Giải mã các vòng tròn khắc trên đũa ăn dùng một lần

Bạn có bao giờ thắc mắc vì sao đũa ăn dùng một lần luôn khắc các vòng tròn ở một đầu không?

Đũa dùng một lần là vật dụng quen thuộc với nhiều người. Đặc biệt là khi bạn mua đồ ăn ở ngoài hàng. Loại đũa này được cho là có thể đảm bảo vệ sinh, chỉ dùng một lần và không phải mất công cọ rửa.

Nếu để ý, bạn sẽ thấy rằng một đầu của đôi đũa dùng một lần được khắc các vòng tròn. Chúng có thể được chia làm 3 loại: loại không khắc vòng tròn, loại 2 vòng tròn, loại 3 vòng tròn. Một số thông tin cho rằng, số vòng tròn đó tương ứng với số lần tái chế.

Giai ma cac vong tron khac tren dua an dung mot lan

Điều này khiến nhiều người rất lo lắng vì nếu sử dụng phải đũa tái chế sẽ không đảm bảo an toàn vệ sinh.

Tuy nhiên, thông tin nói trên hoàn toàn không đúng. Ông Nguyễn Duy Thịnh, chuyên gia Công nghệ thực phẩm từng chia sẻ trên VTV rằng các vòng tròn trên đầu đũa chỉ là một cách đánh dầu đâu là đầu trên, đâu là đầu dưới. Ngoài ra, nó cũng có tác dụng trang trí.

Bên cạnh đó, một vị lãnh đạo của công ty sản xuất đũa dùng một lần cho biết, nếu thu mua sản phẩm đã sử dụng rồi đêm đi tái chế thì chi phí sẽ cao gấp 3 lần sản xuất một đôi đũa mới.

Khi sử dụng đũa dùng một lần, bạn nên chọn loại có bao đũa dày, kín đáo để bảo vệ đũa khỏi tác động từ môi trường. Đũa phải có màu sắc tự nhiên, không có nấm mốc. Bề mặt đũa nên trơn nhẵn, không có xơ xước.

11 cách làm sạch vật dụng đơn giản dành cho người nội trợ

(Kiến Thức) - Video chia sẻ tới người nội trợ những cách làm sạch vật dụng đơn giản, nhanh chóng mà vô cùng hiệu quả.
 

Video: 11 cách làm sạch vật dụng đơn giản dành cho người nội trợ:

Loạt vật dụng trong nhà cần làm sạch mỗi tuần nhưng hay bị quên

Hàng ngày, chúng ta tiếp xúc với những vật dụng trong nhà rất nhiều vì vậy cần phải vệ sinh sạch sẽ để đảm bảo sức khỏe cho các thành viên trong gia đình.

Các bề mặt phòng tắm
Loat vat dung trong nha can lam sach moi tuan nhung hay bi quen
 
Trong phòng tắm có rất nhiều bề mặt cần làm sạch, ví dụ như: gương, bồn cầu, tủ... Vì trong nhà tắm có bồn cầu nên đây là khu vực rất dễ bị bẩn. Mỗi khi bạn xả nước là vi khuẩn đã bay ra khắp nhà tắm. Rửa các bề mặt nhà tắm bằng nước diệt khuẩn mỗi tuần là cách giữ vệ sinh vật dụng trong nhà tốt nhất cho cả nhà.
Gối tựa ghế sô pha
Loat vat dung trong nha can lam sach moi tuan nhung hay bi quen-Hinh-2
 

Bạn luôn giặt sạch chiếc gối ngủ của mình, nhưng còn những chiếc gối trên ghế sô pha thì sao. Hãy thử tưởng tượng những lúc con bạn đùa nghịch dẫm chân lên chiếc gối này, hay lúc bạn tựa lên nó khi người còn nhễ nhại mồ hôi.

Chiếc gối này thực sự rất bẩn! Chúng có chứa da chết, vi khuẩn, bụi bẩn và còn nhiều thứ có hại nữa. Vì vậy hãy nhớ dùng máy hút bụi làm sạch những vật dụng trong nhà này thường xuyên và tháo vỏ gối ra giặt định kỳ 1 lần/ 1 tuần.

Các loại thảm

Loat vat dung trong nha can lam sach moi tuan nhung hay bi quen-Hinh-3
 

Có thể bạn không tin, nhưng ngay cả khi bạn chưa nhìn thấy một vết bẩn nào trên thảm thì chúng cũng đã rất bẩn rồi. Thảm phòng tắm thì ẩm ướt là môi trường hoàn hảo cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển.

Thảm chùi chân là nơi hứng hết các vi khuẩn từ giầy dép. Còn thảm phòng khách hay hành lang là nơi có quá nhiều người qua lại. Vì vậy nên định kỳ làm sạch vật dụng này hàng tuần.

Công tắc đèn, tay nắm cửa

Đây là vật dụng mà chúng ta thường xuyên chạm vào, khi tay nhiễm bẩn cầm bấm vào sẽ để lại đây rất nhiều vi khuẩn trên bề mặt, hãy lau bằng vải khô một lần/tuần.

Loat vat dung trong nha can lam sach moi tuan nhung hay bi quen-Hinh-4
 

Bồn tắm và vòi hoa sen

Những khu vực ẩm ướt, ấm áp là nơi sinh trưởng của vi khuẩn, nấm, nên mỗi tuần bạn nên dùng nước rửa vệ sinh để làm sạch các vết bẩn tích tụ. Nên giữ sạch, khô các vật dụng hàng tuần để nấm mốc không có cơ hội phát triển.

Kệ đựng bàn chải đánh răng

Kệ đựng bàn chải đánh răng và bàn chải đánh răng là nơi chứa một số vi trùng nguy hiểm như tụ cầu khuẩn, nấm mốc và nấm men do để gần bồn cầu. Vì vậy, bạn cần cọ rửa với xà phòng mỗi tuần để ngăn vi trùng phát triển.

Bàn phím máy tính

Loat vat dung trong nha can lam sach moi tuan nhung hay bi quen-Hinh-5
 

Một nghiên cứu của Hội sinh học Anh năm 2008 với 33 chiếc bàn phím được chọn ngẫu nhiên cho thấy nhiều chiếc có không ít vi khuẩn ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Có những chiếc chứa nhiều vi khuẩn hơn gấp 5 lần bệ toilet và chứa 150 lần lượng vi khuẩn có thể chấp nhận được. Vì thế nên thường xuyên khử trùng bàn phím bằng khăn tẩm cồn, cũng nên làm sạch luôn cả chuột máy tính và bàn làm việc của bạn.

Ga giường

Ga giường tích tụ rất nhiều vi khuẩn tiết ra từ cơ thể. Nếu không được giặt giũ kịp thời, vi khuẩn và vi trùng sẽ tích tụ và gây bệnh. Vì vậy, mỗi tuần nên thay và giặt ga giường một lần. Để ga giường khô nhanh hơn, mách bạn là hãy để một vài quả bóng tennis vào cùng khi giặt ga bằng máy giặt để ga có thể khô nhanh hơn.

Thùng rác trong nhà bếp

Loat vat dung trong nha can lam sach moi tuan nhung hay bi quen-Hinh-6
 

Không cần phải giải thích nhiều chắc bạn cũng biết vật này bẩn đến nhường nào, đặc biệt thùng rác trong nhà bếp thường đựng thực phẩm thừa sau khi chế biến.

Sự phân hủy của những thực phẩm này sinh ra rất nhiều vi khuẩn có hại cho cơ thể. Vì vậy cùng với việc đổ rác hàng ngày bạn cũng nên rửa sạch thùng rác định kỳ.

Điều khiển tivi

Chiếc điều khiển tivi mà bạn không thể sống thiếu được chính là một ổ vi khuẩn phổ biến. Cách làm sạch: Hãy sử dụng một miếng vải ngấm một ít xà phòng và bắt đầu làm sạch nó thường xuyên hơn.

Tủ lạnh và tay nắm tủ lạnh

Loat vat dung trong nha can lam sach moi tuan nhung hay bi quen-Hinh-7
 

Vệ sinh tủ lạnh thường xuyên và loại bỏ thực phẩm cũ ngay lập tức là điều nên làm. Tủ lạnh không vệ sinh sạch sẽ là một nhà nấm mốc. Ngoài ra, làm sạch tay nắm tủ lạnh cũng nhiều vi khuẩn không kém. Làm vệ sinh 2 thứ này mỗi tuần một lần bằng giấm trắng và nước.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.