Độc tố Botulinum nguy hiểm thế nào?

Mới đây, hai bệnh nhi nghi ngờ ngộ độc Botulinum toxin phải nhập viện. Vậy độc tố Botulinum nguy hiểm thế nào?

2 trẻ nhập viện nghi ngộ độc Botulinum toxin

Tối 19/2, Sở Y tế TP HCM cho biết sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2024, sở nhận được báo cáo của Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP HCM) về hai trường hợp bệnh nhi nghi ngờ ngộ độc Botulinum toxin.

Theo đó, Bệnh viện Nhi đồng 2 lần lượt tiếp nhận hai bệnh nhi vào ngày 6/2 và 7/2. Cả hai nhập viện trong tình trạng buồn nôn và nôn ra thức ăn, đau đầu.

Sau khi khai thác bệnh sử, thăm khám lâm sàng, chụp CT-scan, MRI não, đo điện cơ và các xét nghiệm cần thiết khác, các bác sĩ đã hội chẩn và nghi trẻ bị ngộ độc Botulinum toxin. Vì vậy, các bác sĩ thống nhất sử dụng giải độc tố Botulinum.

Hiện tại, tình trạng hai bệnh nhi đã cải thiện, một trẻ đã cai máy thở và theo dõi tại Khoa Tiêu hóa, bệnh nhi còn lại tiếp tục được chăm sóc, theo dõi tại Khoa Hồi sức và có dấu hiệu lâm sàng cải thiện tốt.

Theo thông tin từ Dân Trí, trước khi nhập viện, hai trẻ có ăn một loại chả để nhiều ngày, được bán khuyến mãi.

Doc to Botulinum nguy hiem the nao?
 Ảnh minh họa.
Độc tố Botulinum nguy hiểm ra sao?
Bộ Y tế cho biết, Clostridium Botulinum là một vi khuẩn gram dương kỵ khí, hình que hai đầu tròn, có nhiều lông quanh thân, di động. Loại vi khuẩn này phân bố rất rộng rãi trong tự nhiên, có thể tìm thấy trong đất vườn, phân động vật tươi hoặc đã ủ, bụi bẩn, nước ao, nước sông hồ, ruột gia súc, đặc biệt phát triển mạnh trong thức ăn ôi thiu, thịt hộp để lâu ngày...
Khi thực phẩm đóng hộp có lẫn một vài bào tử C.Botulinum do quy trình sản xuất không đảm bảo, trong môi trường được đóng kín không có oxy, nếu thực phẩm không có đủ độ mặn và chua thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn này sinh sôi, phát triển, tiết ra độc tố Botulinum.
Đây là nguyên nhân phổ biến gây ngộ độc thực phẩm, trước đây hay gặp ngộ độc thịt hộp, tuy nhiên, các thực phẩm khác như rau, củ, quả, thịt, hải sản,... nếu được sản xuất và bảo quản không đúng cách đều có thể gây ngộ độc Botulinum.
Độc tố Botulinum là một chất độc cực mạnh, chỉ 0,03 mcg tiêm tĩnh mạch có thể gây tử vong một người nặng 70 kg. 1 kg có thể gây tử vong 1 tỷ người.
Có 7 loại độc tố Botulinum chính là A, B, C, D, E ,F, G. Trong đó, A và B có khả năng gây bệnh cho người, chiếm 98,7% các trường hợp. Người bệnh thường bị nhiễm độc tố Botulinum khi ăn các loại đồ hộp đóng kín không bảo đảm điều kiện bảo quản.

Ngộ độc do Botulinum: Bộ Y tế khuyến cáo phòng tránh ra sao?

(Kiến Thức) - Để phòng tránh ngộ độc do Botulinum, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần chọn các sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, có tiêu chuẩn chất lượng và an toàn được công nhận. Thận trọng với các thực phẩm đóng kín...

Theo Bộ Y tế, ngộ độc thực phẩm do độc tố Botulinum thường do ăn uống các thực phẩm có sẵn độc tố Botulinum do các chủng vi khuẩn clostridium sinh ra. Người bị ngộ độc do Botulinum có thể khởi phát bệnh ở 12 - 36 giờ sau ăn, nhưng dao động trong khoảng 6 - 8 ngày sau ăn.
Các dấu hiệu bệnh: nôn, buồn nôn, liệt đối xứng 2 bên bắt đầu từ vùng đầu - mặt, cổ, lan dần xuống chân, sụp mi, nhìn đôi, nhìn mờ, nói khó, liệt vùng ngực - bụng, liệt 2 chân, phản xạ gân xương thường giảm hoặc mất nhưng người bệnh vẫn tỉnh táo.

Đậy kín nắp lọ thức ăn có thể sinh độc tố?

Theo các chuyên gia, trong điều kiện môi trường không có oxy như đồ hộp đóng kín, hút chân không, Clostridium botulinum sẽ tái hoạt, phát triển, tạo nên chất độc nguy hiểm.

Day kin nap lo thuc an co the sinh doc to?

Trong các siêu thị, cửa hàng hay gia đình có thể dễ dàng bắt gặp những gói thực phẩm hay hộp đựng được đóng kín. Ảnh: Ristapackaging.

Hút chân không thực phẩm hay hộp kín bảo quản thức ăn không còn xa lạ với người dân ngày nay do nó được sử dụng khá phổ biến. Trong các siêu thị, cửa hàng hay gia đình có thể dễ dàng bắt gặp những gói thực phẩm hút chân không hay hộp đựng đóng kín.

3 trẻ ở TP Thủ Đức bị nhiễm độc tố chết người sau khi ăn giò lụa

Sau khi ăn giò lụa bán dạo, gia đình 4 người đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói và tiêu chảy nhiều. Trong đó, 3 bệnh nhi được chẩn đoán ngộ độc Botulinum.

3 tre o TP Thu Duc bi nhiem doc to chet nguoi sau khi an gio lua

Sau khi dùng thuốc BAT, tình trạng các bệnh nhi ổn định. Ảnh: BVCC.

Sáng 16/5, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM) cho biết 3 bệnh nhi có tình trạng mệt mỏi, buồn nôn và tiêu chảy lúc nhập viện. Cả 3 trẻ là anh em ruột, gồm N.V.H. (14 tuổi), N.V.Đ. (13 tuổi) và N.T.X. (10 tuổi), sống ở TP Thủ Đức.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.