Giám đốc Bệnh viện Quân y 103: Tôi từng nghẹt thở khi làm ghép tạng
(Kiến Thức) - Khó mà không làm thì sẽ không bao giờ làm được, nên PGS.TS Hoàng Mạnh An đã liều, thức trắng biết bao đêm với ca ghép tạng đầu tiên.
Tô Hội
PGS.TS Hoàng Mạnh An trăn trở, nhận thức về hiến tạng ở người Việt Nam vẫn chưa đầy đủ, việc thuyết phục để hiến tạng là việc vô cùng khó khăn và là trở ngại lớn nhất của công việc này. Ghép tạng đã khó, ghép đa tạng lại khó gấp chục lần. Nhưng khó mà không làm thì sẽ không bao giờ làm được, nên ông đã liều, căng sức mình để làm, nghẹt thở, thức trắng biết bao đêm với ca ghép tạng đầu tiên.
Từ trường hợp hy hữu
Việt Nam bắt đầu ghép tạng từ khi nào thưa ông?
Sự nghiệp ghép tạng ở Việt Nam bắt đầu từ năm 1992 xuất phát từ trường hợp hy hữu một nữ bệnh nhân được chẩn đoán có một khối u trong ổ bụng phải nhập viện để mổ. Khi tiến hành mổ xong thì các bác sỹ mới bàng hoàng phát hiện ra đây là một quả thận duy nhất bị lạc chỗ. Vậy là bệnh nhân vô niệu, buộc phải chạy thận nhân tạo. Khi đó Bộ Y tế chỉ đạo không thể để như thế được, làm thế nào để “đền bù” cứu sống người bệnh. Học viện Quân y khi đó nhận nhiệm vụ đưa bệnh nhân sang Cu Ba để ghép thận, đồng thời cử một kíp cán bộ đi theo để học về ghép thận.
Kết quả ghép thận của bệnh nhân đó thế nào ạ?
Bệnh nhân được ghép thận nhưng không thành công và đã tử vong ở Cu Ba. Sau khi kíp bác sỹ đi học về được 1 năm thì chúng ta tiến hành bắt đầu ghép thận. Viện 103 là đơn vị đầu tiên của ngành y tế nhận nhiệm vụ này.
Những ngày đầu đó chắc hẳn nhiều khó khăn?
Hồi đó, cả ngành y vào cuộc với một hội đồng chuyên môn ghép thận, nên thành tựu ghép thận là của cả ngành, sau đó một vài bệnh viện khác cũng vào cuộc ghép. Việc hình thành một chuyên ngành là vô cùng vất vả vì chúng ta gần như mò mẫm hoàn toàn. Nên trong suốt 10 năm đầu, ngành này khá ì ạch. Dù được các nước bạn giúp đỡ nhưng cơ sở vật chất kém, nguồn ghép thận hiếm hoi, việc vận động người nhà cho thận là không dễ dàng gì. Những ca ghép đầu tiên đa phần đều là những người miền Nam. Còn tâm lý chung là đa phần con cái có làm sao thì đẻ đứa khác, chứ hiếm khi người bố người mẹ cho thận.
Sau ghép thận thì đến ghép gì ạ?
Sự nghiệp ghép tạng có thêm một cuộc cách mạng mới là ghép gan. Năm 2004 thì ca ghép gan đầu tiên đã thành công, rồi đến 2010 là ghép tim và đến 2014 là ghép đa tạng (tụy thận) và tôi là người làm trực tiếp ca ghép đầu tiên này.
Ghép tạng cho lợn để thử nghiệm
Ở Việt Nam số người có nhu cầu ghép tạng có nhiều không ạ?
Việt Nam có nhiều người bị tiểu đường, điều trị ngoại khoa đến một giai đoạn nào đó thì thuốc dần còn ít tác dụng. Và những người đó thường là sẽ bị suy thận. Hàng nghìn người được ghép thận do sử dụng thuốc ức chế miễn dịch nhiều, do điều kiện sinh hoạt ăn uống nên xuất hiện bệnh lý về tụy, đái tháo đường. Nhu cầu ghép thận khá lớn. Tuy nhiên việc ghép đa tạng là vấn đề hoàn toàn mới, cho dù thế giới họ đã làm rồi. Vậy là tôi làm chủ đề tài trọng điểm cấp nhà nước KC10 về nghiên cứu triển khai ghép đồng thời tụy thận từ người cho chết não.
Rõ ràng đó là một nhiệm vụ đầy rủi ro?
Đúng thế, rủi ro đến nghẹn thở, toát mồ hôi.
Vậy sao ông nhận làm?
Nếu không làm thì không biết đến bao giờ mới làm được, và nếu không làm thì không bao giờ có được nên khi đó tôi tự nhủ với bản thân mình, phải làm thôi.
PGS.TS Hoàng Mạnh An, Giám đốc Bệnh viện Quân y 103.
Ca ghép đa tạng hẳn vẫn còn nóng hổi trong ký ức của ông?
Đúng thế, tôi không quên một chi tiết nào. Lúc đó nhiệm vụ nặng nề, chúng ta chưa hề có kinh nghiệm nào trong việc ghép 2 tạng nên tôi phải cử người đến các trung tâm ghép lớn để học tập rồi sưu tầm tài liệu, rồi mổ hơn 40 cặp lợn, lấy tụy và thận của con này để ghép sang con khác. Nhưng đó hoàn toàn là cơ học thôi, còn khi làm trên người, ghép tạng từ người sang người còn khác xa, nhưng ít nhất phải học được về kỹ thuật đó.
Sau đó, làm thế nào để ông tìm được người cho và người ghép?
Trong tay chúng tôi có hồ sơ của mấy chục bệnh nhân ở các bệnh viện có nhu cầu ghép tụy thận. Nhưng vận động được người hiến tạng cực khó, hơn chục năm mà có 30 ca chết não gia đình đồng ý cho tạng. Hôm đó chúng tôi vận động được một trường hợp bị tai nạn giao thông bị chết não. Trong khoảng thời gian tối đa 18 tiếng thì tạng đủ điều kiện sử dụng để ghép. Xem trên danh sách bệnh nhân cần ghép thì tôi thấy có một bệnh nhân là quân nhân ở Tỉnh đội Sơn La.
Ca ghép đa tạng tủy thận đầu tiên là bài học để những ca sau dù có gặp những biểu hiện như thế này chúng tôi cũng không thấy sợ nữa. Bây giờ tất cả các tạng của người cho chết não đều có thể thực hiện cấy ghép tại Việt Nam. Tiến tới có thể xẻ gan của người cho để ghép cho 2 đến 3 người cần ghép. Khi đã ghép được 2 tạng cho một người bệnh thì việc ghép nhiều tạng khác cũng không phải là vấn đề gì lớn.
Quả là tình huống rất gấp gáp?
4h chiều ngày 28/2/2014 gia đình nạn nhân đồng ý cho hiến tạng, tôi gọi điện cho bệnh nhân ở Sơn La xuống Hà Nội, nhưng người đó nói sáng mai mới xuống được do không có xe. Tạng người chết não không thể giữ được lâu như thế, tôi liền nhờ đồng chí tỉnh đội trưởng cho xe đi hỏa tốc đưa bệnh nhân về Hà Nội. 11h đêm bệnh nhân về đến nơi, chúng tôi chỉ kịp làm các xét nghiệm cơ bản nhất , 4h sáng hôm sau tôi quyết định ghép tạng, về kỹ thuật thì thành công ngay.
5 tháng nghẹt thở
Có thể nói cho đến thời điểm ghép xong là mọi việc khá suôn sẻ?
Đúng thế, nhưng sau khi ghép đến ngày thứ 4 thì mới xuất hiện vấn đề khiến tôi đau đầu là vấn đề thải ghép của tạng. Ngày thứ 5, vết mổ đùn dịch ra rất nhiều. Đến tuần thứ 2 thì tràn dịch đa màng, màng phổi, màng tim, ổ bụng lúc nào cũng đầy dịch, chục hút hàng lít. Thế là chúng tôi biết rằng tụy này có vấn đề rồi, vừa được tái tưới máu trở lại nhưng chắc chắn là bị viêm rồi. Một mặt điều trị tích cực, rồi gọi điện sang các trung tâm của Mỹ, Nhật để hỏi kinh nghiệm. Khi dẫn lưu dịch ra thì bệnh nhân đỡ hơn một chút thì đến tháng thứ 4, từ vết mổ, dịch trào ra như suối. Tôi biết là xì mất rồi.
Lúc này là bao nhiêu hy vọng của ông đều tiêu tan?
Tôi sợ là miệng nối của tụy với thành tá tràng và bàng quang bị xì, nhưng soi bàng quang ngược dòng thì thấy miệng nối liền tốt, hóa ra đầu vít lại của nó bị xì ra ngoài. Thế là tôi kệ, dịch cứ trào vẫn cứ yên tâm. Đến tháng thứ 5 chúng tôi mở nhỏ ổ bụng để khâu đóng bít đầu tá tràng thì bệnh nhân hoàn toàn bình phục. Đến giờ bệnh nhân đi làm bình thường, không phải dùng thuốc điều trị tiểu đường, suy thận nữa, chỉ dùng thuốc ức chế miễn dịch theo quy trình chung của người ghép tạng.
Vì sao sợ đến nghẹt thở như vậy mà ông vẫn tin sẽ thành công?
Trong các ca thực nghiệm trên lợn chúng tôi cũng đã lường trước được, khi đưa tạng lạ vào cơ thể thì luôn có khả năng tạng bị thải loại ra bên ngoài. Rồi khi ghép mà không cẩn thận thì dễ bị bục xì các miệng nối tĩnh mạch, động mạch. Tôi lo lắng một phần vì nếu ca đầu tiên mà thất bại thì lâu lắm sau đó mới dám làm lại.
Ông có bao nhiêu đêm mất ngủ khi thực hiện ca ghép?
Tôi cũng không nhớ rõ, chỉ biết là suốt 5 tháng đó trực chiến ở bệnh viện, không về nhà.
Có lúc nào ông nghĩ sẽ thất bại?
Có chứ, lúc dẫn lưu cả hai khoang màng phổi vì dịch ra nhiều quá là tôi sợ.
Rủi ro vậy mà ông vẫn làm?
Vì nhu cầu của người bệnh, nếu mình không làm thì đến bao giờ mới làm được? Hơn nữa đã trót nhận làm đề tài rồi nên quyết tâm làm thôi (cười).
Trân trọng cảm ơn ông và chúc ông gặt hái thêm nhiều thành công hơn nữa!
Vận động người cho chết não rất khó vì liên quan đến quá nhiều người, có trường hợp đồng ý hiến tạng, các bác sỹ chuẩn bị hết để ghép rồi thì đến phút cuối người nhà lại thay đổi. Nhiều khi gia đình đồng ý hết thì cô vợ không đồng ý, đến khi về tận quê thuyết phục được cô vợ thì anh công an lại không đồng ý vì nó liên quan đến tai nạn giao thông. Rồi nhiều khi thuyết phục xong hết rồi quay trở lại thì tạng của nạn nhân đã bị hỏng không sử dụng được nữa.
Mời quý độc giả xem video Tai biến y khoa và trăn trở của thầy thuốc (nguồn VTV):
“Mục kích” ca ghép tạng độc nhất vô nhị ở Việt Nam
Các bác sỹ hai miền Nam - Bắc đã thực hiện một ca ghép tạng có một không hai trong lịch sử Y học Việt Nam.
Ngày 5/9, Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) thực hiện thành công ca ghép gan và tim cho hai bệnh nhân với nguồn tạng từ người cho chết não tại TP HCM. Khối gan và tim đã được vận chuyển bằng máy bay từ TP HCM ra Hà Nội. Gan được ghép cho một bệnh nhân nam gần 60 tuổi, tim cho bệnh nhân nam hơn 40 tuổi. Sau ca ghép tạng, hiện sức khỏe của hai bệnh nhân được ghép tiến triển tốt.
Bệnh nhân được ghép tim sau khi tháo nội khí quản đã có thể ăn cháo.
Hiệp hội An ninh mạng cho rằng sau khi quét mã QR, cũng cần có những thao tác của người dùng mới có thể dẫn đến bị kiểm soát điện thoại hay mất tiền trong tài khoản.
Trong lịch sử của ngành công nghệ, có rất nhiều câu chuyện về sự kiên trì và vượt qua thử thách nhưng ít ai có thể so sánh với hành trình của Jensen Huang, nhà sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn NVIDIA.
Sau khi tiếp nhận cá thể tê tê từ người dân, Đội Kiểm lâm cơ động và PCCCR thành phố Hà Tĩnh đã bàn giao lại cho Vườn Quốc gia Vũ Quang chăm sóc, tái thả về môi trường tự nhiên.
Tết Nguyên Đán 2025 đang đến gần, nhu cầu du lịch tăng cao, đồng thời cũng là dịp các chiêu trò lừa đảo trên mạng xã hội “bùng nổ", điển hình là lập tài khoản ảo rao bán “combo du lịch Tết giá rẻ”.
GS Zhang, người tiên phong trong công nghệ chỉnh sửa gen vừa được nhận huân chương quốc gia về Công nghệ và Đổi mới của Mỹ nhờ công trình phát triển công cụ chỉnh sửa gen đột phá CRISPR-Cas9.
Loại pin mới không chỉ có hiệu suất cùng mật độ năng lượng cao mà còn chống cháy nổ hứa hẹn mở ra tương lai an toàn hơn cho các thiết bị dùng pin ngày càng nhiều.
TS. Phùng Văn Phúc, giảng viên Khoa Xây dựng tại Trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) là một trong nhhững gương mặt khoa học Việt được quốc tế vinh danh 2024.
Câu nói của người đồng nghiệp làm tôi giật mình đánh rơi chiếc chén uống nước. Thấy sự bối rối của vợ, chồng bảo công ty mới có quyết định thưởng hôm trước...
Măng khô là một món thực phẩm khá quen thuộc ngày Tết, vì vừa dễ ăn mà lại còn "chống ngán" , nhưng không phải ai cũng biết cách chọn và chế biến ra sao để ngon, đảm bảo an toàn.
Ứng dụng đơn thuần là đo đếm các chỉ số hình thể mà các chị em quan tâm nhưng lại yêu cầu các quyền truy cập quan trọng vào hệ thống. Các chuyên gia khuyến cáo nên gỡ bỏ ngay lập tức.
Các nhà khoa học ở Hàn Quốc đã phát triển camera mô phỏng mắt kép của côn trùng, có độ dày chưa tới 1 mm và có thể chụp cực nhanh, rõ nét trong điều kiện ánh sáng yếu.
Khi chúng tôi đang ngủ say thì chị Thúy gõ cửa cầu cứu. Chị xin được tá túc một đêm vì chồng chị uống rượu với bạn sắp về đến nhà. Dạo gần đây, lần nào anh ấy say xỉn cũng về đánh vợ...
GS.VS Trần Đình Long khẳng định, phương châm của cuộc sống là hãy đứng lên vai người khổng lồ, liên tục học hỏi để không ngừng sáng tạo. Và sách khoa học giúp làm điều đó.
Cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều buổi tiệc tất niên, gặp gỡ bạn bè, gia đình và đồng nghiệp. Tuy nhiên, việc tham gia các bữa tiệc triền miên có thể gây áp lực lớn cho sức khỏe.
Dịp Tết Nguyên Đán, khi nhu cầu mua sắm tăng cao, nhiều đối tượng lợi dụng tâm lý ham rẻ của người tiêu dùng để tung ra các chiêu khuyến mãi giả mạo gây thiệt hại tài chính nghiêm trọng cho người dân.
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo sẽ tùy theo điều kiện, hoàn cảnh của mỗi gia đình. Dù không cần cầu kỳ, nhưng mâm cỗ cúng cần sự trang trọng, chu đáo nhằm thể hiện lòng thành của gia chủ trước các vị thần.
Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.
Không chỉ giàu protein, thịt lươn còn chứa đựng một kho tàng dinh dưỡng quý giá với nhiều vitamin, khoáng chất và axit béo thiết yếu, mang lại lợi ích sức khỏe toàn diện cho con người.
Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Trung Quốc (CGS), mỏ đất hiếm mới phát hiện ở tỉnh Vân Nam có thể cung cấp hơn 1,15 triệu tấn tài nguyên góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp trong nước.
Các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai vừa phẫu thuật cho người đàn ông nuốt nhiều dị vật gây biến chứng thủng đại tràng. Người bệnh được chẩn đoán mắc hội chứng Pica - thích ăn các đồ vật.
Nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025, TSKH Phan Xuân Dũng - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã gửi thư chúc tết các Hội thành viên, các tổ chức KHCN cùng đội ngũ các nhà khoa học, hội viên và người lao động.