khuyến cáo khách hàng cần có các biện pháp để bảo vệ an toàn thông tin cá nhân, không cung cấp thông tin cá nhân, thông tin thẻ, mã OTP/Smart OTP, tên đăng nhập, mật khẩu đăng nhập ngân hàng điện tử cho bất cứ ai, kể cả nhân viên ngân hàng.

Người dùng nên tắt quyền trợ năng Accessibility trên thiết bị Android với tất cả các ứng dụng đang sử dụng quyền này. Khách hàng tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, thông tin thẻ, mã OTP/Smart OTP, tên đăng nhập, mật khẩu đăng nhập Ngân hàng điện tử cho bất cứ ai, kể cả nhân viên ngân hàng.

Bên cạnh đó, người dùng không nên vào các ứng dụng, đường dẫn (link) lạ khi nhận được qua email, tin nhắn, mạng xã hội hoặc các cuộc gọi kèm theo việc yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân và thông tin truy cập dịch vụ. Khách hàng chỉ cài đặt ứng dụng được cung cấp bởi các đơn vị phát triển đáng tin cậy từ các nền tảng phân phối ứng dụng chính thức (Google Play đối với Android và App Store đối với iOS).

Trước khi thực hiện quét mã QR để chuyển tiền, cần thận trọng kiểm tra lại thông tin số tài khoản ngân hàng, tên chủ tài khoản tương ứng với thông tin của chủ của hàng. Cảnh giác với những mã QR được chia sẻ ở những nơi công cộng hoặc thông qua mạng xã hội, email…, không gọi xác thực qua ứng dụng chat (bao gồm cả video call).

Khi phát hiện dấu hiệu lừa đảo, khách hàng nên khóa khẩn cấp tài khoản bằng cách nhập sai mật khẩu 5 lần trên ứng dụng hoặc liên hệ tổng đài. Lúc này, kẻ lừa đảo không thể đăng nhập lại trong phiên đăng nhập kế tiếp. Khách hàng cũng có thể liên hệ tổng đài để yêu cầu khóa thẻ, khóa tài khoản.

>>> Mời độc giả xem thêm video Người phụ nữ suýt mất 700 triệu đồng cho đối tượng xưng công an lừa đảo:
 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.