Ghi lại cảnh gấu nước đi lại để nghiên cứu, kết quả... yêu vô cùng

Nghiên cứu mới cho thấy gấu nước di chuyển tựa côn trùng, làm dấy lên câu hỏi liệu hai loài có tổ tiên chung.

Khả năng sống sót ở mọi môi trường dù là khắc nghiệt nhất khiến gấu nước luôn là chủ để nghiên cứu thú vị. Phơi khô,ném lên vũ trụ, ép nóva chạmvới bề mặt ở tốc độ cực cao, gấu nước vẫn có thể sống sót. Và không chỉ sở hữu lớp giáp ngoài vững chắc, DNA của gấu nước cũng sở hữu những bộ giáp làm bằng protein.
Ngay cả khi bỏ đi những siêu năng lực này, gấu nước vẫn có thể tồn tại chỉ với … cách di chuyển đáng yêu. Bạn cứ thử nhìn thứ sinh vật hiển vi mạnh mẽ này đi lại trên bề mặt mà xem: ai cũng sẽ xiêu lòng trước một cá thể gấu nước mũm mĩm lặc lè di chuyển qua lại.
Ghi lai canh gau nuoc di lai de nghien cuu, ket qua... yeu vo cung
 Gấu nước đi lại trên gel trong thử nghiệm mới.
Ghi lai canh gau nuoc di lai de nghien cuu, ket qua... yeu vo cung-Hinh-2
Gấu nước là một trong những con vật hiển vi có chân mà khoa học từng phát hiện ra. 
Nhà sinh vật học Jasmine Nirody và các cộng sự công tác tại Đại học Rockefeller đã quay lại cách loài gấu nước Hypsibius dujardini di chuyển trên những bề mặt khác nhau.
“Điều thú vị nhất, và hẳn cũng là đáng ngạc nhiên nhất, về việc gấu nước đi lại là cách chúng di chuyển mượt mà nhường nào. Chúng có dáng đi cụ thể, mà lại còn rất giống những sinh vật có kích cỡ lớn hơn!”, cô Nirody viết trên Twitter.
“Chúng tôi không ép chúng phải làm gì cả. Đôi lúc, gấu nước thích thư thái và tự muốn chạy quanh thôi. Có lúc, chúng thấy gì đó thú vị và lao tới”.
Nhóm nghiên cứu đã cho gấu nước đi trên nhiều bề mặt, và phát hiện ra rằng gấu nước di chuyển sống côn trùng, dù rằng hai loài thuộc hai thế giới khác nhau và cấu tạo cơ thể chẳng có điểm tương đồng.
Ghi lai canh gau nuoc di lai de nghien cuu, ket qua... yeu vo cung-Hinh-3
 Bạn có thể thấy rõ móng của gấu nước lộ ra khi nó cố bám lên bề mặt gel.
Ghi lai canh gau nuoc di lai de nghien cuu, ket qua... yeu vo cung-Hinh-4
 Di chuyển trên mặt kính, gấu nước "quằn quại" như thế này đây.

Khi đi trên bề mặt kính láng mịn, gấu nước không di chuyển được xa, nhưng với bề mặt mềm dẻo như gel (các nhà khoa học đã thử hai loại gel với hai độ cứng khác nhau), nhóm đã nhận ra cách gấu nước di chuyển khác nhau trên những bề mặt cụ thể.

“Chúng tôi thấy rằng gấu nước có khả năng tự điều chỉnh khả năng di chuyển khi đi lại trên bề mặt mềm. Phương pháp này cũng hiện hữu trên động vật chân đốt cho phép chúng đi lại hiệu quả trên những nền biến động hoặc sần sùi”.
Báo cáo mới vẫn chưa thể giải thích tại sao gấu nước lại có khả năng di chuyển giống công trùng, nhóm nghiên cứu cũng không dám khẳng định liệu gấu nước và côn trùng có cùng tổ tiên hay không, hay đây là phương pháp di chuyển đã được hoàn thiện bởi tiến hóa suốt hàng triệu năm qua.

Kỳ lạ loài gấu mang hình dáng sâu bướm

Loài gấu nước kỳ lạ mang hình dáng của một con sâu bướm mới được phát hiện tại một công viên ở Nhật Bản.

Theo tờ Live Science, nhà nghiên cứu Kazuharu Arakawa từ Đại học Keio, Nhật Bản đã phát hiện một loài gấu nước mới trong mẫu rêu nhỏ lấy từ bãi đậu xe của mình ở thành phố Tsuruoka. Loài gấu nước này có tên là Macrobiotus shonaicus (M.shonaicus), là loài gấu nước thứ 168 được khám phá tại Nhật Bản.

Video: Loài động vật 30 năm không cần ăn vẫn sống khỏe

Được mô tả lần đầu tiên bởi mục sư Johann August Ephraim Goeze năm 1773, gấu nước (tardigrade) được mệnh danh là loài động vật khó chết nhất hành tinh.

Loài vật này được mệnh danh là bất tử, khó chết nhất hành tinh mặc dù kích thước trung bình của chúng chỉ bằng nửa milimet. Thứ nhất, chúng có thể sống sót trong vòng 30 năm không cần ăn uống. Ngay cả trong điều kiện môi trường vô cùng khắc nghiệt. Chúng có thể chịu được nhiệt độ môi trường lên tới 150 độ C hoặc -272 độ C trong vòng 8 tiếng.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.