Dự báo lũ: Công nghệ khó, chuyên môn yếu

(Kiến Thức) - Các chuyên gia cho biết, công nghệ dự báo lũ vốn đã khó, các yếu tố con người tác động làm cho sai số này tăng cao.

Cảnh báo chỉ để tham khảo
GS.TS Ngô Đình Tuấn, Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Tài nguyên nước và Môi trường Đông Nam Á cho biết, độ chính xác của dự báo lũ tùy thuộc vào thời gian dự kiến của dự báo và vị trí dự báo. Càng dự báo dài hơn so với thời gian tập trung nước trên lưu vực, thì độ chính xác, độ tin cậy cũng giảm theo. Thông thường, nhận định/dự báo xu thế, mức độ, diễn biến lũ tại khu vực, lưu vực sông hoặc vị trí cụ thể trong 12 - 24 giờ. So sánh với các cấp báo động lũ, trận lũ đặc biệt lớn xảy ra trong thời gian gần nhất hoặc lũ lịch sử.
Cũng theo GS.TS Ngô Đình Tuấn, quy định thì dự báo quá trình lũ cho khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên từ 3 - 12 giờ, có thể kéo dài đến 24 giờ đối với các sông lớn; cho các sông ở Bắc Bộ 6 - 48 giờ tùy từng vị trí (ở thượng lưu lưu 24 giờ, hạ lưu 48 giờ); sông Cửu Long trước 5 ngày. Mức đảm bảo khoảng 70 - 80% so với sai số thống kê. 
Do các sông ở miền núi, Trung Bộ và Tây Nguyên ngắn, dốc, lưới trạm khí tượng thủy văn thưa, dự báo mưa số trị còn hạn chế, tác động của các hồ chứa thủy điện, rừng bị tàn phá và sự thay đổi nhanh chóng của các điều kiện mặt đệm nên thời gian dự kiến ngắn chỉ từ 3 - 6 giờ. Cảnh báo lũ từ các hình thế thời tiết điển hình gây mưa sinh lũ trước 1 ngày nhưng bản tin này mang tính chất cảnh báo, chỉ để tham khảo. 
Thực trạng cảnh báo lũ đã thế, mà độ tin cậy của dự báo đối với hạ lưu các sông bị ảnh hưởng vận hành của hồ chứa thủy điện phụ thuộc phần lớn vào thông tin xả lũ của hồ chứa. Nếu không có thông tin xả hoặc các thông tin xả không chính xác thì chất lượng dự báo không bảo đảm.
Do bị cắt điện nên cảnh báo qua ti vi, loa đài truyền thanh gần như tê liệt tại những vùng mưa lũ.
 Do bị cắt điện nên cảnh báo qua ti vi, loa đài truyền thanh gần như tê liệt tại những vùng mưa lũ.  
Thông tin đến sau mưa lũ
Các chuyên gia cho rằng, đáng nói là dù đã được cảnh báo sớm về mưa lũ từ 1 - 1,5 ngày và các ban phòng chống bão lũ ở địa phương đều xác nhận các cảnh báo này, nhưng vấn đề thông tin mưa lũ đến người dân tại các địa phương là câu chuyện phải bàn. Nhất là trong thực tế miền Trung, sông ngắn, hẹp, dốc mà mưa lũ lớn thường xuyên xảy ra, có khi mưa chưa đầy 2 giờ lũ đã lên. Rồi khi mưa bão thì bị cắt điện nên cảnh báo qua ti vi, loa đài truyền thanh gần như tê liệt tại những vùng mưa lũ.  
GS Vũ Trọng Hồng, Hội Thủy lợi Việt Nam cho rằng, vấn đề này là khó bởi chúng ta thiếu những chuyên gia giỏi vừa toán học vừa thủy văn học vừa thủy lực. Có nhiều nhà thủy văn thủy lực nhưng kết hợp với toán thì rất hiếm. Thứ hai là thông số trên mặt mà lũ tràn qua đã thay đổi, phải đi đo đạc mất nhiều thời gian. Số tiền để đầu tư công nghệ cho ra con số dự báo chính xác sẽ rất lớn.
Theo TS Đào Trọng Tứ, Giám đốc điều hành Trung tâm Phát triển bền vững tài nguyên nước và thích nghi biến đổi khí hậu, thủy điện xã lũ vấn đề chính là xả lũ có đúng lúc không. Các nhà quản lý công trình thủy điện không bao giờ muốn xả lũ trước khi bão về dù được khuyến cáo. Họ không chịu xả lũ sớm vì sợ không đủ nước trong hồ chứa, nhất là dự báo khí tượng không bảo đảm chính xác. Khi mưa lũ lớn hơn năng lực tràn của đập thì họ buộc xả bớt lượng nước trong hồ. Trường hợp này sẽ tác động đến dòng chảy lũ ở hạ lưu. 
Các chuyên gia cho rằng, việc nâng cao năng lực dự báo mưa lũ; bổ sung các trạm đo mưa với mật độ dày hơn để có các thông số chính xác hay trang bị những phương tiện truyền thống như trống, chiêng cùng phối hợp mật thiết của chính người dân địa phương trong truyền tin báo xả nước hồ thủy điện cũng được đặt ra một cách cấp bách với các chính quyền cấp cơ sở tại khu vực này.

Thiết kế nhà chống lũ độc đáo của Việt Nam


Hỏi: Nhà chống lũ được thiết kế như thế nào để có thể nổi trên mặt nước mà vẫn vững chãi? - Hoàng Văn Thắng (Quảng Bình).

Ông Phan Trọng Hoàn, tác giả của sáng chế nhà chống lũ (TPHCM) cho biết: Với thiết kế đặc biệt, toàn bộ ngôi nhà sẽ tự động nổi khi nước lũ dâng lên và khi nước rút, nhà sẽ hạ xuống và cố định lại vị trí ban đầu. Hệ thống phao được gia cố ở nền móng ngôi nhà là điểm đặc biệt của ngôi nhà này.

Hệ thống phao này khiến ngôi nhà có thể tự động  nổi khi nước lũ dâng, đây là điểm đặc biệt nhất của ngôi nhà. Nhiều chiếc phao được gắn cố định với nhau, sử dụng vật liệu bền vững, chống lại những tác động của môi trường như nắng, nhiệt độ, độ ẩm. Phao nổi ép được bọc lớp nhựa bên ngoài, giúp nhà có thể di chuyển theo phương thẳng đứng dọc theo 4 trụ cố định. Lúc nước lên, nhà sẽ trượt theo các trụ này để nổi lên.

Nước xuống, nhà cũng hạ xuống theo. Sàn nhà có thể lót bằng gỗ hoặc gạch, sườn nhà làm bằng khung, các tấm ghép sử dụng vật liệu thân thiện môi trường. Hệ thống phao này có thể nâng đỡ được vài tấn tùy vào diện tích ngôi nhà.

TIN LIÊN QUAN:
ĐANG ĐỌC NHIỀU:

Thiên tai ở Việt Nam: Tăng quy mô và chu kỳ lặp lại

(Kiến Thức) - Thời tiết thất thường, khắc nghiệt hơn, thiên tai bão lũ xảy ra nhiều hơn, số tài sản và tính mạng bị chôn vùi bởi thiên nhiên cũng ngày càng tăng.

Biến đổi khí hậu không còn là dự báo
GS.TS Vũ Hoan, Hội Bảo vệ Thiên nhiên & Môi trường Việt Nam cho rằng, từ những gì chúng ta chứng kiến những ngày qua, biến đổi khí hậu đã không còn là dự báo. Theo Bảng chỉ số do Maplecroft công bố, nước ta xếp hạng 26 về mức tổn thương do biến đổi khí hậu. Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, là 1 trong 5 ổ bão của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, thường xuyên phải đối mặt với các loại hình thiên tai. 

Những trận chiến đẫm máu của động vật (20)

(Kiến Thức) - Hổ trấn bộ hạ, vả đòn vào mặt đối thủ, kền kền đá túi bụi lên người sói đồng cỏ, sư tử giao đấu tay đôi… 

Chúa sơn lâm dùng một chân trấn bộ hạ, một chân“vả” đòn vào mặt đối thủ.
Chúa sơn lâm dùng một chân trấn bộ hạ, một chân“vả” đòn vào mặt đối thủ. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.