Gan nhiễm mỡ ăn gì cho tốt?

(Kiến Thức) - Gan nhiễm mỡ (GNM) là khi lượng mỡ tích tụ trong gan chiếm quá 5% trọng lượng của gan. Người bị bệnh gan nhiễm mỡ ăn những thức ăn dưới đây.

Gan nhiem mo an gi cho tot?
 Người bị gan nhiễm mỡ nên ăn nhiều rau xanh và hoạt động thể lực.
Gan nhiễm mỡ (GNM) là khi lượng mỡ tích tụ trong gan chiếm quá 5% trọng lượng của gan. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh như người thường xuyên uống rượu, béo phì, tiểu đường, tăng lipit máu, bị bệnh về gan, do dùng thuốc... Thông thường do chế độ ăn thừa năng lượng gây ra. 
Gan đóng một vai trò trung tâm trong sự tích trữ và chuyển hoá của các chất béo. Khi năng lượng dư thừa sẽ chuyển hóa thành mỡ và được tích lũy nhiều ở gan, mạch máu... Trong hầu hết các trường hợp, chất béo ứ đọng chủ yếu là triglycerides, nhưng trong một vài trường hợp thì phospholipids chiếm đa số. GNM là bệnh thường gặp, hầu hết được phát hiện qua triệu chứng gan to thấy được khi kiểm tra sức khoẻ định kỳ, hoặc qua những bất thường nhẹ ở các chỉ số aminotransferase máu hoặc alkaline phophatase trong khi xét nghiệm máu. 
Chế độ ăn với người GNM hiệu quả nhất là ăn nhiều rau xanh và hoạt động thể lực như (thể dục thể thao) và lối sống lành mạnh. Chế độ ăn phải thực hiện kiên trì đảm bảo đủ năng lượng, kết hợp với tập thể dục đều đặn vừa sức tối thiểu 30 - 60 phút mỗi ngày, tập ít nhất 5 ngày trong tuần. 
Nên ăn thịt nạc, các loại cá và hải sản (riêng tôm và cua biển không nên ăn quá 1 lần/tuần). Hạn chế ăn trứng (chỉ nên ăn 2 quả/tuần), các chất ngọt và chất béo vì các chất này khi thừa sẽ chuyển đổi thành mỡ dự trữ. Khi chế biến thức ăn, nên hạn chế các món chiên xào mà thay bằng những món nướng, luộc. 
Cần tránh các loại thức ăn nội tạng như gan, óc, cật, lòng gia súc hoặc từ sữa động vật như bơ, phô-mai; không nên ăn da các loại thịt như gà, vịt, ngan... vì có nhiều mỡ. Ăn nhiều rau xanh, trái cây (trừ trái cây ngọt) và các loại thức ăn có chứa chất xơ, sợi như rau cải, gạo đỏ, khoai mỡ, khoai tây, cà rốt, ngũ cốc, các loại hạt, bánh mỳ và bánh quy nhạt. Ăn các loại thức ăn không chứa năng lượng như tảo, rong biển, nấm... 
Có thể dùng thuốc giảm mỡ, nhuận gan nhưng phải theo chỉ định của bác sĩ để tránh những thuốc gây độc cho gan. Kiểm tra đường huyết, cholesterol và triglyceride máu định kỳ 6 tháng/lần. Ngoài ra, người bị GNM cũng nên chọn các loại thực phẩm có tác dụng làm giảm cholesterol huyết thanh và cải thiện chức năng gan như nhộng tằm, nấm hương, lá trà, lá sen, ngô, rau cần...

Loại nấm nào ăn tốt cho bệnh gan nhiễm mỡ?

(Kiến Thức) - Bệnh gan nhiễm mỡ ngày nay hay gặp ở nhiều người, đặc biệt người béo phì, ít hoạt động. 

Hỏi: Tôi bị mắc bệnh gan nhiễm mỡ, tôi đang kiêng các thực phẩm từ động vật. Vậy xin hỏi có những thực phẩm nào vừa bổ dưỡng mà vẫn hỗ trợ điều trị bệnh không? Tôi thấy mọi người nói sử dụng nấm rất tốt, xin hỏi đúng không? Nấm nào tốt? - Nguyễn Bá Dũng (Thanh Oai, Hà Nội).
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 

Đánh tan bọng mắt bằng mẹo cực kỳ đơn giản

(Kiến Thức) - Với 8 cách chữa bọng mắt hiệu quả sau, hy vọng chị em sẽ lấy lại tự tin vốn có với “cửa sổ tâm hồn” của mình. 

Danh tan bong mat bang meo cuc ky don gian
Uống đủ nước là cách đơn giản nhất để ngăn ngừa bọng quanh mắt. Giảm lượng muối trong bữa ăn, nước ngọt hay đồ uống có đường hay cà phê cũng có thể giúp cơ thể giữ nước.  
Danh tan bong mat bang meo cuc ky don gian-Hinh-2
Dùng nước muối. Chỉ cần trộn nửa thìa cà phê muối vào 1 lít nước ấm. Sau đó ngâm miếng bông gòn vào dung dịch đó và thấm lên mắt trong vài phút. Làm vài lần trong nửa tiếng mỗi ngày có thể giảm bọng mắt đáng kể. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.