Ảnh: Internet. |
Cách 1: vớt tôm ra rán trong chảo ngập dầu trong cỡ 30 giây, để cho vỏ tôm chuyển sang đúng màu đỏ hồng.
Cách 2: dùng lửa châm vào bát rượu ngâm làm cho rượu cháy, đợi tới khi nào rượu đã hết sạch, tôm chín là có thể thưởng thức.
Theo đó, đặc trưng món này là vị thơm kết hợp giữa rượu và nồng ấm của gừng. Thành quả là tôm mềm ngọt thịt.
Mì ôm ấp người đẹp
Đây là đặc sản mà khi đến Hải Nam bất cứ du khách nào cũng muốn thưởng thức, tuy nhiên chúng không thú vị như cách bạn suy nghĩ đâu nhé. Thực tế, mì ôm ấp người đẹp được chế biến chủ yếu bởi sợi mì to cùng với thịt bò, các loại rau gia vị và đậu phộng. Tên món ăn bắt nguồn từ cảm nhận đầu tiên khi thực khách nhìn thấy nó.
Ảnh: Internet. |
Những sợi mì dài, trắng phau xinh đẹp tựa như các cô gái được đặt giữa bát canh. Các nguyên liệu hòa trộn xung quanh nó khiến thực khách liên tưởng như đang ôm người đẹp.
Bánh bao chó không thèm
Cứ ngỡ là một món dở đến chó cũng không thèm, nhưng thực tế đó chỉ là cách gọi theo tên tiếng Hán “Cẩu Bất Lý” mà thôi.
“Cẩu Bất Lý” là đặc sản của thành phố Thiên Tân mà xưa kia Từ Hy Thái Hậu từng khen như 1 món “Cao lương mĩ vị chim trời cá biển đều không ngon bằng loại bánh bao này, đây mới đúng là món ăn trường thọ”.
Ảnh: Internet. |
Tương truyền rằng thuở xưa có một người tên Cao Quý Hữu, nhưng mẹ anh ta lại hay gọi bằng tên “Cẩu Tử”. Người này làm bánh bao rất ngon, bánh có hình đẹp như bông hoa, đưa lên miệng cảm nhận được ngay sự mềm mại, lưỡi chạm vào nhân là thấy hương ngào ngạt thơm phức. Vì bánh ngon nên hàng bánh của anh ta rất đông khách, thậm chí mỗi lẫn bán hàng Cẩu Tử bận làm bánh đến nỗi không có thời gian trả lời với khách. Khách thấy vậy cùng trêu : “Cẩu Tử mải bán bánh bao, chẳng thèm quan tâm đến khách hàng”, rồi cứ thế gọi thành quán bánh bao “Cẩu Bất Lý’” như hiện nay.
Bún qua cầu
Đây là món ăn mang đậm nét văn hóa của vùng Vân Nam. Tương truyền thời nhà Thanh, ở ngoài thành Mông Tự phong cảnh ưu mỹ, có một hồ nhỏ ở giữa là hòn đảo xinh đẹp, thanh tịnh. Có một chàng tú tài thường đến hòn đảo này đọc sách, vợ chàng ngày ngày đều làm món bún chồng ưa thích nhất đem đến. Khi mang bún đến cho chồng người vợ phải đi qua một cây cầu nhỏ, chính từ đó mà cái tên món bún qua cầu mới hình thành để nhớ đến người vợ hiền kia.
Ảnh: Internet. |