Đừng bao giờ chia sẻ những thứ này với người khác nếu không muốn 'chết chùm'

Dưới đây là những món đồ tuyệt đối không nên chia sẻ với người khác nếu không muốn 'chết chung' vì lây bệnh.

Bấm móng tay
Bạn không thể nhìn thấy nhưng có một lượng lớn vi khuẩn, virus và vi sinh vật nấm trên ngón tay và móng tay. Do đó, bấm móng tay có thể trở thành nơi nhiễm trùng cao. Việc sử dụng công cụ cắt móng tay của người khác sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nấm và virus HPV (siêu vi trùng papilloma ở người).
Hoa tai
Có rất nhiều mạch máu trong tai. Đó là lý do bạn rất dễ bị nhiễm các bệnh lây truyền qua đường máu chỉ bằng cách đeo hoa tai của người bạn nào đó. Lần tới, khi mượn hoa tai của người khác, bạn hãy lau sạch chúng bằng cồn trước khi sử dụng.
Dung bao gio chia se nhung thu nay voi nguoi khac neu khong muon 'chet chum'
Dùng chung hoa tai rất dễ bị nhiễm các bệnh lây truyền qua đường máu 
Son dưỡng môi
Dưới bề mặt của môi cũng có các mạch máu. Do đó, vi khuẩn hoặc virus dễ dàng xâm nhập cơ thể qua bộ phận này. Virus herpes có thể được truyền từ người này sang người khác khi dùng chung son dưỡng hoặc son môi, ngay cả khi người mang mầm bệnh không có triệu chứng rõ ràng.
Nhíp
Nếu bạn sử dụng nhíp của người khác để nhổ lông ngoài da, điều đó không đáng lo ngại. Nhưng nếu để chảy máu, công cụ này có thể gây ra các bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng. Trong trường hợp đó, nhíp có thể là vật mang mầm bệnh viêm gan C và HIV. Nếu không có lựa chọn nào khác khi bắt buộc phải dùng chung nhíp, hãy rửa kỹ bằng cồn.
Xà phòng
Vi sinh vật luôn bao phủ quanh xà phòng sau mỗi lần sử dụng, không chỉ các vi khuẩn vô hại mà cả các virus nguy hiểm. Điều tồi tệ nhất là nó luôn đặt trong đĩa ướt, độ ẩm sẽ tạo môi trường lý tưởng cho sự phát triển của vi khuẩn, nấm và virus.
Lược chải tóc
Đừng đưa lược của bạn cho bất kỳ ai và không sử dụng của người khác. Nó có thể làm tăng nguy cơ nhiễm ký sinh trùng như chấy, ghẻ và thậm chí là nhiễm trùng tụ cầu khuẩn. Nếu bắt buộc phải dùng chung lược, bạn hãy làm sạch bằng chất khử trùng.
Khăn
Vật dụng này là nơi sản sinh của vi trùng, đặc biệt khi nó được treo trong phòng tắm có độ ẩm cao. Nếu khăn có mùi mốc, điều đó có nghĩa nó đã nhiễm nấm và vi khuẩn. Những chiếc khăn như vậy có thể lây nhiễm cho người khác nếu dùng chung, gây phát ban, mụn trứng cá và viêm kết mạc. Để loại bỏ mối nguy hiểm này, hãy giặt khăn sau 4-5 lần sử dụng và luôn để khô hoàn toàn.
Lăn khử mùi
Đồ vật này có thể gây ra nhiễm trùng nghiêm trọng, đặc biệt là nếu vi khuẩn xâm nhập vết thương nhỏ sau khi cạo lông. Lăn khử mùi giúp loại bỏ mùi hôi nhưng không thể ngăn ngừa sự sinh sôi của vi khuẩn. Do đó, bạn nên chọn lăn khử mùi có thành phần kháng khuẩn và không dùng chung với người khác, ngay cả người thân trong gia đình.
Bông tắm
Một chiếc bông tắm thường không có thời gian để khô hoàn toàn giữa các lần sử dụng. Do đó, đây là môi trường phát triển tuyệt vời cho các vi khuẩn tương tự như trong khăn. Hãy làm khô bông tắm sau mỗi lần sử dụng, không dùng chung với người khác và thông gió phòng tắm mỗi ngày.
Cọ trang điểm
Tránh dùng chung các sản phẩm trang điểm tiếp xúc chất lỏng cơ thể như nước mắt, niêm mạc mũi, nước bọt, máu hoặc mụn mủ. Điều đó có nghĩa tốt hơn bạn không nên dùng chung bút kẻ mắt, phấn mắt, mascara, kem che khuyết điểm, phấn trang điểm, son môi và phấn mắt. Ngoài ra, không nên cho bất cứ ai mượn cọ trang điểm và không bao giờ sử dụng sản phẩm mẫu trong cửa hàng mỹ phẩm.
Tai nghe
Dùng tai nghe của người khác có thể gây ra sự phát triển của vi khuẩn trong tai. Nguy cơ tăng lên nếu bạn sử dụng chúng trong khi tập thể dục: Nhiệt và độ ẩm góp phần đẩy nhanh sự phát triển của vi khuẩn. Ngoài ra, nếu dùng chung tai nghe, các vi khuẩn như streptococcus và staphylococcus sẽ xâm nhập vào tai, gây nhiễm trùng, mụn nhọt và mụn mủ. Trong trường hợp dùng chung, hãy lau sạch bằng cồn.

Tiết lộ 12 siêu vi khuẩn nguy hiểm nhất đe dọa nhân loại

(Kiến Thức) - WHO cho biết đang cần các loại kháng sinh mới để chống lại 12 họ siêu vi khuẩn nguy hiểm này.

Tổ chức y tế thế giới WHO cho biết cần phải tích cực hơn nữa trong cuộc chiến chống nhiều loại vi khuẩn đang kháng tất cả các loại kháng sinh điều trị. Một trong những điều đáng sợ nhất trong cuộc khủng hoảng kháng kháng sinh – mà một trong nhiều nguyên nhân là quá lạm dụng kháng sinh – là các công ty dược không sản xuất kịp các loại kháng sinh mới. Đồng thời khi lựa chọn nên sản xuất loại kháng sinh nào thì họ cũng thường đặt lợi nhuận lên trên sức khỏe cộng đồng.

Tiet lo 12 sieu vi khuan nguy hiem nhat de doa nhan loai
WHO cảnh báo cần khẩn cấp nghiên cứu và sản xuất các loại kháng sinh mới chống lại 12 họ vi khuẩn. 

Thiếu nữ bị hủy hoại nửa khuôn mặt sau khi nhổ răng

(Kiến Thức) - Một thiếu nữ xinh đẹp bỗng trở thành người không có mặt vì bị vi khuẩn ăn mặt sau khi đi bác sĩ nha khoa. 

Thieu nu bi huy hoai nua khuon mat sau khi nho rang

Cô gái Suth Ret người Campuchia mới 18 tuổi bị viêm cân mạc hoại tử vì một tiểu phẫu được thực hiện vào tháng 12/2016 để nhổ đi một chiếc răng.  

Khuẩn tụ cầu vàng trong trà sữa khiến 19 HS nhập viện nguy hiểm thế nào?

(Kiến Thức) - Quá trình chế biến không đảm bảo vệ sinh hay công đoạn bảo quản thực phẩm kém là nguyên nhân dẫn tới vi khuẩn tụ cầu vàng.

Trưa 31/5, ông Nguyễn Văn Oai - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Quảng Ngãi, cho biết: Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh vừa công bố kết quả kiểm nghiệm 4 mẫu trà sữa và thạch rau câu tại cơ sở Uyên Chip Chip (33 Ngô Quyền, TP Quảng Ngãi) nghi gây ngộ độc thực phẩm khiến gần 40 học sinh Trường tiểu học Trần Phú nhập viện.

Kết quả, cả 4 mẫu gồm 2 mẫu lấy tại Trường tiểu học Trần Phú, nơi đã xảy ra vụ ngộ độc và 2 mẫu lấy tại cơ sở Uyên Chip Chip đều có nhiễm vi sinh tụ cầu vàng. Đây là tác nhân gây ngộ độc cực kỳ nguy hiểm có thể gây tử vong cho người sử dụng thực phẩm.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.