Đừng hâm lại 4 loại rau này nếu không muốn ung thư

4 loại rau là bắp cải, rau muống, cải ngọt, cải thìa không nên hâm đi hâm lại nhiều lần để ăn, bởi không những mất dinh dưỡng mà còn tăng nguy cơ gây ung thư.

Con người hiện đại ý thức giữ gìn sức khỏe ngày càng cao, thường sẽ tự nấu và mang cơm đi ăn làm. Cô Lý, một người mẹ nấu ăn rất ngon, ngày nào cũng nấu từ hôm trước, chuẩn bị bữa cơm trưa cho cả gia đình.
Nào ngờ, gần đây, các thành viên trong gia đình cô Lý lại bị dị ứng, da nổi mẩn ngứa và kết hợp với tiêu chảy. Bác sĩ suy đoán nguyên nhân là do ăn đồ thừa để qua đêm rồi hôm sau hâm lại trong thời gian dài.
Qua chuyện này, bác sĩ Dư Nhã Văn, một bác sĩ y học cổ truyền Trung Quốc, nhắc nhở có 4 loại rau không nên hâm đi hâm lại nhiều lần để ăn, không những mất dinh dưỡng mà còn tăng nguy cơ gây ung thư.
Dung ham lai 4 loai rau nay neu khong muon ung thu
  Ảnh minh họa.
"Mặc dù hiện tại không có dữ liệu nghiên cứu nào chứng minh cho tuyên bố rằng ăn rau để qua đêm có thể gây ung thư, nhưng thực phẩm rau vẫn được khuyến nghị nên ăn hết trong một lần nấu, đặc biệt là rau ăn lá có chứa nitrat cao", bác sĩ Dư Nhã Văn nói.
Trong quá trình trồng trọt, do muốn cây lớn nhanh, đa phần các nhà vườn sẽ sử dụng phân đạm, do đó hầu như các loại rau đều chứa nitrat, đặc biệt là các loại rau ăn lá như bắp cải, rau muống, cải ngọt, cải thìa.
Theo chuyên gia Dư Nhã Văn, 4 loại loại này nếu nấu đi đun lại nhiều lần không chỉ khiến các chất dinh dưỡng bị mất đi mà còn tạo ra đủ thời gian để vi khuẩn phân hủy nitrat thành nitrit, lâu ngày sẽ xảy ra hiện tượng biến tính.
Cụ thể, nitrit là một trong những yếu tố nguy cơ gây ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư đại tràng và ung thư trực tràng. Ngoài ra, nếu để rau nấu chín tiếp xúc lâu với không khí hoặc để trong tủ lạnh, vi khuẩn sẽ sinh sôi, các chuyên gia luôn khuyến cáo mọi người ăn hết trong một lần nấu.
Nếu muốn nấu cơm mang đi, khuyến nghị sử dụng các loại củ và đậu như củ cải, mướp, bí xanh, dưa chuột, nấm, rong biển, đậu xanh, đậu Hà Lan, v.v., chứa nhiều vitamin và khoáng chất, hàm lượng nitrat thấp, tương đối an toàn cho cơ thể con người.
>>> Mời quý độc giả xem thêm video: Đưa gần 70 triệu cho cô đồng "đúng nhận, sai cãi" để chữa ung thư?

Những loại rau càng ăn nhiều càng hại, rước bệnh vào người

Ai cũng biết rằng ăn rau là rất tốt, nhưng không phải loại rau nào cũng như nhau.

Cà chua ương ương

Cà chua tây (tomato) có chứa loại độc tố là tomatidihe. Khi cà chua chín đỏ, hàm lượng tomatidine chỉ còn rất nhỏ, bởi trong quá trình cà chua chín đỏ (chín cây hoặc chín dấm) thì độc tố này chuyển hoá thành chất không độc. Nhưng với cà chua ương ương (nhất là cà chua xanh) thì hàm lượng tomatidine rất cao, có thể lên tới 58mg/100g cà chua xanh, thường xuất hiện các triệu chứng trúng độc tomatidine như váng đầu, lợm giọng nôn oẹ, nhểu nước dãi (nước miếng), trường hợp nặng nếu không cấp cứu rửa ruột, giải độc kịp thời có thể nguy hiểm tới tính mạng.

Giật mình thức uống có thể gây ra 7 bệnh ung thư

Theo Tổ chức Nghiên cứu Ung thư của Anh, thức uống này có thể gây ra 7 loại ung thư, bao gồm ung thư vú, miệng và ruột.

Giat minh thuc uong co the gay ra 7 benh ung thu
Express đưa tin, mặc dù hoạt động nghiên cứu về ung thư được đầu tư hàng tỷ USD song cho đến nay giới khoa học vẫn chưa tìm ra phương pháp chữa khỏi bệnh ung thư. Điều đó cho thấy rằng, rất khó để ngăn chặn tế bào ung thư một khi chúng "sinh sôi nảy nở". Ảnh: Boldsky.  

3 loại rau quen thuộc quá nhiều ký sinh trùng

Nếu bạn không biết cách làm sạch thì tốt nhất đừng nên ăn 3 loại rau này.

Có rất nhiều những loại rau quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày chứa những ký sinh trùng có hại cho sức khoẻ. Dưới đây là 3 loại rau quen thuộc nhưng lại chứa rất nhiều ký sinh trùng mà mọi người nên đặc biệt cẩn thận khi sơ chế và chế biến.

Cải xoong

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.